Thuyết tiến hóa của Darwin đã bị tất cả các thành phần của xã hội và thậm chí là cả giới chính trị phản đối. Trong quá trình viết “Nguồn gốc các loài”, ông bị mắc căn bệnh quái lạ, con cái chết yểu. Vì vậy Darwin càng đau đớn và mất lý trí, thậm chí ông ta còn coi ngụy thuyết “Chọn lọc tự nhiên” là con của mình…

Chống lại Thần học Cơ Đốc giáo, phỉ báng Thượng Đế

Trước khi chế ra thuyết tiến hóa, Darwin đã bị thuyết phục bởi tư tưởng “Thiết kế thông minh” của William Perry. William Perry cho rằng thiết kế của vũ trụ phải có một người sáng tạo thông minh, giống như một chiếc đồng hồ tinh xảo phải đến từ một người thông minh thiết kế.

Nhưng khi Darwin đưa ra giả thuyết về sự tiến hóa, ông cho rằng: “Thuyết sáng tạo của Thượng Đế” là không thể tin được. Ông đã viết vào năm thứ ba sau khi đưa ra thuyết tiến hóa rằng: “Kinh Cựu Ước giống như Sách Thánh của người Ấn hay tôn giáo của người man rợ, đều không đáng tin. Bởi vì lịch sử thế giới được ghi lại trong đó rõ ràng là sai, kể cả tháp Babel, cầu vồng… và mô tả Thượng Đế là một bạo chúa có lòng trả thù”.

Darwin ngày càng không tin vào tội lỗi nguyên thủy. Ông không hiểu được nỗi khổ của con người. Ông tin rằng hàng triệu động vật bậc thấp phải chịu đựng trong thời gian gần như vô tận, lòng từ bi của Thượng Đế thực sự hữu hạn, vì vậy không thể tin được. Ông cho rằng tất cả đều là kết quả của lựa chọn tự nhiên.

Thuyết tiến hóa của Darwin đã bị tất cả các thành phần của xã hội thời đó và thậm chí là cả giới chính trị phản đối. Trong quá trình viết “Nguồn gốc các loài”, ông bị mắc căn bệnh quái lạ, con cái chết yểu. Vì vậy Darwin càng đau đớn và mất lý trí, ông ta coi ngụy thuyết “Chọn lọc tự nhiên” là con của mình. Nhà sinh vật học Alfred Russel Wallace mặc dù đồng ý với thuyết tiến hóa, nhưng cho rằng bộ não con người không thể tiến hóa, vì vậy Darwin đã buộc tội ông ta: “Tôi hy vọng ông chưa hoàn toàn giết chết đứa con của ông và tôi (Chọn lọc tự nhiên)”.

Trong những năm cuối đời, Darwin liên tục bị người ta đặt câu hỏi về thái độ của ông đối với tôn giáo, và tranh luận với ông. Cuối cùng ông phải nói: “Đây là một vấn đề lớn vượt ra ngoài trí tuệ của con người”. Ông phân loại tín ngưỡng của mình là “thuyết bất khả tri”.

- Hình: Biếm họa năm 1870 phản ánh sự phản đối của Cơ Đốc giáo đối với ý tưởng rằng con người và vượn có tổ tiên chung.
Hình: Biếm họa năm 1870 phản ánh sự phản đối của Cơ Đốc giáo đối với ý tưởng rằng con người và vượn có tổ tiên chung.

 

Con trai con gái chết yểu vì bệnh

Darwin kết hôn với chị họ Emma vào tháng 1 năm 1839. Sau khi kết hôn, họ có sáu người con trai, bốn cô con gái, tổng cộng mười người con. Đáng buồn thay, không ai trong số những đứa trẻ này ở trong tình trạng tốt.

Con trai cả William, con trai thứ tư Leonard, và con gái thứ ba Henrietta, đều vô sinh. Người con trai thứ hai George bị bệnh thần kinh. Người con trai thứ ba Francis bị trầm cảm, và con trai thứ năm Raylers luôn bị bệnh tật và cần sự chăm sóc của mẹ. Cô con gái thứ tư Elisabeth cả đời không kết hôn. Cô con gái lớn Annie sinh năm 1841 và chết vì bệnh ban đỏ ở tuổi lên 10. Cô con gái thứ hai Mary chết ngay sau khi sinh năm 1842. Người con trai thứ sáu Charlie sinh năm 1856 và mất năm 2 tuổi.

Vợ của Darwin – Emma, là một tín đồ Cơ Đốc sùng đạo. Bà ấy đã thuyết phục Darwin nhiều lần để sửa đổi “Nguồn gốc các loài”. Bà nhận thức được sự nguy hiểm của thuyết tiến hóa. Bà tin rằng: “Nếu mọi người mất tín ngưỡng vào Thượng Đế, họ sẽ mất đi tất cả hy vọng”. Bà cũng khuyên Darwin quay trở lại với tín ngưỡng đối với Thượng Đế, nhưng Darwin hoặc đối phó hoặc từ chối.

Khi con cái nhiều lần bị chết yểu, Emma biết rằng đó là quả báo do thuyết tiến hóa mà Darwin bịa ra, vì vậy bà vô cùng đau đớn. Trong những năm cuối đời, Darwin đã nghiên cứu về di truyền phấn hoa và kết luận rằng cái chết của những đứa con của ông là kết quả của một cuộc hôn nhân gần gũi. Kết luận này là rất miễn cưỡng. Hôn nhân giữa những người họ hàng gần gũi rất phổ biến ở châu Âu vào thời điểm đó. Điều này không giải thích được trường hợp xảy ra với Darwin. Căn bệnh kỳ lạ của Darwin thậm chí còn kỳ quái hơn.

Hình: Vợ của Darwin, Emma
Hình: Vợ của Darwin, Emma.

Trong năm thứ ba sau khi viết “Nguồn gốc các loài”, Darwin mắc một căn bệnh kỳ quái, thường buồn nôn, nôn ọe, lo lắng và sợ hãi, đau đầu với chứng mất ngủ vào ban đêm, kèm theo đau dạ dày, loét miệng… Ông thường chỉ làm việc hai, ba giờ mỗi ngày, và “chưa bao giờ sống một cuộc sống khỏe mạnh như những người bình thường”.

Giữa những nỗi đau này, ông bất lực, và thậm chí đã dự báo cái chết nhiều lần. Thật kỳ lạ, khi bác sĩ đến, tất cả các triệu chứng đã biến mất. Bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây ra nó. Cha của Darwin là một bác sĩ nổi tiếng. Ông hoàn toàn không biết cách nào điều trị bệnh cho con trai mình. Trong hơn 40 năm, Darwin đã mời hơn 20 bác sĩ nổi tiếng, tất cả đều không tìm ra căn bệnh quái lạ của ông.

Cuối cùng, mọi người chỉ có thể quy thành chứng bệnh tinh thần bất an. Một số bác sĩ suy đoán rằng ông đã bị cắn bởi một loại sinh vật hoang dã trong thời gian đi tàu khảo sát. Nhưng sau đó các bác sĩ đó cũng đã phủ nhận nó, bởi vì tình huống này không có khả năng gây ra bệnh tâm thần hàng thập kỷ, và tại sao các thuyền viên khác không có cùng triệu chứng?

Darwin thường ngâm mình trong nước lạnh hoặc trong một chiếc chăn lạnh và ẩm ướt trong một thời gian dài để làm giảm nỗi sợ hãi bên trong khi bị bệnh. Đôi khi ông sử dụng một phương pháp bạo hành bản thân để đạt được kết quả: lấy dây đồng hoặc dây kẽm ngâm giấm rồi quấn lên thân thể để giảm nỗi thống khổ tinh thần.

Nhưng tất cả các phương tiện và phương pháp y tế đều không có tác dụng. Các triệu chứng của Darwin tương tự như các triệu chứng được viết trong sách truyền thống của phương Đông cổ đại: Khi có người làm điều xấu, họ sẽ chiêu mời những nguồn năng lượng xấu hay ác tính, các phương pháp y học thông thường không thể động chạm đến chúng được. Một ngày nọ vào năm 1882, Darwin lại cảm thấy tim đập thình thịch, và cái chết đang đến, và lần này, Thần Chết thực sự đã đến.

Hình: Darwin được chụp vào năm 1871 ở tuổi 62.
Hình: Darwin được chụp vào năm 1871 ở tuổi 62.

Năm 1912, Tôn Trung Sơn đã chỉ ra: “Trước thế kỷ 20, các nước châu Âu đã phát minh ra một học thuyết mới về sinh tồn và cạnh tranh… Học thuyết này được áp dụng khi bắt đầu sự phát triển của nền văn minh châu Âu. Ngày nay xem xét, đó là một loại kiến thức man rợ… thực sự thành cường quyền, và tiêu diệt lương tri”.

Vào cuối thế kỷ 19 và trong suốt thế kỷ 20, thuyết tiến hóa giống như một bóng ma, đã nhanh chóng tràn khắp các giới khoa học, trí thức và giáo dục trên thế giới. Mọi người nghĩ đó là nguyên tắc và lý thuyết uy quyền về phát triển xã hội, con người và sinh vật.

Hình: Một số học giả đã bắt đầu thẩm tra lại khoa học hiện đại.
Hình: Một số học giả đã bắt đầu thẩm tra lại khoa học hiện đại.

Thuyết tiến hóa không còn tác dụng

Trong xã hội phương Tây ngày nay, thuyết tiến hóa của Darwin ngày càng bị nghi ngờ và chỉ trích. Năm 1981, một tài liệu trong triển lãm Darwin tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh đã nêu rõ: “Quan niệm tiến hóa của chọn lọc tự nhiên, nói một cách nghiêm khắc là hoàn toàn không khoa học”.

Năm 2001, khoảng 100 nhà khoa học đã ký Tuyên bố “Câu hỏi khoa học về tiến hóa của Darwin”. Cùng năm đó, Trung tâm Khoa học và Văn hóa của Trung tâm Khám phá Seattle tuyên bố rằng 500 nhà khoa học có bằng tiến sĩ đã cùng ký một tuyên bố đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa của Darwin, bao gồm các thành viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ và Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Năm 2019, vào sinh nhật lần thứ 210 của Darwin, hơn 1.000 nhà khoa học đã công khai đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa của Darwin. Mọi người thậm chí còn phản đối việc giáo dục trẻ em với những giả thuyết vô căn cứ.

Nhà báo khoa học Milton nói rằng ông là người ủng hộ tiến hóa kiên định và thu thập nhiều trường hợp để ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin. Cuối cùng, ông thất vọng, và hết lần này đến lần khác, những trường hợp đó đã phá tan ảo tưởng của ông. Dù mọi người có nói hay không, trên thực tế, câu chuyện về “vị hoàng đế trong bộ quần áo mới” rõ ràng là trần trụi như đười ươi.

Jay Gould cũng là một người ủng hộ kiên trì cho thuyết tiến hóa, nhưng ông cũng chỉ ra: “Tất cả các nhà cổ sinh vật học đều biết rằng, bằng chứng hóa thạch của các dạng chuyển tiếp dường như không có, và rất thiếu các dạng chuyển tiếp giữa các loài chính”.

Mọi người gọi lý thuyết tiến hóa là thiếu sự hỗ trợ hóa thạch của các loài chuyển tiếp và gọi đó là “một liên kết bị thiếu”. Năm 1967, nhà nhân chủng học Louis Liki đã nói rõ hơn: “Không có một liên kết nào bị thiếu, mà là thiếu vô số liên kết”.

Và tương tự, nhiều nhà khoa học đã đi đến kết luận như trên, ví như Milton nói: “Kết quả là xác thực. Thuyết tiến hóa không còn tác dụng”.

 

Trung Dung (biên dịch)

Tác giả: Tông Gia Tú – epochtimes.com