“Học”「学」là một chữ giản thể đã bị biến dị, chữ chính thể nên là 「學」. Sau khi chữ “học” bị biến đổi lược giản đi, thì hàm nghĩa trọng yếu và cốt lõi nhất của nó cũng đã đồng thời bị mất rồi, đây có thể là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự bại hoại và biến dị của “học giới” (giới học thuật) và “học giả” (người học) hiện nay. Vậy nên chúng ta quay về truyền thống, tìm lại chân nghĩa đã mất, giúp các học giả bài trừ những tà kiến và màn sương mù dày đặc, tìm ra tri thức chân chính.
I. Sự biến đổi hình dạng của chữ “Học”
Hình dạng trên văn tự giáp cốt là 「 」; sau đó hình dạng chữ kim văn (loại chữ được khắc lên chuông và đỉnh vào thời Thương Chu, còn gọi là chung văn đỉnh) là 「」; chữ Hán lệ thư là 「 」, chữ chính thể là「學」. Có thể thấy bắt đầu từ chữ kim văn, hình dạng của chữ học về cơ bản đã được cố định lại. Chữ 「学」giản thể đã lược bỏ đi nửa phần trên 「」rồi thay thế bằng「⺍」.
II. Cảm ngộ hàm nghĩa của chữ [học]
- Thiên truyền chi đạo (Đạo mà trời truyền)
Nhìn từ văn tự giáp cốt 「 」của chữ học, ta thấy nửa phần trên là hai bàn tay đưa xuống ôm lấy 爻. Trong văn tự cổ, 「」chính là hai tay trái phải; còn phần đang được hai tay ôm lấy kia là vạch Bát Quái「」gọi là hào(đọc âm yáo). Hào (爻) là gì? Chính là ký hiệu cơ bản cấu thành một quẻ trong Kinh Dịch. Một vạch「—」là hào dương、hai vạch「- -」là hào âm;các hào (爻) tổ hợp thành hình dáng của quẻ, người ta dùng quẻ để phản ánh qui luật của vũ trụ, chính là thiên đạo. Còn đôi bàn tay cũng rất có ý nghĩa, trong văn tự cổ, đôi tay này không biểu thị minh xác là tay ai, nhưng nhìn từ hình dáng chữ thì hai bàn tay này thể hiện tư thế đưa từ trên xuống dưới, ở đây có thể mang theo hai tầng nghĩa: Một là đạo trời được nắm vững trong hai lòng bàn tay; hai là đạo trời được hai bàn tay mang từ trên xuống. Mang xuống tới đâu? Mang xuống trao cho ai? Đương nhiên chính là nửa phần dưới của chữ học 「學」, điểm này chúng ta sẽ nói rõ ở phần sau.
Vậy chúng ta có thể sẽ nảy sinh hai thắc mắc: Một là người như thế nào mới có thể đặt đạo trời vào hai lòng bàn tay đây? Đương nhiên là người có thể nắm trọn quy luật của vũ trụ và thiên đạo, phương Tây gọi là Thượng Đế hay Thần, phương Đông gọi là Giác giả (Chữ “giác” chính thể là 「覺」có nửa trên giống nửa trên của chữ “học” 「學」 , đây có phải là trùng hợp không?), chân nhân, v.v…, khẳng định không phải là một người bình dân thông thường, người thường không có được bản sự này; Hai là có phải hào 「爻」chính là thiên đạo, là quy luật của vũ trụ hay không? Đương nhiên không phải, hào [爻] chỉ là một loại ký hiệu, nó cũng giống như toàn bộ văn tự mà chúng ta học, được dùng để biểu thị và nói rõ thiên đạo, là tải thể của thiên đạo, cổ ngữ nói “văn dĩ tải đạo”, vậy nên hào [爻] cũng là dùng để tải đạo. Nói tóm lại, nửa trên của chữ học có nghĩa là giác giả dùng chữ viết làm hình thức ký hiệu mà truyền thiên đạo cho con người, đây chính là nội dung mà con người nên “học”, đây cũng là phần then chốt và trọng tâm nhất của chữ “học”. Nếu như nửa trên của chữ “học” 「學」bị biến dị thành 「⺍」vốn không có ý nghĩa gì, vậy thì đâu còn thiên đạo? Cũng đâu còn giác giả truyền thiên đạo cho con người nữa? Do đó, chữ giản thể sau khi bị biến dị đã đoạn đứt đi liên hệ giữa con người với thiên đạo và giác giả; khoảng cách giữa “học giả” và “thất đạo”, “ly kinh phản đạo” (rời xa kinh sách phản lại đạo lý) đã không còn xa nữa.
- Không gian mê và con người bị phong bế
Phần giữa chữ học là 「 」sau này bị biến dị thành cái nắp 「冖」(đọc âm “mì”, ý nghĩa là che phủ), trông hình dạng rất giống mặt hông của căn nhà. Cái nắp đậy lên một chữ “tử”「子」, nghĩa là người. Cái nắp nằm ở giữa này chính là một loại gián cách, đem con người thế gian cách khai ra khỏi giác giả và thiên đạo. Vậy nên có thể suy ra rằng con người muốn đắc được thiên đạo là không hề dễ dàng, bắt buộc phải chọc thủng được tầng gián cách này. Nếu không, thậm chí cả khi giác giả hai tay bưng thiên đạo đến trao cho con người, con người cũng sẽ không nhận ra như vậy thôi.
Nhìn từ phần giữa chữ “học”「學」, chính là một người bị khóa bên trong căn phòng, khóa trong phòng để làm gì? Theo cánh nói thông thường chính là ngồi ở trong phòng để học, ví như thời Hạ Thương Chu cũng có hiệu, tường, tự, (các loại trường) v.v…cho quan lại địa phương học, chính là học tại một địa điểm cố định. Tuy nhiên tác giả lại có cách nhìn khác. Cổ nhân Trung Quốc giảng “Đọc vạn cuốn sách chẳng bằng đi vạn dặm đường”, cổ nhân truy cầu “học” , phần nhiều là dùng hình thức “du”, đặc biệt là vào thời nhà Tần, người học rất coi trọng chữ “du”. Ví như “Du ư thánh nhân chi môn giả nan vi ngôn” (Mạnh Tử – Tận Tâm Thượng), hay “Tích hữu côn tam đệ nhân, du tề lỗ chi gian” (Mạnh Tử – Thuyết Phù) v.v… “Du” ở đây hoàn toàn mang ý đi xa cầu học, cổ nhân trước kia cầu học vấn, rất hiếm khi hạn chế tại một nơi cố định. Cá nhân lý giải, có thể là do ảnh hưởng từ vân du tu luyện của Đạo gia, người cầu học dùng nhiều đến hình thức “du” để tìm thầy, tìm đạo, ma luyện tâm tính bản thân, mở rộng tầm mắt, gia tăng và kiểm nghiệm học thức của chính mình.
Đồng thời nhận thức của cổ nhân Trung Quốc về thiên địa cũng rất có ý nghĩa, cho rằng “Trời tròn như chiếc lọng lớn, Đất vuông như cái bàn cờ”, “Trời tròn như chiếc nón lá”, “Trời như chiếc lều, bao trùm lên đồng nội mênh mông”, v.v…, “cái lọng” hay “cái nón lá” rất giống với「 」. Vậy thì phần「冖」 của chữ “học”「學」phải chăng cũng bao hàm nghĩa “thiên hạ”? Toàn bộ thiên hạ đều bị che phủ, thực ra chính là bị khóa lại, bị phong kín, bị giới hạn lại rồi. Con người ở phía dưới bị「冖」phong bế, không nhìn được chân tướng bên ngoài. Vậy nên bản thân phần 「冖」của chữ “học”「學」 vốn có nghĩa bề mặt là căn phòng, còn có hàm nghĩa ở tầng sâu hơn là chỉ không gian bị phong bế. Bất kể ở trong phòng hay đi ra không gian rộng lớn bên ngoài, cho dù di chuyển bao xa, tốn bao nhiêu thời gian thì con người cũng đều đang bị phong bế, giống như bị một lớp sương mù bao quanh thân thể vậy. Vậy nên, con người mới cần học được thiên đạo, đây cũng là nguyên nhân vì sao giác giả phải tự tay đem thiên đạo truyền cấp cho con người.
Chữ “tử” 「子」cũng rất có ý nghĩa, nó nằm chính giữa chữ học, dùng để chỉ người cầu học vấn, nhưng tại sao phải dùng chữ “tử”「子」để biểu thị người cầu học vấn mà không dùng các chữ khác như “phu”, “phụ”, “nhân”,v.v…? Trung Quốc thời cổ đại, danh xưng dùng để chỉ những người có học vấn dường như trái ngược với phương Tây, phương tây thường tôn những người này là “cha – phụ” 「父」, ví như “cha đẻ của bi kịch”, “cha đẻ của lịch sử”, “cha đẻ của hội họa Pháp”,… mà Trung Quốc cổ đại lại gọi những người này là “con – tử” 「子」, như “Lão tử”, “Khổng tử”, “Trang Tử”, “Liệt Tử”, v.v… Đương nhiên có thể bao hàm nhiều góc độ ý nghĩa khác nhau, theo chỗ ngộ của cá nhân tác giả, đây cũng có thể mang một tầng ý nghĩa này, chính là “thế nhân là con của trời”. Trong “Mạnh Tử – Vạn Chương Thượng” có giảng: “Trời sinh ra dân này, khiến cho người biết trước giác ngộ kẻ biết sau, khiến cho người giác ngộ trước bảo cho kẻ giác ngộ sau”. Từ một câu nói này, chúng ta có thể thấy được cổ nhân Trung Quốc coi con người như “thiên dân” (con dân của trời), nguồn gốc chân chính của con người là sinh ra (được sáng tạo ra) từ thiên thượng , không phải là cha mẹ sinh ra như khái niệm thông thường, bởi vì cha mẹ cũng chỉ là người thường. Câu nói này của Mạnh Tử còn đề cập đến “trời đã sinh ra (sáng tạo ra) con người”, còn an bài để những người đã giác ngộ trước đi thức tỉnh những người còn đang ngủ trong mê. Thức tỉnh bằng cách nào? Đương nhiên là hướng đến những người này mà truyền thiên đạo. Vậy dưới con mắt của giác giả và thiên đạo, tất cả những người cầu học, không kể tuổi tác lớn nhỏ, địa vị cao thấp, đương nhiên đều là “con – tử” 「子」rồi. (Đương nhiên chữ “tử” cũng có thể lý giải như một loại thái độ khiêm nhường trong học tập, một loại tâm thái thuần khiết như đứa trẻ sơ sinh, một loại trạng thái phát triển hướng lên trên đầy sinh khí.)
- Trước tiên có giác giả và thiên đạo, lại có không gian mê, cuối cùng mới có con người
Nhìn hình dạng của chữ học ta thấy, từ hai tay đang đưa ra của giác giả cho đến chữ “hào” biểu thị cho thiên đạo đều nằm trên hoặc nằm ngoài cái nắp, mà chữ “tử” biểu thị cho người học lại nằm bên trong và bị cái nắp bao phủ, điều này nói rõ rằng giác giả và thiên đạo đều cao hơn thế gian của con người, là ở bên ngoài thế giới của con người, là không bị cái mê của thế gian con người phong bế, điều giác giả mang đến cấp cho con người là cao hơn cái lý của nhân gian.
Nhìn từ sự biến đổi trong hình dạng của chữ “học”「學」, còn một hiện tượng hết sức có ý nghĩa, văn tự giáp cốt ban sơ không có chữ “tử”「子」phía dưới, tức là không có con người, 「子」 là từ thời kỳ Thương Chu mới được đưa thêm vào. Vậy thì xuất hiện vấn đề: Nếu không có con người, ai sẽ đến học? Lại nữa, giác giả đem thiên đạo truyền cấp cho ai? Tác giả lý giải rằng, có thể quá trình biến đổi hình dạng của chữ học cũng hàm chứa một số đạo lý, đó chính là trước tiên có giác giả và thiên đạo, sau đó lại sáng tạo ra không gian nhân loại trong mê này, cuối cùng mới sản sinh ra con người, con người là sau này mới tiến vào trong không gian mê.
Lại xuất hiện một vấn đề, tại sao giác giả phải tạo ra một không gian mê để giới hạn con người? Đồng thời còn phải đích thân truyền cấp cho con người thiên đạo? Vì sao không phá bỏ không gian mê này đi để con người trực tiếp minh bạch thiên đạo, thế chẳng phải tiện hơn nhiều hay sao? Bất luận là trong tín ngưỡng phương Đông hay phương Tây, đều cùng đề cập đến một việc, đó chính là con người đang không ngừng sa đọa, từ mỹ hảo mà đi đến bại hoại, có thể con người chính là bị rơi rớt đến không gian mê này; đồng thời trong tín ngưỡng Đông, Tây phương cũng từng nhắc đến việc có rất nhiều sinh mệnh cao tầng hữu ý hạ xuống bên trong không gian nhân loại, cũng có thể là con người có sứ mệnh quan trọng cần hoàn thành trong không gian mê này!
- Cái mê đang được phá bỏ
Nhìn từ sự biến đổi trong hình dạng chữ “Học” vẫn còn một điểm có ý nghĩa nữa, đó chính là hai cạnh của cái nắp này đang thu ngắn lại, trong văn tự giáp cốt, kim văn và tiểu triện, hai cạnh của cái nắp rất dài, gần như muốn đem con người phong kín lại toàn bộ, nhưng từ hình dạng chữ lệ thư và chính thể mà nhìn thì hai cạnh của cái nắp đã ngắn lại rồi, giống như cái cửa cuốn đã được cuộn lên vậy, con người không còn bị bao bọc toàn bộ. Đây có thể là biểu thị cho việc cái mê của thế gian con người cuối cùng sẽ được phá đi một chút, sự phong bế không gian nhân loại có thể sẽ được đả khai; nhưng sẽ không đả khai toàn bộ, suy cho cùng thì cái nắp vẫn còn ở đó. Từ một phương diện khác, có thể là người cầu học học được càng nhiều thiên đạo, thì sương mù và phong bế đối với bản thân người đó sẽ càng ít.
Sau khi cảm ngộ được hàm nghĩa của chữ “học” 「學」, chúng ta lại xem xét một số chủ đề có liên quan đến chữ “học”, trong lịch sử, những chủ đề này đã được đặt định nội hàm rất thâm sâu.
III. “Học nhi thời tập chi” của Khổng Tử
Thiên mở đầu của Luận Ngữ chính là “Học Nhi”, câu đầu tiên là “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?”. Sau này, chữ “học” rất hay được dùng với chữ “tập”. Điều hàm chứa đằng sau câu nói “Học nhi thời tập chi” tuyệt không phải là phương pháp “học”, mà là sứ mệnh của việc “học”.
Sách giáo khoa của Đại Lục lý giải câu này là: “Kiến thức đã học rồi cần thường xuyên ôn tập lại, đây chẳng phải là điều vui mừng hay sao?” Ôn tập kiến thức sẽ khiến người ta cảm thấy vui mừng, giải thích như vậy có phần khiên cưỡng. Nghĩa gốc của chữ “tập” 「習」 là “chim non nếu muốn bay lên cần gắng sức đập cánh”, so với “ôn tập” chẳng có chút quan hệ nào; Trong “Tứ Thư Chương Cú Tập Chú” đề cập ý nghĩa của chữ “tập” là “Điểu số phi dã”. Trong “Thuyết Văn Giải Tự”, lý giải đối với chữ “tập” cũng là “Số phi dã”, chính là “chim non dưới đất tập bay hết lần này đến lần khác”. Kết hợp lại, “tập” 「習」 chính là sau khi học được thiên đạo của giác giả rồi, còn phải thực hiện được về mặt hành vi, và từ thực tiễn mà xuất lai, điều này rất giống với hàm nghĩa của tu luyện.
Chữ “Thời” hay được lý giải thành “thường hay” hoặc “thường xuyên”, Chu Hy giải thích là “thời thời”. Tác giả cho rằng, chữ “thời” có thể cũng mang một số hàm nghĩa: Người học xác thực nên thời thời thực hành đạo lý đã học trên hành vi thực tiễn, cho đến tận cuối cùng có thể bay lên, tuy nhiên vẫn còn một tầng hàm nghĩa khác, chính là “tùy thời mà động”, chữ “thời” trong Hán ngữ cổ mang nghĩa thuận theo một thời tiết, một mùa nào đó, như “Trang Tử – Xuân Thu” có viết: “Thu thủy thời chí, bách xuyên quán hà” chính là tùy theo nước mùa thu tại một thời điểm nhất định nào đó mà đến. Như trên, nếu người học đã học được thiên đạo mà giác giả truyền, nhờ cần mẫn tu hành mà kết cục có được thành tựu là “phi” (bay lên), đây đương nhiên là một sự kiện rất đáng vui mừng; một tầng hàm nghĩa khác là: Người học đã học được thiên đạo mà giác giả truyền, thuận theo thiên thời mà đưa thiên đạo ra phổ biến và thực hành tại thế gian con người, hoàn thành sứ mệnh của bản thân, đây còn không phải là việc đáng vui mừng hơn hay sao? Y Doãn thời nhà Thương, Khương Thượng thời nhà Chu, Tôn Tẫn thời Chiến Quốc, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, Lưu Bá Ôn thời Minh Chiêu,…trong lịch sử Trung Quốc, những cao nhân này sau khi tu hành có được thành tựu nhất định thì thuận theo thiên thời mà xuất sơn, hoàn thành việc triển hiện ra biến hóa của thiên tượng tại nhân gian, hiện tượng như vậy trong lịch sử Trung Quốc, có thể nói là hùng tráng ngoạn mục, cũng có thể nói là một dạng “học nhi thời tập chi”.
IV. “Cầu kỳ phóng tâm” của Mạnh Tử
Trong “Mạnh tử – Cáo Tử Thượng” có dẫn: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kì phóng tâm nhi dĩ hĩ.” (Cái đạo của học vấn không có gì khác, tìm cái tâm mình đã mất mà thôi). Mạnh Tử đưa ra một ví dụ: Ở nông thôn người ta phải nuôi gà, sáng sớm thả gà đi kiếm ăn, tối đến người chủ sẽ gọi về. Con người cũng giống như vậy, người ta những năm đầu đời phải ra ngoài làm việc để kiếm sống, cái tâm của con người cũng giống như gà, sẽ phóng ra rất xa, nhưng tâm người ta phóng ra xa rồi lại thường không tìm về được, cuối cùng lạc mất, trầm mê trong danh lợi và ân oán của thế gian con người. Gà đi lạc rồi, người ta phải gọi về, nhưng tâm lạc mất rồi thì sẽ không đi tìm lại, đây thực sự là một điều bi ai. Vậy nên Mạnh Tử cho rằng, con đường cầu học không có gì khác, chính là phải tìm lại cái tâm nguyên lai đã bị lạc mất.
Cái ngộ đạo của Mạnh Tử chính nằm tại đây: điểm trọng yếu của việc cầu học vấn, là cần khiến tâm của con người phản bổn quy chân.
V. “Kỳ lộ vong dương” của Đạo gia
Cũng giống với ngụ ngôn của Mạnh Tử về gà đi lạc, Liệt Tử của Đạo gia cũng giảng một truyện ngụ ngôn tương tự như thế, tuy nhiên đã tiến thêm một bước trong sự ngộ đạo: Hàng xóm của Dương Tử (một người tu đạo) có một con dê đi lạc ở ngã rẽ (chính là chỗ phân nhánh giữa đường lớn và đường nhỏ), sau đó người này gọi người thân và hàng xóm tới giúp đi tìm dê, cuối cùng vẫn tìm không thấy. Dương Tử hỏi người hàng xóm sao lại không tìm được dê về? Người hàng xóm nói, đường lớn có lối rẽ, lối rẽ lại có lối rẽ nữa, cuối cùng vì lối rẽ quá nhiều rồi, mọi người đều tản hết đi tôi cũng không tìm được họ nữa, cuối cùng không còn cách nào đành bỏ cuộc. Dương Tử nghe xong trở nên bi thương, ngộ được một đạo lý, gọi là “Đại lộ dĩ tiểu lộ vong dương, học giả dĩ đa phương táng sinh” (Liệt Tử – Thuyết Phù Thiên), nghĩa là “Bởi vì trên đường lớn có quá nhiều ngã rẽ mà lạc mất dê, cũng bởi vì người học có quá nhiều phương pháp (hoặc pháp môn) mà sẽ mê mất bản tính.” Trong Hán ngữ cổ, chữ “sinh” cũng là chữ “tính”, là chỉ bản tính của con người. Điều này đã nói rõ, học đạo nhất định phải học đại đạo, nhất thiết không được học thế gian tiểu đạo, cũng không được học loạn tạp, nếu không cuối cùng sẽ lạc đường.