Sau khi thực hiện một loạt các thí nghiệm khoa học, cuối cùng khi nhìn qua kính hiển vi điện tử, hạt Xá Lợi xuất hiện 5 bức tượng Phật. Đây là phát hiện khiến Tiến sĩ Cao Bân kinh ngạc, không ngừng cảm thán: “Quả thật là quá thần kỳ! Quả thật là quá thần kỳ mà!”.
Tháp Mộc ở huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc còn được gọi với cái tên khác là tháp Thích Ca chùa Phật Cung. Bên trong 5 tầng của tháp đều có tượng Phật. Táp Mộc cùng với tháp nghiêng Pisa của Ý, tháp Eiffel của thủ đô Pari nước Pháp, được gọi là “tam đại kỳ tháp thế giới”
Đức Phật Thích Ca sau khi nhập diệt đã từ bi lưu lại hạt Xá Lợi, để người đời sau cúng dường. Có lẽ mọi người đều sẽ nghĩ rằng, hạt Xá Lợi rốt cuộc là được cấu thành từ vật chất gì đây?
Chúng tôi dưới sự giúp đỡ của tiến sĩ Cao Bân, thành viên của Viện đá quý AGS Antwerp có chi nhánh ở Hồng Kông, đã tiến hành các loại kiểm tra đối với hạt Xá Lợi sinh ra từ răng Phật ở huyện Ứng.
Tiến sĩ Cao sau khi dùng nước làm ướt hạt Xá Lợi, đã dùng bút máy khắc vẽ lên đó, nhưng hạt Xá Lợi này lại không hề để lại dấu tích gì. Tiến sĩ Cao lại dùng cây bút chì chấm mực vẽ đường nét lên hạt Xá Lợi, rồi quan sát dưới kính lúp, nhìn thấy nét vẽ hiển ra những đốm hình tròn nhỏ li ti. Ngay sau đó, tiến sĩ Cao lại dùng máy đo hệ số dẫn nhiệt tiến hành kiểm tra hạt Xá Lợi, kết quả hệ số dẫn nhiệt hiển thị là 1.000~2.600W/(m.K). Tiến sĩ Cao còn dùng máy đo áp suất điện tử để tiến hành trắc nghiệm áp lực 2000T đối với hạt Xá Lợi, kết quả dưới áp lực 2.000T, hạt Xá Lợi vẫn hoàn hảo như ban đầu.
Kết quả thí nghiệm bước đầu khiến cho tiến sĩ Cao vô cùng hưng phấn, điều đó nói rõ rằng hạt Xá Lợi răng Phật quả thật là thể kim cương.
Tiến sĩ Cao Bân nói: “Hàm lượng cacbon vô cơ trong thành phần hóa học của kim cương là 99,98 %, là vật chất duy nhất do chỉ một nguyên tố tổ hợp thành trong các loại khoáng vật của giới tự nhiên”.
Tiến sĩ Cao Bân còn giới thiệu cho chúng tôi rằng, tinh thể tồn tại trong giới tự nhiên và tinh thể nhân tạo có cả nghìn vạn loại. Các loại đá quý được kết tinh ở các hệ tinh thể khác nhau, điều đó làm cho ta sơ bộ phân biệt được khoáng vật này với khoáng vật khác. Các hệ tinh thể bao gồm: lập phương, sáu phương, bốn phương, ba phương, trực thoi, một nghiêng và tinh hệ ba nghiêng. Tinh thể ba nghiêng chính là thạch anh, hệ tinh thể trực thoi chính là kim cương, hệ tinh thể sáu phương chính là thiên thạch kim cương.
Thông qua kiểm tra sơ bộ, tiến sĩ Cao Bân nói với chúng tôi rằng: “Mỗi một hạt Xá Lợi này đều là bảo vật vô giá cả!”. Ông từng thấy vật này ở nước Mỹ. Bên trong viện bảo tàng Washington có để một viên đá kim cương thuộc hệ tinh thể sáu phương to cỡ 1mm, nó được bao quanh bởi một cái lồng kính. Tiến sĩ Cao cảm thấy những hạt Xá Lợi này có chút giống với viên kim cương này. Hơn nữa kết quả bước đầu của thí nghiệm bằng máy đo hệ số dẫn nhiệt cũng đã chứng thực nhận định của ông.
Những hạt Xá Lợi mà tiến sĩ Cao Bân nói đến này là thiên thạch kim cương hệ tinh thể sáu phương, vậy nó là vật gì vậy? Tên tiếng Anh của nó được dịch thẳng là “Lonsdale”. Nói là 200 năm trước, Lonsdale – nhà địa chất học của Mỹ, lúc đó ông đang nghiên cứu một hạt vật chất nhỏ bé nằm ở bên trong thiên thạch cỡ như quá bóng bàn từ bầu trời rơi xuống bang Arizona, nước Mỹ. Bên trong thiên thạch nhỏ này đã phát hiện tổ hợp kỳ lạ của nguyên tử cacbon.
Như chúng ta đã biết, một ví dụ về cùng nguyên tố nhưng khác thù hình, đá kim cương vô cùng cứng chắc, than chỉ lại vô cùng mềm dẻo, nhưng chúng đều là cùng một loại nguyên tố cacbon tổ hợp thành; và vấn đề chính là ở chỗ trình tự sắp xếp hệ tinh thể của nó không giống nhau.
Như vậy kim cương trong giới tự nhiên mà chúng ta nhìn thấy thì sự sắp xếp của nguyên tử cacbon (C) của nó là hệ tinh thể trực thoi. Nhưng mà, bên trong hạt nhỏ của thiên thạch mà ông Lonsdale phát hiện được này, sắp xếp của nó là một hệ tinh thể trực thoi sáu phương, vậy nên nó khác với kim cương trên trái đất.
Vì vậy, Lonsdale đã đặt định nghĩa cho nó là thiên thạch kim cương hệ tinh thể sáu phương. Xá Lợi Phật mà tiến sĩ Cao tiến hành kiểm tra thí nghiệm lại giống với thiên thạch kim cương hệ tinh thể sáu phương; sự quý báu của nó không hề thua kém ngọc bích Biện Hòa trong truyền thuyết.
Tiến sĩ Cao Bân ngay sau đó nói với chúng tôi, chỉ dựa vào những phương pháp trên mà xác định hạt Xá Lợi trong răng Phật ở huyện Ứng chính là thiên thạch kim cương vẫn còn là chuyện quá sớm; cần phải làm thí nghiệm thêm một bước nữa.
Hình ảnh sau khi dùng photoshop làm tối thêm. (Ảnh: Internet)
Trải qua điều chỉnh màu, 5 tượng Phật trong tư thế ngồi thiền càng thấy rõ ràng hơn nữa. Hơn nữa, có thể nhìn thấy một tượng Phật lớn nằm ở chính giữa, bốn tượng Phật kia giống như là hộ Pháp vây quanh Phật lớn ở chính giữa vậy; hình ảnh vô cùng rõ ràng, cũng rất chân thật.
Tiến sĩ Cao Bân lại đặt hạt Xá Lợi dưới kính hiển vi điện tử tiến hành quan sát kỹ lưỡng, từ những hoa văn tự nhiên, nhìn không ra có tồn tại bất kỳ vết tích nhân tạo nào. Tiến sĩ Cao quyết định dùng tia hồng ngoại để kiểm tra thêm một chút nữa, xem nó rốt cuộc có vết tích nhân tạo hay không. Kết quả đo bằng tia hồng ngoại là không phát hiện thấy cacbon hữu cơ, cũng chính là không có vật chất hữu cơ. Vậy thì rõ ràng nó không phải là vật giống như quả cầu nhỏ mà người xưa dùng nhựa cao su kết dính một số vật chất nào đó hợp thành một khối.
Kết quả của những thí nghiệm trên đây, ngay cả tiến sĩ Cao cũng cảm thấy giật mình kinh ngạc, bởi vì trước đó, ông vẫn còn chưa từng nhìn thấy hạt Xá Lợi thiên thạch kim cương hệ tinh thể sáu phương nhiều như vậy. Ông cảm thấy vẫn còn cần phải dùng kính hiển vi điện tử thăm dò một chút xem thành phần bên trong hạt Xá Lợi là do nguyên tố gì tổ hợp thành, kết cấu tổ thành của các loại vật chất bên trong ra sao.
Sau khi dùng kính hiển vi điện tử quét, tiến sĩ Cao phát hiện những quả cầu nhỏ lớn như hạt gạo này là do bốn loại nguyên tố tổ hợp thành: 0,03% là lưu huỳnh (S), kẽm (Zn) , silic (Si), stronti (Sr); 98,07 % là cacbon (C), hoàn toàn phù hợp với thành phần nguyên tố bên trong của kim cương.
Tiến sĩ Cao nói, những nguyên tố này đều trắc định ra được rồi, cacbon (C) là thành phần chủ yếu, nhưng rốt cuộc là cacbon vô cơ hay là cacbon hữu cơ vẫn còn chưa thể xác định được.
Tiến sĩ Cao nói với chúng tôi, nếu như kim cương gặp phải tia điện tử, bản thân nó sẽ lấp lánh phát sáng tựa như ánh đèn. Vậy nên, có những lúc những hạt Xá Lợi chính là có thể tự động phát sáng.
Vì để tìm hiểu thêm một bước về đặc tính vật lý, hóa học của những hạt Xá Lợi này có khớp với thiên thạch kim cương hay không, tiến sĩ Cao quyết định dùng máy đo nhiễu xạ tia X tiến hành phân tích thêm một bước nữa. Nếu như giống với thiên thạch kim cương, thì những hạt Xá Lợi này hiển nhiên sẽ là cacbon vô cơ. Những hạt Xá Lợi này phải có 6 tuyến nhiễu xạ, hơn nữa 6 tuyến nhiễu xạ này cần phải không sai biệt chút nào với tia nhiễu xạ được miêu tả trong nghiên cứu của Lonsdale, như vậy mới có thể chứng minh hạt Xá Lợi răng Phật này giống với thiên thạch kim cương.
Tiến sĩ Cao Bân đem một số hạt Xá Lợi này chuyển động qua lại 80 độ trái phải ở bên dưới máy đo nhiễu xạ tia X để tiến hành kiểm tra, toàn bộ là dãy số tinh thể của cacbon vô cơ, 6 tuyến nhiễu xạ có thể thấy được hết sức rõ ràng. Cuối cùng ông ấy nói với chúng tôi một cách chắc chắn rằng, những hạt Xá Lợi này hoàn toàn là thiên thạch kim cương được miêu tả trong nghiên cứu của Lonsdale.
Tiến sĩ Cao tỏ vẻ kinh ngạc: “Quả thật là quá thần kỳ! Quả thật là quá thần kỳ mà!”. Ông ấy cười, nói cho chúng tôi biết, huyện Ứng của các bạn là vùng giàu có nhất thiên hạ, bởi vì những hạt ngọc to như hạt gạo này, mỗi một viên đều là giá trị trường tồn, không thể dùng tiền mà đo lường được. Nếu như tính bằng tiền, những hạt ngọc này mỗi viên đều phải trên 25 triệu đô-la Mỹ.
Trong giới tự nhiên, có rất nhiều chỗ mê mà chúng ta còn chưa nhận thức đến được và tìm chưa tìm ra được lời giải. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là đấng cảm ngộ được chân lý vũ trụ, Ngài đã dùng sức mạnh của nội lực và trí huệ tự mình nhận thức vũ trụ cũng như tinh hoa của vũ trụ. Vì vậy Ngài đã để lại một phần “đá quý linh hồn” – hạt Xá Lợi vô cùng quý giá cho người đời sau.
Tiểu Thiện, dịch từ ntdtv.com