Thuyết tiến hóa của Darwin đã bị tất cả các thành phần của xã hội và thậm chí là cả giới chính trị phản đối. Trong quá trình viết “Nguồn gốc các loài”, ông bị mắc căn bệnh quái lạ, con cái chết yểu. Vì vậy Darwin càng đau đớn và mất lý trí, thậm chí ông ta còn coi ngụy thuyết “Chọn lọc tự nhiên” là con của mình…

Khi còn nhỏ: thích nói dối và ngưỡng mộ hư vinh

Charles Robert Darwin sinh năm 1809 tại Mount Manor ở Shrewsbury, Shropshire, Anh. Cha của ông – Robert Darwin, là một bác sĩ địa phương ít được biết đến, và ông của Darwin – Erasmus Darwin, là một người có uy tín trong cộng đồng y học Anh. Niềm tin của ông nội rằng cuộc sống bắt nguồn từ đại dương và có sức mạnh của sự tiến hóa nội tại đã có ảnh hưởng nhất định đến Darwin.

Darwin đã được làm lễ rửa tội tại một nhà thờ địa phương khi cậu một tuổi. Mẹ cậu thường đưa cậu đi lễ, và cậu thường được người chị nghiêm khắc của mình quản giáo. Darwin thích xem sách trong thư viện của cha mình và quan sát thực vật. Nhưng cậu ta có một khao khát mãnh liệt để giành được sự chú ý của người khác từ khi còn nhỏ. Kiểu tâm lý này đã khiến cậu thường xuyên cạnh tranh với em gái mình, và cũng đã khiến cậu ta bất giác học cách nói dối.

Darwin từng kể lại trong cuốn tự truyện của mình: “Thời thơ ấu, tôi đã cẩn thận bịa đặt nhiều lời nói dối, thường là để khiến người khác phấn khích. Ví dụ, tôi đã từng thu thập nhiều trái cây quý từ vườn cây của cha tôi và giấu chúng trong bụi rậm, sau đó chạy thục mạng để lan truyền tin tức rằng tôi tìm thấy những trái cây bị đánh cắp”.

Darwin cũng nói với một đứa trẻ tên là Leiden: “Tôi có thể sử dụng một số chất lỏng có màu nhất định rồi tưới lên cây anh thảo Tây và hoa báo xuân, để có thể tạo ra những cây anh thảo Tây và hoa báo xuân với nhiều màu sắc khác nhau”. Đây là một lời nói dối lớn bởi vì Darwin chưa bao giờ thực hiện một thí nghiệm như vậy.

Thời thơ ấu, Darwin cũng thường ăn trộm trái cây từ các khu vườn lân cận. Cậu trèo lên mái nhà và dùng sào để khều các trái đào, mơ và táo. Đôi khi, cậu đem những ‘chiến lợi phẩm’ này cho những thanh niên ở các làng quanh đó. Những người này khen cậu chạy nhanh, cậu vô cùng vui sướng, hoàn toàn không biết rằng họ đã cố tình khen ngợi Darwin chỉ vì để được cậu ta cho trái cây mà thôi.

Darwin lúc 7 tuổi
Hình ảnh Darwin lúc 7 tuổi

Du thủ du thực bỏ bê học hành

Năm 8 tuổi, mẹ cậu qua đời. Năm 9 tuổi, người cha gửi Darwin và anh trai vào một trường học địa phương danh tiếng để học tập văn hóa cổ điển. Không ngờ rằng Darwin thường ngủ trong lớp, nhưng lại thích săn bắn và nghiên cứu các vụ nổ hóa học ngoài giờ học. Cậu còn có biệt hiệu ‘Gas’. Người cha đành miễn cưỡng gửi Darwin đến Đại học Edinburgh để học ngành y, hy vọng rằng cậu sẽ kế thừa gia nghiệp.

Darwin đã làm cha mình thất vọng. Cậu ghét y học và bắt đầu quan tâm đến động vật không xương sống như chim, côn trùng và tảo biển. Darwin thích đưa ra những nhận xét cấp tiến và ý kiến ​​học thuật, mặc dù cậu chỉ đưa ra những quan sát và phân tích sơ bộ về các đối tượng nghiên cứu. Sự ác cảm với y học đã ngăn cản khiến cậu không thể kiếm được một tấm bằng.

Darwin, lạ thay, dường như không phải là người thông minh hay chăm chỉ. Trong thời gian ở trường, cậu chỉ tắm mỗi tháng một lần và chân luôn có mùi khó chịu, bởi vậy  mỗi khi trở lại ký túc xá, cậu thường che kín toàn bộ cơ thể từ đầu đến chân bằng một chiếc chăn, nhưng mùi hôi vẫn xuất hiện. Cậu nói dối với bạn cùng phòng rằng mùi hôi xuất phát từ một trang trại ngựa gần đó!

Cha cậu đã rất đau đầu vì màn trình diễn của Darwin. Một lần, cha cậu nổi giận lôi đình nói: “Ngoại trừ việc săn bắn, nuôi chó và bắt chuột ra, con không quan tâm về bất cứ điều gì. Như thế con sẽ làm ô uế bản thân và làm hỏng cả danh tiếng gia đình”.

Vào năm 18 tuổi, cha cậu đã gửi Darwin đến Học viện Cơ Đốc của Đại học Cambridge để học Thần học. Darwin thuộc diện sinh viên tự túc, và cha cậu đã phải chi trả học phí. Lần này, thành tích của Darwin cũng chẳng tốt hơn trước là mấy. Cậu đã tham gia một “câu lạc bộ tham ăn” và đàn đúm với một nhóm thanh niên thích ăn các món kỳ dị như đại bàng, cò, cú mèo…

Khi Darwin còn trẻ, lúc nhập học cậu và một số sinh viên đã tuyên thệ: “Tuân thủ mọi luật lệ và phong tục, kiên định yêu quý và bảo vệ nhà trường trong bất kỳ điều kiện nào”. Nhưng thực tế, Darwin ngoài việc ham ăn uống, vui chơi giải trí, hoang phí thời gian ra thì chẳng có đóng góp gì cho nhà trường cả… Không chỉ vậy, cậu còn sớm tham gia vào một cuộc tranh luận chỉ trích Cơ Đốc giáo do những người cực đoan tổ chức, khiến khoảng 50 sinh viên Thần học bị lung lay đức tin.

Bịa đặt ra giả thuyết tiến hóa sai lầm và đầy sơ hở

Sau khi tốt nghiệp Đại học Cambridge năm 1831, Darwin đã có cơ hội tham gia vào tàu Beagle của Hải quân Anh vào ngày 27 tháng 12 cùng năm trong một chuyến thám hiểm khoa học vòng quanh thế giới. Lúc đầu, cha cậu và tất cả các chị em kiên quyết phản đối. Sau đó, bị Darwin thuyết phục, người cha đã đồng ý. Đó là chuyến đi năm năm vòng quanh thế giới, giúp Darwin bịa đặt ra giả thuyết tiến hóa ngụy tạo, không có một chút chứng cứ khoa học.

Vào tháng 7 năm 1837, Darwin đã lên đường tới London để tổ chức chỉnh lý ghi chép những nội dung đầu tiên về Nguồn gốc các loài. Năm 1838, ông vô tình đọc cuốn “Nhân khẩu luận” của Malthus. Malthus cho rằng dân số dư thừa chỉ có thể được giải quyết thông qua nghèo đói, chiến tranh. Darwin vui mừng như tìm được kho báu, ông nghĩ rằng toàn bộ thế giới sinh học đã phát triển và phát triển theo nguyên tắc “chọn lọc tự nhiên, loài mạnh nhất thì sinh tồn”.

Việc xuất bản “Nguồn gốc các loài” vào năm 1859 đã gây ra một chấn động to lớn ở phương Tây. Nó không chỉ bị các nhà thần học, triết gia và xã hội học phản đối, mà còn bị các nhà tự nhiên học thời đó tẩy chay. Quan điểm phát triển từ cơ hội chọn lọc tự nhiên không chỉ không có cơ sở khoa học, mà còn lật đổ toàn bộ quan niệm đạo đức và nền tảng tín ngưỡng của con người, điều này cực kỳ nguy hiểm cho nhân loại.

Hình: Trang bìa của "Nguồn gốc các loài" - xuất bản năm 1859
Hình: Trang bìa của “Nguồn gốc các loài” – xuất bản năm 1859

Trên thực tế, đối với bản thân Darwin mà nói, việc đưa ra “Thuyết tiến hóa sinh vật chọn lọc tự nhiên” cũng khiến chính bản thân ông ta cảm thấy run rẩy và liều lĩnh. Sự thiếu hiểu biết trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học tự nhiên của Darwin là không cần bàn cãi, và cái gọi là “khoa học tự nhiên” và “chân lý” bắt nguồn từ việc đưa lý thuyết xã hội học của Malthus vào lĩnh vực khoa học tự nhiên thực sự mỉa mai đối với tinh thần khoa học. 

Sự tiến hóa liệu đã được chứng minh bằng bằng chứng khoa học? Darwin đã tìm kiếm bằng chứng hóa thạch trong suốt cuộc đời mình. Những người đề xuất tiến hóa đã tìm kiếm hơn một trăm năm, nhưng vẫn chưa tìm thấy nó.

Thiếu bằng chứng trung gian từ sự ‘tiến hóa’ của cây không ra hoa đến cây có hoa được Darwin gọi là “câu đố đáng ghét” và ông viết: “Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất có thể lật ngược toàn bộ lý thuyết tiến hóa”.

Thực vật không có hoa nguyên thủy được nhân giống vô tính. Ở thực vật có hoa, phấn hoa phải có khả năng lây lan từ bao phấn đực sang nhụy cái. Sự biến đổi này bắt đầu từ một cây ở đâu đó và không có côn trùng hay động vật nào phát tán phấn hoa vào thời điểm đó, mà cũng không có hoa, vì theo lý thuyết của Darwin, những loài côn trùng hay động vật này chưa tiến hóa ra (chưa xuất hiện).

Thậm chí còn vô lý hơn khi phân tích lý thuyết DNA hiện đại để tìm căn cứ cho thuyết tiến hóa. Đột biến gen thường là một lỗi sai của DNA trong quá trình sao chép chính xác thông tin, nào có tiến hóa?

Năm 1996, Michael Behe, giáo sư hóa sinh tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania, đã xuất bản cuốn sách “Hộp đen của Darwin”, nói rằng: “Khi Darwin đề xuất thuyết tiến hóa, đối với ông ta mà nói, sinh học giống như một hộp đen. Ông ta hoàn toàn không hiểu tổ chức chính xác ở cấp độ phân tử của sinh vật. Ông ta cho rằng các tế bào rất đơn giản và có thể dễ dàng từ vật chất vô tri tiến hóa ra”.

Darwin cũng nói: “Nếu có thể chứng minh rằng bất kỳ cơ quan phức tạp nào cũng không thể được hình thành thông qua vô số thay đổi, liên tục và nhỏ, lý thuyết của tôi sẽ hoàn toàn thất bại

Ví dụ, Behe cho biết: “Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng con ngươi của mắt người giống như cửa chớp máy ảnh. Dù ở dưới ánh mặt trời hay ban đêm, ánh sáng đủ có thể đi vào nhãn cầu. Bề mặt của thấu kính tinh thể có thể tự động thay đổi mật độ quang và điều chỉnh quang sai màu. Cơ chế phức tạp làm kinh ngạc những người cho rằng họ quen thuộc với cấu trúc của mắt”.

“Cấu trúc phức tạp của mắt không thể được hình thành do thay đổi tiến hóa, bởi vì kết cấu tinh vi của mắt có thể khiến bất kỳ sự khuyết thiếu của bộ phận nào của mắt đều sẽ dẫn đến mất toàn bộ chức năng của mắt”.

Không có gì ngạc nhiên khi Darwin cũng nói: “Mỗi lần nghĩ đến con mắt, tôi cảm thấy kinh hãi”.

Cấu trúc phức tạp của mắt không thể được hình thành do thay đổi tiến hóa. (Ảnh: Shutterstock)
Cấu trúc phức tạp của mắt không thể được hình thành do thay đổi tiến hóa. (Ảnh: Shutterstock)

– Hình: Các thực nghiệm đã chỉ ra rằng con ngươi của mắt người giống như cửa chớp máy ảnh, cho phép lượng ánh sáng chiếu vào mắt đủ, dù là dưới ánh nắng mặt trời hay ban đêm, và bề mặt của ống kính có thể tự động thay đổi mật độ quang và điều chỉnh quang sai màu. (Shutterstock / Epoch Times).

Tác giả: Tông Gia Tú – epochtimes.com