Niềm hy vọng, sự sợ hãi, đức hạnh, tội lỗi… thậm chí cả DNA cũng chính là một trong những yếu tố dùng để giải thích ý nghĩa chiếc thang mà những thiên thần của Chúa dùng để lên trời và xuống mặt đất.

Chiếc thang Jacob là thuật ngữ phổ biến đặc biệt ở phương Tây được sử dụng để miêu tả chiếc thang nối giữa Đất và Trời. Sâu xa hơn, chiếc thang này còn đại diện cho một biểu tượng cổ xưa có nguồn gốc không rõ ràng xuất hiện trong các nền văn hóa, từ Scandinavia đến Trung Quốc và ít nhất là từ những nền văn minh của Mesopotamia. Ngày nay, một vài người cho rằng biểu tượng chiếc thang còn phản ánh những nhận thức cổ xưa về cấu trúc chuỗi xoắn kép DNA.

Câu chuyện về chiếc thang của Jacob

Sự kết nối giữa biểu tượng của một chiếc thang và những nhận thức cổ xưa về DNA rất có thể không đúng. Tuy nhiên, chiếc thang của Jacob đưa ra những cái nhìn độc đáo trong hình dung của con người về một biểu tượng có khả năng thể hiện cảm xúc và hy vọng.

Người ta cho rằng những hình ảnh liên quan đến biểu tượng bậc thang “tất cả đều bắt nguồn từ một nguồn biểu tượng chung… Nguồn gốc của biểu tượng này đã mất đi trong các nghi thức của Pagan, trong khi biểu tượng này vẫn còn được lưu lại, có lẽ không thể xác định”, (Dafoe, 2007).

Cụm từ “chiếc thang của Jacob” kể về giấc mơ của vị tộc trưởng Abrahamic Jacob, trong mơ ông thấy những thiên thân đã sử dụng một cái thang để di chuyển giữa hai cõi. Jacob “đã mơ ước có một cái thang [trong tiếng Hebrew cũng có thể hiểu là cầu thang hoặc đoạn đường nối] được dựng trên mặt đất và đỉnh của chiếc thang chạm tới trời. Các thiên thần của Chúa đã lên và xuống nhờ chiếc thang này” (Sáng Thế Kí 28:12). Giấc mơ tiếp tục với cảnh Chúa đứng cạnh Jacob và hứa rằng Ngài sẽ trở lại để thực hiện tất cả những gì đã hứa với chàng. Jacob tỉnh dậy với một niềm tin yêu mãnh liệt vào Thiên Chúa.

Hầu hết những giải thích đồng ý rằng, giấc mơ của Jacob được xem như dấu hiệu sự đồng ý của Chúa đối với người Do Thái. Tuy nhiên, chính bản thân chiếc thang đã nắm bắt được trí tưởng tượng của công chúng. Kể từ đây, phép ẩn dụ về chiếc thang được sử dụng Thần học Do Thái – Kito giáo – Đạo Hồi để giải thích hành trình của một linh hồn sau khi chết.

Một số học giả Do Thái Giáo tin rằng nơi mà Jacob ngủ là nơi đặt đền thờ Jerusalem và chiếc thang đại diện đại diện cho lời cầu nguyện và hy sinh củng cố mối liên hệ giữa Thiên Chúa và Israel. Học giả nổi tiếng Philo của Alexandria (khoảng năm 50) đã đưa ra nhiều lý thuyết về ý nghĩa của chiếc thang, bao gồm những thăng trầm của cuộc sống (gồm cả đức hạnh và tội lỗi).

Đối với Kito hữu, bậc thang đại diện cho chúa Giesu, sự liên kết giữa đất và trời. Đối với người Hồi giáo, bậc thang đại diện cho “con đường thẳng” – bản chất của Hồi giáo.

Chiếc thang của Jacob không phải là chiếc thang đầu tiên xuất hiện. Biểu tượng chiếc thang sớm nhất được biết đến rõ ràng xuất phát từ huyền thoại  của người Babylon kể về cuộc xâm lăng của Ishtar tiến vào vùng Underwworld bằng cách đi qua 7 chiếc cổng. Những chiếc thang không phải bao giờ xuất hiện với hình dáng là chiếc thang, đôi khi đây còn là cách nói ẩn dụ, nó cũng có thể là từng bước đi, từng cái cổng hay trình độ, tất cả đều biểu hiện sự thay đổi của trạng thái và khoảng cách.

Sự tương đồng ngẫu nhiên giữa chiếc thang lên Trời trong Thánh Kinh và chuỗi xoắn kép DNA - ảnh 2Không giống như chiếc thang của Jacob, Inanna/Ishtar phải vượt qua 7 chiếc cổng. (Ảnh: Viện phương Đông, Đại học Chicago)

Bảy là một số thường được sử dụng cho biết mức độ của bậc thang. Ngoài chiếc thang của Jacob đã từng có rất nhiều huyền thoại viết về những chiếc thang, nổi tiếng nhất là trong “những bí ẩn của vị Thần Mithras xứ Ba Tư” từng đề cập đến sự trỗi dậy của các linh hồn muốn hoàn thiện. “Ứng viên bước lên bậc thang 7 vòng và cũng đi qua 7 hang động tượng trưng cho 7 kim loại và Mặt trời, Mặt trăng và 5 hành tinh khác”, (Dafoe 2007).

Trong các bí ẩn Brahmin cổ đại, những người tham gia cuộc hành trình phải đi qua 7 thế giới, đầu tiên là thế giới vật chất của Trái đất và thứ bảy là hành tinh của sự thật. Trong các tín ngưỡng phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na, năng lượng cuộc sống có thể thăng lên thông qua 7 chakras.

Hi vọng, nỗi sợ hãi, tiến bộ… và có lẽ là DNA? Làm sáng tỏ ý nghĩa thực sự của chiếc thang của Jacob.

Sự tương đồng ngẫu nhiên giữa chiếc thang lên Trời trong Thánh Kinh và chuỗi xoắn kép DNA - ảnh 3Trong bức tranh, chiếc thang của Jacob chính là chiếc cầu vồng. (Tranh của họa sĩ Henri Piazza et Cie, năm 1905)

Sự thăng lên không phải lúc nào cũng được miêu tả bằng một cái thang như của Jacob. Theo Hindu, Phật giáo, Giai-na, năng lượng cuộc snghĩ rằng chiếc thang là một biểu tượng cho sự tiến bộ, lên cao, đạt được trong nhiều huyền bí, đức tin và tôn giáo. Đôi khi chiếc thang là những bước đi, hay có thể là chiếc thang, thỉnh thoảng là một chuỗi các cổng, hay hiện đại hơn có thể là cấp độ; những ý tưởng từ tối đến sáng, từ sự thiếu hiểu biết đến tri thức và từ vật chất đến tinh thần trong bất kỳ dạng nào đều giống với hình thức của biểu tượng”.

Những chiếc bậc thang cổ đại liệu có giống như DNA của Jacob

Sự tương đồng ngẫu nhiên giữa chiếc thang lên Trời trong Thánh Kinh và chuỗi xoắn kép DNA - ảnh 4“Giấc mơ của Jacob” vẽ bởi họa sĩ William Blake, năm 1805 (trái) và chuỗi xoăn kép DNA (phải).

Gần đây, một vài người nhận ra sự tương đồng giữa hình dáng chiếc thang lên trời và chuỗi xoắn kép DNA. Có một mẫu lập luận như sau: “Những bậc thang của DNA chứa trí tuệ của Thiên Chúa, thông qua dòng năng lượng hóa học của những kí ức trong quá khứ qua những cơ quan trong cơ thể chúng ta như bộ não tới sừng Ammon của chúng ta, tiếp cận với Gnosis được mã hóa bên trong thang DNA (Moe, 2013)”.

Lý thuyết này khá hấp dẫn nhưng cũng có thể không đúng. Khoa học chứng minh rằng chuỗi xoắn kép DNA được hình thành bởi các cặp nucleotide, được phát hiện vào năm 1953. Cũng có thể chỉ ngẫu nhiên mà DNA có hình dáng giống như một chiếc thang.

Theo Tinh hoa