Tôn giáo Tây phương luôn cho rằng nhân loại có 7 tội lỗi đáng sợ nhất, ngăn cản con người thăng hoa về mặt tâm linh, tinh thần. Lòng tham chính là một trong số đó.
David E. Y. Sarna từng là một chuyên gia đầu tư tài chính ở Phố Wall, quyển History of Greed (tạm dịch: Lịch sử lòng tham của nhân loại) xuất bản năm 2010, hồi tưởng về lịch sử, đặc biệt miêu tả đủ loại lừa gạt về phương diện tài phú và tiền bạc, từ hoa tulip Hà Lan điên cuồng cho đến Bernard Madoff… trong lịch sử nhân loại.
Năm năm trước, lần đầu tiên nhìn thấy quyển sách này tại thư viện của một trường học, tôi đã lập tức mượn về nhà, nhưng rồi cứ liên tục bận rộn, thế nên quyển sách cứ nằm yên trên bàn rất lâu, không được nghiên cứu cẩn thận. Nhoáng một cái mấy năm qua đi, vài ngày trước khi dọn dẹp bàn, tôi mới phát hiện ra quyển sách này quả là một quyển sách hay, thú vị, có thể khiến người ta tỉnh ngộ.
Ở Trung Quốc, sự lừa gạt về tài chính ngày càng nhiều, sản phẩm tín thác phá sản, các công ty bất động sản, mặt bằng đầu tư bỏ vốn, ngân hàng ngầm và ngân hàng tư nhân – đang trồi lên trên mặt nước, người trong nước phát hiện những người đương quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang bảo hộ giới đầu tư, thế nên quyển sách này của Sarna lại càng có ý nghĩa tham khảo sâu sắc hơn cho xã hội Trung Quốc.
Người Mỹ hầu như ai cũng quen thuộc với một câu của nhân vật chính Gordon Gekko từng nói trong phim Wall Street (Phố Wall), rằng: “Tham lam là điều tốt”, “ngoài tiền bạc ra, con người cũng ‘tham lam’ sức khỏe, tình yêu, thành công…” Câu nói nổi tiếng này có thể nói là đã bật đèn xanh cho sự tham lam của nhân loại, trở thành kẻ dẫn đường, là hồi chuông phát lệnh cho sự truy cầu dục vọng của con người.
Có thế nói, từ đó trở đi, sự tham lam tại Phố Wall càng không thể vãn hồi, mãi cho đến 10 năm sau – 1998, và 20 năm sau – 2008, nhân loại đã chứng kiến 2 lần khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Một người bạn tu hành từng nói với tôi: “Anh biết không? Thật ra, anh rất tham lam”. Nghe câu này, tôi rất sửng sốt, đầu tiên là phản đối, nhưng sau đó suy nghĩ cẩn thận, kỳ thực, câu nói này vô cùng đúng đắn, xác thực là như vậy. Đây là sự việc hơn 2 năm trước, đến hôm nay, tôi vẫn rất cảm kích lời nhắc nhở thiện ý của vị đồng tu này.
Tâm tham của con người, tham lam tiền tài, địa vị, danh lợi, sắc dục các loại, là điều thường thấy nhất, cũng phổ biến nhất; thế nhưng, tham an nhàn, hưởng thụ, tâng bốc cũng như vậy, thậm chí, khi con người chấp mê quá mức vào đồ ăn ngon, cao lương mỹ vị, quần áo đẹp, xe sang trọng, đó cũng là tham, là một biểu hiện khác của tham lam.
Dục vọng là một trong những thứ đáng sợ nhất ngăn cản con người đề cao. (Ảnh: Pinterest)
7 nguồn gốc tội lỗi của nhân loại trong tôn giáo
Những tín ngưỡng chính giáo Tây phương, cho rằng nhân loại có 7 tội, cho rằng nó chính là hành vi sai lầm đáng sợ nhất, chí mạng nhất ngăn cản con người về mặt tinh thần, về tâm linh hướng đến đề cao thăng hoa, hướng đến tiến bộ.
Những tội lỗi của nhân loại và đức của thiên thượng là đối lập nhau. 7 tội của con người bao gồm: kiêu ngạo, tật đố, ham ăn, dục vọng, phẫn nộ, tham lam và lười biếng.
– Kiêu ngạo cũng được gọi là tâm hư vinh, là niềm tin quá mức của con người về khả năng của mình, nó sẽ gây nhiễu loạn ý thức của con người đến ân điển của Thần Phật; nó được xem là căn nguyên sản sinh tất cả tội ác.
– Tật đố là khát vọng đối với đặc điểm, cá tính, địa vị xã hội, năng lực hoặc hoàn cảnh của người khác.
– Ham ăn là tiêu hao quá mức cần thiết, không kiềm chế được.
– Dục vọng là khao khát không tiết chế vào khoái lạc nhục thể của người ta.
– Sân hận là biểu hiện sự thiếu từ bi, đối với người khác có ác ngôn ác hành, nó cũng được gọi là cuồng bạo.
– Tham lam là một dục vọng đối với tài phú vật chất hoặc lợi ích, không màng đến cảm nhận của người khác.
– Lười biếng là sự trốn tránh của con người đối với lao động chân tay hoặc tinh thần tín ngưỡng. Trong những tội lỗi này, Sarna tập trung thảo luận về tham lam.
Lời dẫn của History of Greed, kể một câu chuyện về Alexander Đại đế, quốc vương của Macedonia. Trong kinh Talmud, văn bản chính yếu của các thầy giảng Rabbi Do Thái giáo, cũng ghi lại câu chuyện này.
Alexander Đại đế trong lúc thăm Jerusalem vào năm 332 TCN đã yêu cầu các Rabbi Do Thái giáo dâng một lễ vật như là đồ kỷ niệm. Các Rabbi đã dâng cho ông ta một con mắt. Alexander đặt tất cả vàng bạc châu báu của mình lên 1 bên cân tiểu ly, đặt con mắt ở một bên. Nhưng dù vàng bạc của vua nhiều như vậy cũng thua kém cả trọng lượng của con mắt.
Alexander hỏi: “Đây là thứ gì vậy?”
Các Rabbi nói: “Đây là con mắt người bằng xương bằng thịt, nó đối với bao nhiêu tài phú cũng đều không thỏa mãn”.
Alexander hỏi: “Làm sao để chứng minh được điểm này?” Các Rabbi nói: “Nắm một chút bụi đất trải lên con mắt, nó sẽ nhìn không thấy nữa, cũng không nặng như vậy nữa”. Quả nhiên, sau khi một ít tro bụi phủ lên con mắt, nó nhìn không thấy nữa, cân tiểu ly lập tức hạ về phía bên kia.
Trên thực tế, vua Alexander của Macedonia là một người tham lam, dù cho tên tuổi đã có “đại đế” rồi vẫn còn chưa đủ, vẫn rất hiếu chiến, chinh phạt khắp nơi, ông ta xâm lược Ấn Độ, Ả Rập.
Alexander Đại đế. (Ảnh: kknews)
Cuối cùng, đế quốc Macedonia lâm vào nội chiến, các quý tộc muốn làm theo ý mình, Alexander Đại đế cuối cùng cũng chết bởi lòng tham của chính mình. Các Rabbi Do Thái giáo đã tặng ông một con mắt, là có ý rất sâu xa, nhưng đáng tiếc, cuối cùng Alexander vẫn không thể hiểu rõ ý tứ của bậc trí giả.
Sarna nói, History of Greed không phải là biên niên sử về hành vi phạm tội lừa gạt tài chính và sự tham lam, bởi vì tất cả hành vi phạm tội của nhân loại nếu từng cái một bày ra tất cả, e rằng phải cần đến rất nhiều, rất nhiều quyển đại bách khoa toàn thư để ghi lại. Nhưng điều mà ông có thể làm được, chỉ là một số án lệ điển hình trong số ấy mà thôi, riêng những án lệ điển hình này, cũng đủ phải khiến người ta kinh tâm động phách.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ, có 11 ngàn tỷ USD của cải bốc hơi đi mất. Mọi người chỉ trích việc cho vay mua nhà thứ cấp, đây đương nhiên là một trong những nguyên nhân, thế nhưng Sarna lại nhìn thấy rằng, lý do là lừa gạt tài chính.
11 ngàn tỷ USD so với tổng giá trị sản xuất quốc dân (GDP) của nước Mỹ trong 1 năm, cũng chẳng qua là 16 ngàn tỷ USD. Thế nhưng, tổn thất tài nguyên của cả thế giới năm đó, là 50 ngàn tỷ USD, tương đương với mỗi cá nhân trên toàn thế giới, bất kể nam nữ, già trẻ, bất kể giàu nghèo, bất kể bạn đang ở bất kỳ góc nào của thế giới, đều bình quân tổn thất hơn 7.000 USD.
Trong History of Greed của Sarna, mọi người sẽ phát hiện ra trò bịp Ponzi, trò bịp Bernard Madoff khá là quen thuộc, nhưng trong sách còn có rất nhiều trò bịp khác có người vẫn chưa quen thuộc lắm, như trò bịp South Sea Company của nước Anh, trò bịp “tiền của người khác (OPM)”, trò bịp công ty lớn – công ty nhỏ, trò bịp bán tiếng thịt nướng chứ không bán thịt nướng, trò bịp 7 tỷ USD của tập đoàn Stanford (đại học Stanford không có liên quan)…
Năm 2009, sau khi lừa gạt người khác mấy triệu USD, viên cố vấn tài vụ bang Indiana, Marcus J. Schlenker thậm chí còn thiết kế ra trò lừa gạt cái chết của chính mình. Ông ta từ sân bay Anderson, Indiana lái một chiếc máy bay nhỏ cất cánh, kế hoạch bay nói là muốn đi Florida. Khi ở trên không Alabama, ông phát tín hiệu cầu cứu, nói kính chắn gió máy bay bị vỡ vụn, ông ta đang bị mất nhiều máu.
Hai máy bay chiến đấu F-15 không quân nước Mỹ lập tức cất cánh, phát hiện trong máy bay nhỏ không có người. Máy bay tự động bay được 200 dặm, máy bay chiến đấu luôn theo sát, mãi đến khi máy bay nhỏ bị rơi vỡ ở đầm lầy Florida, bên trong không có người, cũng không có máu. Đương nhiên, về sau khi ông ta bị bắt tại Florida, cũng đã đổ máu, nhưng lần này là thật sự đổ máu.
History of Greed của David E. Y. Sarna, là một quyển sách hay. Đối với người muốn kiếm tiền, phát đại tài, tính toán không từ thủ đoạn nào mà nói, nó có ý nghĩa cảnh báo; còn đối với người muốn kiếm tiền, phát đại tài, tính toán hành sự trong phạm vi pháp luật mà nói, nó có ý nghĩa nhắc nhở.
Đối với người tâm tham lam không lớn, an phận thủ thường, sống cuộc sống yên ổn qua ngày mà nói, thì nó có hiệu ứng xoa dịu và an ủi; đối với người lương thiện, đạo đức cao thượng mà nói, nó có tác dụng công bố, phơi bày sự chân thực của xã hội nhân loại; còn đối với người đang tu luyện, sẵn sàng buông bỏ tâm tham lam, thì nó cũng có một ý nghĩa tham khảo nhất định.