30 năm trước, hàng ngàn sinh viên đã bị quân đội của ĐCSTQ sát hại một cách tàn bạo tại Quảng trường Thiên An Môn. Mới đây, trong một cuốn hồi ký của cựu Giám đốc Xuất bản Báo chí Quốc gia Trung Quốc, đã tiết lộ nội tình đằng sau vụ trấn áp.

Bối cảnh Trung Quốc trước cuộc biểu tình tại Thiên An Môn 1989

Năm 1989, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân đói khổ trong khi tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đảng vẫn luôn đánh bóng mình với ngôn từ “Đảng là quang vinh vĩ đại”, là “không bao giờ sai” và dập tắt tất cả các tiếng nói hay nguyện vọng của giới trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Điều này gây ra nhiều bất bình trong dân chúng.

Ông Hồ Diệu Bang bị hạ bệ vì không tận lực chống “tự do kiểu giai cấp tư sản”Ông Hồ Diệu Bang bị hạ bệ vì không tận lực chống “tự do kiểu giai cấp tư sản”.(Ảnh: internet)

Do đó vào tháng 4/1989, khi cố Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang qua đời, người dân Trung Quốc xuống đường dự lễ tang và thương tiếc cho một người luôn có xu hướng cải cách, đồng thời cũng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và độc đoán không dân chủ của chính quyền. Tuy nhiên, họ lại trở thành những người phải hứng chịu một cuộc thảm sát kinh hoàng.

Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang qua đời và sự kiện Lục Tứ

Ngày 15/4/1989, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang qua đời, hoạt động truy điệu ông Hồ Diệu Bang của sinh viên Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn đã nhanh chóng biến thành cuộc vận động dân chủ Lục Tứ có quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Cố lãnh đạo Trung Quốc Triệu Tử Dương.Cố lãnh đạo Trung Quốc Triệu Tử Dương. (Ảnh: AFP)

Vào thời điểm đó trong chính phủ của ĐCSTQ, Tổng Bí thư đương nhiệm Triệu Tử Dương có xu thế theo phái ôn hòa, hy vọng sẽ có thể tiến hành đàm phán hòa giải với quần chúng nhân dân. Nhưng ông Đặng Tiểu Bình và Thủ tướng Lý Bằng vốn nắm quân quyền đã đưa ra biện pháp cứng rắn sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.

Ngày 4/6, cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội ĐCSTQ đã gây ra chấn động khắp thế giới. Trang tin Next Magazine ở Hồng Kông đã từng tiết lộ thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng (Mỹ), theo đó tình báo Washington từng thu thập được tài liệu của nội bộ Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn người, trong đó có 10.454 người bị giết. Trong khi đó, các quan chức ĐCSTQ công khai tuyên bố rằng “không có bất kỳ một người nào chết” ở Quảng trường Thiên An Môn.

“Sự kiện Lục Tứ” dẫn đến việc ông Triệu Tử Dương bị cách chức, một số lượng lớn các quan chức đồng tình với cuộc thỉnh nguyện của học sinh sinh viên cũng bị giáng chức hoặc cách chức. Sau khi bị ép rớt đài, ông Triệu đã bị quản thúc tại gia suốt thời gian dài cho đến khi qua đời vào năm 2005.

Ẩn tình đằng sau việc đàn áp cuộc biểu tình năm 1989 tại Thiên An Môn

Cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh: Wiki)

Và dù sự kiện thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn được cả thế giới biết đến, nhưng suốt 30 năm qua Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận cuộc đàn áp này.

Theo cuốn hồi ký “Đỗ Đạo Chính: Triệu Tử Dương đã nói những gì” có đoạn tiết lộ ẩn tình đằng sau việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) điều động quân đội bao vây trấn áp học sinh sinh viên trong vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 hay còn gọi là “sự kiện Lục Tứ”.

Đỗ Đạo Chính, cựu Giám đốc Xuất bản Báo chí Quốc gia Trung Quốc, là người có quan hệ mật thiết với ông Tiêu Hồng Đạt, cựu vụ Phó Thư ký, Thường ủy viên và Ủy viên Ủy Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và ông Diêu Tích Hoa, cựu Tổng Biên tập Quang Minh Nhật báo.

Trong cuốn hồi ký của mình, ông Đỗ Đạo Chính đã tiết lộ cuộc nói chuyện giữa ông Tiêu Hồng Đạt và ông Diêu Tích Hoa vào chiều ngày 28/1/1990 về “sự kiện Lục Tứ”. Ông Tiêu Hồng Đạt đã nói: “Năm đó ‘sự kiện Lục Tứ’ bị hàng mấy trăm ngàn binh sĩ quân đội bao vây, rất hiển nhiên, không chỉ là đối phó với học sinh, người dân, mà còn lo lắng có binh biến quân đội”.

Theo ông Tiêu Hồng Đạt, một đêm tháng 5/1989, Dương Thượng Côn đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lĩnh chỉ huy quân đội, mục đích là để tuyên bố rằng, sẽ chỉ có ông Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn mới có thể điều động quân đội. Hàm ý ở đây rất rõ ràng, chính là sợ ông Triệu Tử Dương tiến hành đảo chính.

Ông Tiêu Hồng Đạt còn nói: “Con gái của ông Triệu Tử Dương cử hành hôn lễ, vừa đến khách sạn, rất nhiều người tới ân cần thăm hỏi. Điều ấy nói lên rằng lòng dân ủng hộ… Do đó đối với ông Triệu thì có thể phê bình, có thể cách chức, nhưng không thể một gậy đánh chết, không thể chuyên quyền độc đoán xử lý một cách phi trình tự. Lịch sử là một lão già công chính, giai đoạn này quyết không được để lại nghi vấn nào. Kẻ mang tâm hiểm ác khôn lường thì sẽ bị vạn người thóa mạ”.

Tướng lĩnh của ĐCSTQ kháng lệnh trong “sự kiện Lục Tứ”

Xe tăng tiến vào Thiên An Môn.Xe tăng tiến vào Thiên An Môn. (Ảnh: Twitter)

Next Magazine chia sẻ thông tin theo hồ sơ mật của Washington, Quân đoàn 27 là đội quân chính ra tay thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6.

Vào sáng sớm ngày 4/6, đội quân này mang theo vũ khí tiến vào Quảng trường Thiên An Môn thực hiện cuộc thảm sát, trong những người bị giết hại có cả lính của những đơn vị khác, vì thế mà tại đây còn xảy ra một cuộc chiến trong nội bộ lực lượng quân đội Trung Quốc.

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giải mật các văn kiện được tiết lộ này, cho thấy trong “sự kiện Lục Tứ”, ĐCSTQ đã bố trí hơn 300.000 quân nhân tham gia hành động giới nghiêm và “dọn sạch hiện trường” cả trong ngoài thành Bắc Kinh.

Lúc đó, đại bộ phận quân lính đều không muốn tham gia đàn áp học sinh sinh viên và người dân Bắc Kinh, Binh đoàn số 38 đã kháng lệnh không hành động. Thậm chí, quân đội của ĐCSTQ khi tham gia hoạt động này còn nảy sinh đấu đá nội bộ, có binh sĩ còn nổ súng bắn lẫn nhau ngay tại hiện trường.

Tờ United Daily News của Đài Loan từng đưa tin, đối với việc trấn áp trong “sự kiện Lục Tứ”, Binh đoàn 38 trước sau vẫn nhất mực kháng lệnh, đã nổ súng giao chiến với Binh đoàn 27 vốn tích cực tham gia trấn áp.

Thông tin lưu truyền rộng rãi nhất là chỉ huy trưởng Binh đoàn 38 khi đó là ông Từ Cần đã nhất quyết kháng lệnh trong “sự kiện Lục Tứ”, từ chối dẫn binh tiến vào trấn áp học sinh sinh viên và người dân ở Bắc Kinh.

Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh khi đó là Chu Y Băng đã đích thân lái xe tới Bảo Định, yêu cầu ông Từ Cần trước tiên phải dẫn bộ đội tiến vào Bắc Kinh. Từ Cần sau khi biết rằng không có mệnh lệnh từ Phó Chủ tịch Quân ủy ĐCSTQ bấy giờ là ông Triệu Tử Dương thì đã từ chối không thực hiện.

Giang Trạch Dân được chọn vì “công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường Thiên An Môn

Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực sau sự kiện Thiên An Môn.Giang Trạch Dân bước lên đỉnh quyền lực sau sự kiện Thiên An Môn. (Ảnh: Chantroimoi)

Nhiều người đều biết, ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.

Năm 1989, ông Giang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.

Sau sự kiện Thiên An Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.

Trong đó, sự kiện của Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên năm 1989.

Trong “Nhật ký Lý Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.

Cuốn Nhật ký còn chỉ ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ”.

Tháng 1/2011, nhà đấu tranh nhân quyền Ngụy Kinh Sinh sống lưu vong ở ngoài Trung Quốc đã có bài viết tiết lộ, nhiều người không biết, trước sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, ông Giang Trạch Dân đã được xem như là Tổng Bí thư, vì thế mới có thể vào thành Bắc Kinh chỉ huy cuộc tàn sát. Tội ác của ông Giang trong vụ thảm sát này là rõ như ban ngày.

Không những vậy, vì sự đố kỵ và lo sợ hoang tưởng của chính mình, vào ngày 20/07/1999 Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp phong trào tín ngưỡng Pháp Luân Công, một môn khí công tu luyện Phật Gia dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Vào năm 2002, khi ông Giang mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đưa ra một số quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là “không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn”.

Nguyên nhân của Quy định này là vì chính ông ta là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi ích nhiều nhất.

Theo Tinh Hoa