Là một bác sĩ, tác giả của bài viết đã chứng kiến nhiều cái chết đáng thương, nhiều sự ra đi trong sợ hãi mê mang của những con người không có tín ngưỡng. Bởi vậy, ông đã thấm thía một điều rằng, chỉ có tín ngưỡng mới có thể cứu vớt một linh hồn.

1Nguyên lai người bị bệnh thì thống khổ lớn nhất không phải trên thân thể, mà là tâm hồn. (Ảnh: Internet)

Một người bình thường thì lúc nào cũng có thể bạo miệng nói, chỉ riêng khi đối mặt với tử thần là nói không được.

Làm bác sĩ ngoại khoa, tôi không biết có bao nhiêu lần chứng kiến cảnh người nhà giấu diếm bệnh tình đối với bệnh nhân ung thư, để tránh trường hợp bệnh nhân sau khi biết bệnh tình nan y thì tinh thần sa sút khủng hoảng. Chúng tôi cũng đôi lần thử cho bệnh nhân biết họ bị bệnh ung thư, để họ chuẩn bị tinh thần, nhưng kết quả là: đại đa số sau khi biết thì tinh thần sa sút, đáng nhẽ sống thêm được nửa năm, thì lại chỉ sống được một tháng mà thôi.

Nhưng mà ở Tây phương, đây là hành vi lừa gạt, hoàn toàn trái pháp luật. Người bị bệnh cần phải biết mình đích thực đang bị bệnh tình gì, đặc biệt là bệnh nan y, nhất định cần phải biết mình ước chừng còn có thể sống bao lâu. Như vậy họ mới có thể càng biết trân quý thời gian còn lại, sống tốt nhất cho phần đời còn lại này.

Người phương Tây đại đa số là tín đồ Cơ Đốc giáo, họ đối với chuyện tử vong là tương đối bình tĩnh. Họ tin tưởng sau khi chết linh hồn sẽ đi lên Thiên Đường hoặc còn có kiếp sau, bởi vậy đối mặt với tử vong cũng không phải là sợ hãi lắm. Họ cũng thường nói: Bạn chưa thấy Thiên đường, có thể bạn cảm thấy Thiên đường không tồn tại. Nhưng mà, bạn cũng chưa từng chết, bạn làm sao biết người ta sau khi chết linh hồn sẽ không lên Thiên đường hoặc xuống Địa ngục vậy?

2Chỉ có tín ngưỡng mới có thể cứu vớt một linh hồn. (Ảnh: Internet)

Còn đối với những người không có tín ngưỡng, đại đa số là không dám đối mặt với ung thư, đối mặt với tử vong lại càng không dám. Họ ở đoạn đường cuối cùng của sinh mệnh dường như chỉ có nỗi sợ hãi và tối tăm. Cứ việc người nhà và bác sĩ “thiện ý” nói dối, nhưng đối mặt với thân thể của mình thì tình trạng vẫn ngày càng sa sút sợ hãi, càng lúc càng tệ.

Đồng dạng là tử vong, có người chết đi trong sợ hãi mê mờ, có người đối với Thiên đường hoặc kiếp sau lại có một khao khát và hy vọng điều tốt đẹp trước khi rời nhân thế.

Nhìn thấy người bệnh trước khi chết lại sợ hãi và mê mang, lại nhìn thấy những bệnh nhân người Cơ Đốc giáo tại thời điểm rời nhân thế vẫn điềm tĩnh khoan thai, tôi biết: Nguyên lai người bị bệnh thì thống khổ lớn nhất không phải trên thân thể, mà là tâm hồn.

Chúng ta khi được hỏi về tín ngưỡng, phần lớn đều nói: “Cái gì cũng không tin, chỉ tin vào nghiên cứu khoa học”. Còn có người nói: “Tín ngưỡng thì có tác dụng gì? Có thể làm ra cơm để ăn sao?”.

Nhưng mà, là một bác sĩ y khoa, tôi thành thật hỏi mọi người một câu rằng: “Không có tín ngưỡng, bạn có thể hay không bình tĩnh đối mặt với tử vong? Không có tín ngưỡng, bạn lấy gì để cứu vớt linh hồn của mình và người khác đây?”.

Sinh tử không phải là chuyện có thể nói bạo miệng, nhưng ngày hôm nay, tôi tự đáy lòng mình tha thiết muốn nói một câu rằng: “Chúng ta cần tín ngưỡng, cần một tín ngưỡng cao thượng thuần khiết!”.

 Bảo An, dịch từ kannewyork.com