Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một chiến dịch được khởi xướng bởi chính quyền Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công kể từ tháng 7 năm 1999 với mục đích loại bỏ môn tập này. Cuộc đàn áp bao gồm chiến dịch tuyên truyền nhiều mặt, chương trình cưỡng bức chuyển hóa tư tưởng và cải tạo giáo dục, và một loạt những biện pháp cưỡng chế ngoài vòng pháp luật như bắt giữ tùy tiện, cưỡng bức lao động, tra tấn thể xác, mổ cắp nội tạng.

1

“Phòng 610” là tổ chức đặc biệt mà ông Giang Trạch Dân xây dựng để bức hại người tập Pháp Luân Công (Ảnh từ internet)

Chính quyền Trung Quốc đã làm những gì để thay đổi thái độ của người dân Trung Quốc đối với môn khí công này? Tại sao người dân Trung Quốc lại tỏ ra rất sợ hãi và thù hận một môn tập đã được chứng thực mang lại sự cải biến tốt đẹp về sức khoẻ và tinh thần, một môn tập lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm nguyên tắc chỉ đạo?

1. Bối cảnh Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước thời điểm bị vu khống và đàn áp

2

Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước tháng 7/1999.

Tháng 9 năm 1992, Pháp Luân Công đã được thừa nhận là một môn phái khí công dưới sự quản lý của Hội nghiên cứu khoa học Khí công Trung Quốc của nhà nước, và ông Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp Luân Công) đã được phép dạy môn khí công của mình trên toàn quốc.

Pháp Luân Công sau đó đã được chính phủ chấp nhận như là một phương tiện hiệu quả của việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy văn hóa Trung Quốc, và nâng cao đạo đức cộng đồng. Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí nhận được nhiều thư khen ngợi từ chính phủ Trung Quốc.

3

Các giải thưởng Pháp Luân Công nhận được tại Trung Quốc trước 1999

Tuy nhiên, vào tháng 3/1996, Pháp Luân Công đã rút khỏi Hội nghiên cứu khí công Trung Quốc sau khi nhận thấy những mục tiêu không phù hợp. Số lượng học viên cũng tăng lên nhanh chóng, đến năm 1999 ước tính có tới gần 100 triệu người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sự phát triển của Pháp Luân Công đã gây ra sự đố kỵ và sự sợ hãi mơ hồ cho lãnh đạo chính quyền Trung Quốc. Pháp Luân Công bắt đầu hứng chịu những làn sóng chỉ trích.

2. Sự kiện thỉnh nguyện ôn hoà ngày 25/4/1999 bị vu cho thành uy hiếp đến an ninh quốc gia

Vào tháng 4 năm 1999, một bài báo chỉ trích Pháp Luân Công đã được công bố trên tạp chí Độc giả Thanh niên của ĐH Sư phạm Thiên Tân. Các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến văn phòng của tờ báo yêu cầu rút lại bài báo và 45 người đã bị bắt.

Vào sáng ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên đã tụ tập gần trung tâm văn phòng khiếu nại ở Trung Nam Hải (Bắc Kinh) để yêu cầu chấm dứt việc sách nhiễu leo thang chống lại Pháp Luân Công và yêu cầu thả các học viên ở Thiên Tân. Họ đứng và ngồi lặng lẽ ở bên ngoài khu văn phòng, không hô khẩu hiệu, không biểu ngữ. Sau đó, 5 đại diện của Pháp Luân Công có cuộc gặp với Thủ tướng Chu Dung Cơ để thương lượng. Các đại diện của Pháp Luân Công đã được đảm bảo rằng chế độ không coi các học viên Pháp Luân Công là những người chống chính phủ. Đạt được thỏa thuận này, các học viên Pháp Luân Công đã giải tán.

4

Người đi thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải (25/4/1999) xếp hàng trật tự theo hướng dẫn của cảnh sát. Hoàn toàn không có biểu ngữ, khẩu hiệu.

Tuy nhiên, Tổng bí thư chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã chỉ trích thủ tướng Chu Dung Cơ quá “yếu mềm” khi xử lý tình hình. Ngay tối hôm đó, Giang Trạch Dân đã viết một bức thư nêu rõ ý muốn của mình là muốn Pháp Luân Công “bị tiêu diệt”. Trong thư, Giang bày tỏ sự lo ngại về quy mô và mức độ phổ biến của Pháp Luân Công.

Cuộc thỉnh nguyện ôn hoà ngày 25/4 về sau đã bị vu là “bao vây Trung Nam Hải”, và dù không tìm ra được bằng chứng nào thuyết phục nhưng Giang Trạch Dân vẫn cực lực miêu tả Pháp Luân Công thành “có thế lực thù địch ở nước ngoài chống lưng”, là đoàn thể chính trị nguy hiểm, như vậy khiến cho việc đàn áp Pháp Luân Công trở thành một việc đặc biệt ý nghĩa.

3. Sử dụng truyền thông nhà nước để công kích, vu khống và bịa đặt

Từ sau sự kiện 25/4, các văn phòng An Ninh đã ra lệnh cho báo chí, truyền thông bắt đầu phê phán công kích Pháp Luân Công; tòa án và cảnh sát đàn áp Pháp Luân Công.

5

Cảnh sát Trung Quốc mặc cảnh phục đánh đập những người tập Pháp Luân Công thỉnh nguyện trên Quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: Minghui.org)

Tân Hoa Xã nói rằng Pháp Luân Công chống đối lại Đảng, rằng nó truyền giảng “chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa tin tưởng vào Thần” và là mê tín dị đoan phong kiến. Tân Hoa Xã khẳng định rằng các hành động chống lại Pháp Luân Công là cần thiết để duy trì “vai trò tiên phong và giữ gìn sự thuần khiết” của Đảng Cộng sản, và “mặt khác, cái gọi là các nguyên lý ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ là không phù hợp tiến bộ đạo đức xã hội và văn hóa cộng sản mà chúng ta đang phấn đấu để đạt được”

Tân Hoa Xã còn đăng bài xã luận về các cán bộ Quân giải phóng tuyên bố Pháp Luân Công là “nỗ lực của thế lực thù địch phương Tây nhằm lật đổ Trung Quốc”, và tuyên bố sẽ làm hết sức mình để bảo vệ lãnh đạo trung ương, “duy trì an ninh quốc gia và ổn định xã hội.”

Mục tin tức buổi tối trên truyền hình truyền rộng những hình ảnh về tài liệu Pháp Luân Công bị chất đống, bị đốt hoặc bị xe lu nghiền nát. Truyền thông sẽ tập trung vào những người có thói quen đả kích Pháp Luân Công; những “học viên” giả mạo sẽ “bày tỏ sự hối tiếc về sự cả tin của họ”; các giáo viên thể dục đề nghị lựa chọn thay luyện tập Pháp Luân Công bằng những môn thể thao lành mạnh khác, ví dụ như chơi bowling.

Cùng với báo chí, chính quyền địa phương thực hiện các chương trình “học tập và giáo dục” trên toàn Trung Quốc, trong hình thức đọc báo và nghe các chương trình phát thanh, cũng như có các cán bộ đi thăm dân làng và người nông dân tại nhà để giải thích “trong thuật ngữ đơn giản nhất về tác hại của Pháp Luân Công đối với họ”.

4. Dàn dựng vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn và vu cho học viên Pháp Luân Công thực hiện

Để kích động và lừa dối người dân thêm một bước, đồng thời nhằm đạt được “tác dụng” mong muốn, chính quyền Trung Quốc đã dàn dựng ra vụ tự thiêu giả mạo, được coi như “cú lừa của thế kỷ”, vu khống rằng những người tập Pháp Luân Công có xu hướng tự tử. Đây được coi là sự kiện chấn động nhất, đã khiến dư luận từ cảm thông chuyển sang sợ hãi và phỉ báng Pháp Luân Công.

6

Vương Tiến Đông khi tự thiêu trong ngụy án tự thiêu Thiên An Môn. Cảnh sát đang cầm cái gọi là “thảm dập lửa”, mà lại rủ xuống sau thân của Vương Tiến Đông, rủ xuống phía dưới, đúng là đang đóng kịch, không phải là đang cứu “hỏa”

Ngày 23/1/2001, 5 người đã tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn. Trong vòng vài giờ sau sự kiện này, những cảnh quay chi tiết đã liên tục phát sóng trên các phương tiện truyền thông nhà nước trên toàn Trung Quốc cũng như khắp thế giới, với các báo cáo tuyên bố rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân Công.

Vụ tự thiêu giả đó được phát đi phát lại và bình luận trong suốt khung giờ chính trên kênh CCTV (Truyền hình Trung ương Trung Quốc, [kênh phát ngôn của chính quyền Trung Quốc]) và các kênh truyền thông khác ở Trung Quốc, được lồng vào các chiến dịch tuyên truyền và thậm chí là cả sách giáo khoa, nhằm kéo dư luận sang phía đối lập với Pháp Luân Công.

7

Hình ảnh bộ phim “Lửa giả” phân tích vụ dàn dựng tự thiêu Thiên An Môn do đài truyền hình Tân Đường Nhân sản xuất đã nhận được giải thưởng vinh dự của Liên hoan truyền hình điện ảnh Columbus lần thứ 51 (Sản xuất tháng 1/2002)

Tiếp theo đó, truyền thông nhà nước còn bịa đặt những điều sai sự thật như hàng trăm học viên đã mổ bụng của họ để tìm các Pháp Luân, hoặc tự tử, hoặc “hơn 30 người dân vô tội đa bị giết bởi các học viên Pháp Luân Công rối loạn tâm thần”. Tất cả những điều này đều đi ngược lại với giáo lý của Pháp Luân Công.

Ngày 14/08/2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hợp Quốc rằng Chính quyền chính quyền Trung Quốc đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc.

Mặc dù vậy, những tin tức cải chính này không đến được với người dân Trung Quốc do sự phong toả thông tin nghiêm ngặt. Vụ tự thiêu giả được cho là một “bước tiến mới” để chính quyền Trung Quốc tiến hành bức hại, đàn áp, tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công một cách không kiêng dè.

5. Lời kết

Bức hại Pháp Luân Công được cho là cuộc đàn áp tín ngưỡng lớn nhất hiện nay và đã chạm đến những giá trị cơ bản nhất của con người nhưng vẫn khiến người dân Trung Quốc và nhiều người trên thế giới thờ ơ, bàng quan.

8

Cuộc diễu hành 10.000 người của Pháp Luân Công tại Manhattan, New York 2016

9

Những người luyện tập Pháp Luân Công tham gia lễ thắp nến tưởng niệm ở Washington DC nhằm nâng cao nhận thức của người dân về cuộc bức hại tàn khốc đối với các đồng môn của mình tại Trung Quốc. (Ảnh từ bộ phim Davids và Goliath)

Một chính phủ “vô thần” có thể tuỳ ý định nghĩa tôn giáo nào là chính, là tà, thậm chí ra luật quản về việc ai nên được chuyển sinh như thế nào, có thể là điều rất phi lý và đáng cười đối với người dân ở các nước phát triển. Thế nhưng tại Trung Quốc, nơi người dân đã bị tẩy não một cách có hệ thống và chỉ được nghe truyền thông một chiều, thì người ta lại hết mực tin theo và coi đó là điều bình thường. Chính phủ bảo là chính thì là chính, bảo tà thì là tà, chính phủ coi “nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn không phù hợp với tiến bộ đạo đức xã hội” thì cũng nghe mà không thấy đó là điều bất thường.

Bằng thủ đoạn vu khống, dàn dựng; thông qua hệ thống truyền thông nhà nước một chiều làm theo chỉ đạo, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện được việc lừa dối người dân Trung Quốc về Pháp Luân Công. Tác hại của nó vẫn còn kéo dài cho đến hiện nay, 19 năm sau cuộc đàn áp, khiến nhiều người dân Trung Quốc vẫn vô tình tiếp tay cho những hành động tàn ác của chính quyền Trung Quốc đàn áp tín ngưỡng và người tu luyện.

Theo Trí Thức Việt Nam