Vụ lừa đảo mới nhất liên quan đến Trung Quốc đã làm giới chức Hoa Kỳ chấn động, khi công ty Kingold của nước này “cả gan” dùng 83 tấn vàng giả “đồng mạ vàng” để làm bảo đảm cho khoản vay hàng tỷ USD của mình.

Theo báo cáo của hãng tin South China Morning Post, công ty Kingold Jewelry – một trong những nhà sản xuất vàng trang sức lớn nhất Trung Quốc, được cho là đã sử dụng 83 tấn vàng làm tài sản thế chấp cho khoản vay khổng lồ lên đến hơn 2,8 tỷ USD, nhưng sau đó “đống vàng” này bị phát hiện ra là… đồng mạ vàng.

Vụ lừa đảo mới nhất liên quan đến Trung Quốc đã làm giới chức Hoa Kỳ chấn động, khi công ty Kingold của nước này “cả gan” dùng 83 tấn vàng giả “đồng mạ vàng” để làm bảo đảm cho khoản vay hàng tỷ USD của mình.

Theo báo cáo của hãng tin South China Morning Post, công ty Kingold Jewelry – một trong những nhà sản xuất vàng trang sức lớn nhất Trung Quốc, được cho là đã sử dụng 83 tấn vàng làm tài sản thế chấp cho khoản vay khổng lồ lên đến hơn 2,8 tỷ USD, nhưng sau đó “đống vàng” này bị phát hiện ra là… đồng mạ vàng.

Kingold – có trụ sở tại Vũ Hán và được niêm yết trên sàn Nasdaq, đã bị buộc tội gian lận quy mô lớn trong vụ bê bối lớn thứ hai trong ba tháng qua, liên quan đến một công ty Trung Quốc được lên sàn ở Mỹ. 

Công ty này bị cáo buộc là dùng các thanh đồng mạ vàng để giả mạo như là vàng nguyên khối, và sử dụng vàng miếng giả này làm tài sản thế chấp để lừa đảo lấy 20 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD).

Đây là một trong những vụ lừa đảo cho vay vàng lớn nhất tại Trung Quốc. Các khoản vay đã kéo dài trong 5 năm qua từ ít nhất 14 tổ chức tài chính Trung Quốc, theo báo cáo của Caixin.

Phần lớn số tiền vay đã được sử dụng để đầu tư vào bong bóng nhà ở Trung Quốc, một số khoản đầu tư đã rơi vào tình trạng tồi tệ. Kingold đã mua một công ty có tên Tri-Ring sở hữu các khu đất ở Vũ Hán và Thâm Quyến với số tiền vay khổng lồ này.

Các tổ chức China Minsheng Trust, Hengfeng Bank và Dongguan Trust đã cung cấp các khoản vay cho Kingold, và các khoản này được bảo hiểm bởi 30 tỷ nhân dân tệ của các chính sách bảo hiểm tài sản do công ty bảo hiểm nhà nước PICC Property, Casualty và các công ty bảo hiểm nhỏ hơn khác. 

Theo Caixin, vàng giả đã bị lộ vào tháng 2/2020 khi Dongguan Trust bắt đầu thanh lý tài sản thế chấp của Kingold để chi trả các khoản nợ đến hạn của công ty này. Cuối năm ngoái, Kingold bị cáo buộc là đã không trả nợ cho các nhà đầu tư trong một số sản phẩm ủy thác.

Cổ phiếu của Kingold niêm yết Nasdaq đã giảm gần ¼, sau khi các cáo buộc này xuất hiện vào sáng thứ Hai (29/6) trên trang web của Caixin – một cổng thông tin tài chính chính thức của Trung Quốc đại lục.

Kingold hiện đang bị các cơ quan chức năng điều tra. Công ty này cũng không đưa ra bình luận về vấn đề này.

Kingold dựa vào sự ‘hậu thuẫn’ nào để vay tiền?

Theo smallcaps, cổ đông kiểm soát của Kingold là Jia Zhihong, một cựu quan chức quân đội ở Vũ Hán và Quảng Châu. Ông này từng quản lý các mỏ vàng cho Quân đội Giải phóng Nhân dân. 

Dưới sự hậu thuẫn đáng kể trên, từ một nhà máy vàng ở Vũ Hán, Kingold đã thiết lập được liên kết với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Vũ Hán Kingold được “nâng đỡ” trở thành nhà sản xuất vàng lớn nhất ở tỉnh Hồ Bắc. Khi sự việc lừa đảo vỡ lở, Caixin báo cáo rằng chủ tịch Jia Zihong của Kingold đã chối bỏ thẳng thừng việc sử dụng vàng giả và phủ nhận mọi hành vi sai trái… 

Nhưng làm thế nào đống vàng giả này lại có thể “qua mặt” các công ty bảo hiểm, kiểm toán…? 83 tấn vàng của Kingold tương đương với 22% sản lượng vàng hàng năm của Trung Quốc và 4,2% dự trữ vàng của nhà nước tính đến năm 2019. Nói tóm lại, hơn 4% dự trữ vàng chính thức của Trung Quốc có thể là giả. Câu hỏi được đặt ra là liệu nhiều tấn vàng được xem là “tài sản cứng” của Trung Quốc có thật sự tồn tại, hay chỉ là đồng mạ vàng?

Báo cáo của Zero Hedge cho biết điều này phơi bày sự gian lận ở nhiều mặt của Trung Quốc: tận dụng chủ nghĩa thân hữu đã tồn tại từ trước và kết nối với quân đội hùng mạnh của Trung Quốc. Điều này cho phép người sáng lập Kingold được phép làm bất cứ điều gì mình muốn, kể cả việc làm giả hơn 83 tấn vàng nhằm có được hàng tỷ USD tiền vay để tham gia vào bong bóng nhà ở của Trung Quốc.

Tờ economictimes cho rằng sự kiện bất ngờ này đã phơi bày loại “bê bối” cố hữu, là tâm điểm của hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc và các liên doanh kinh doanh. Hàng chục tấn vàng miếng “chưa bao giờ tồn tại” này đã mang đến hàng tỷ USD, “mang lại lợi ích” không chỉ cho người sáng lập Jia, mà cả giới chức của Trung Quốc.

“Bây giờ có vẻ như một phần lớn của nền tảng kinh tế Trung Quốc đã được chứng minh là dựa trên hàng chục tỷ nhân dân tệ “tài sản cứng” – chẳng hạn như vàng – đơn giản là không tồn tại”, báo cáo này cho biết.

Liệu các phi vụ lừa đảo của công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục lặp lại?

Tin tức về vụ lừa đảo này xuất hiện chỉ ba tháng sau khi một công ty Trung Quốc khác là Luckin Coffee thừa nhận việc gian lận kế toán 310 triệu USD, trong một vụ bê bối quản trị doanh nghiệp. Luckin được thành lập vào tháng 6/2017, được coi đối thủ của Starbucks tại Trung Quốc. Công ty này là một trong những công ty Trung Quốc thành công nhất được niêm yết trên sàn tại Mỹ vào năm 2019, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nổi tiếng của Hoa Kỳ, bao gồm các quỹ đầu tư dài hạn và các quỹ đầu tư rủi ro.

Vào tháng 4/2020, TAL Education Group, một nhà điều hành các trung tâm giảng dạy có trụ sở tại Bắc Kinh được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York, cũng thừa nhận việc làm giả dữ liệu khi làm tăng doanh số lên đến hàng trăm triệu USD của một trong những mảng kinh doanh của mình. 

Gần đây, iQiyi – công ty phát trực tuyến video Trung Quốc được niêm yết trên Nasdaq, cũng bị cáo buộc lạm dụng dữ liệu, mặc dù iQiyi đã bác bỏ cáo buộc này.

Hoa Kỳ ban hành luật ngăn chặn các công ty Trung Quốc tìm cách gây quỹ trên thị trường Mỹ

Rất nhiều vụ bê bối liên quan đến giả mạo dữ liệu, lừa đảo này đã khiến các nhà lập pháp Hoa Kỳ ngày càng trở nên cẩn trọng và kiên quyết hơn với các công ty Trung Quốc muốn niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ, và nghiêm túc hơn trong việc trục xuất các công ty Trung Quốc khỏi Phố Wall.

Theo Marketwatch, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã lên tiếng ủng hộ sự giám sát chặt chẽ hơn của các công ty Trung Quốc. Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow nói với Fox Business Network vào sáng thứ Ba (30/6) rằng: “Chúng ta phải thúc đẩy các công ty Trung Quốc được niêm yết tại thị trường Mỹ cần phải có thêm trách nhiệm”.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh về thương mại và các vấn đề xoay quanh việc xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Thượng viện Hoa Kỳ gần đây đã thông qua một dự luật chưa từng có để ngăn chặn các công ty Trung Quốc khỏi Phố Wall.

Dự luật yêu cầu các ứng viên gây quỹ phải chứng minh rằng họ không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài, trước khi họ có thể niêm yết trên thị trường Hoa Kỳ, và phải nộp báo cáo kiểm toán lên Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Công cộng Hoa Kỳ (PCAOB).

Sau khi có thông tin về việc chính quyền Mỹ đang xem xét giáng một đòn 1,2 nghìn tỷ USD vào các doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ đã kịp thời có động thái sẵn sàng thắt chặt các tiêu chuẩn niêm yết đối với các doanh nghiệp Trung Quốc huy động vốn trên sàn này. 

Các quy định mới của Nasdaq sẽ bắt buộc các công ty từ các nước như Trung Quốc phải huy động 25 triệu USD qua IPO hay ít nhất 1/4 giá trị vốn hóa sau niêm yết của họ.

 

 

Theo : NTD.com