Nạo phá thai chẳng khác gì giết người, nhưng nhiều người lại không hiểu được sự nghiêm trọng này. Người ta vẫn thường biện hộ rằng họ phá thai vì có nỗi khổ riêng, nhưng đâu biết rằng quyết định này của họ sẽ khiến một sinh mệnh phải chịu khổ cùng cực.

tâm linh, nạo phả thai, báo ứng,

Quyết định phá thai, chính là sẽ khiến một sinh mệnh phải chịu khổ cùng cực. (Ảnh minh họa)

Thượng sư Trác Đức Ba Mỗ (Zhuodebamu), còn gọi là Thượng sư Không Hành, sinh ra tại cao nguyên Tây Tạng. Bà được cho là đã chết 4 lần trong tổng cộng 70 ngày, và đều sống lại ngay sau đó. Bà nói rằng, đa số con người đều rất mù mờ về khái niệm “phá thai”, không biết rằng phá thai là tạo nghiệp to lớn. Ở góc độ khoa học, đứa trẻ ấy sẽ phải chịu đựng rất nhiều đau đớn, cuối cùng bị tước đi sự sống trong im lặng. Còn ở góc độ thâm sâu hơn, tội nghiệp mà việc phá thai gây nên nghêm trọng như thế nào?

Tại một buổi lễ, Thượng sư Không Hành tiến hành siêu độ cho các linh hồn chưa được siêu thoát. Trong những người hành lễ có một phụ nữ trung niên. Bà cầu xin Thượng sư Không Hành: “Con xin ngài hãy siêu độ cho thai nhi đã mất của con”.

Thượng sư Không Hành nói: “Các vị làm chuyện gì đây? Tự mình làm chuyện sai trái rồi lại đổ lỗi cho đứa con vô tội của mình sao!”. 
tâm linh, nạo phả thai, báo ứng,

Thượng sư Trác Đức Ba Mỗ (Ảnh: Internet)

Rồi thượng sư quay về phía tất cả những người có mặt ở đó:

“Sự việc này thì ngay cả Phật cũng chẳng có cách nào thay đổi. Đứa bé ấy không biết chút gì về Phật cả, cho dù Phật hiển hiện trước mặt nó, nó cũng chẳng đi theo”.

“Ở cõi Trung ấm, linh hồn của đứa bé đó bị cắm lên rất nhiều dao, toàn thân đều là máu tươi và những mảng thịt đứt lìa, miệng không ngừng kêu lên ‘mẹ ơi, mẹ ơi’. Nó phải sống trong không gian đó thống khổ cùng cực. Bởi có nghiệp lực và chấp trước không bỏ, nó sẽ tưởng như có tiếng mẹ đang gọi ở phía trên đỉnh núi”.

“Sau đó nó phải chịu đựng rất nhiều thống khổ để có thể trèo lên đỉnh núi được tạo ra bằng dao ấy. Nhưng đến nơi rồi cũng không thấy mẹ, nó chỉ thấy bốn bề đều là những con mãnh thú đáng sợ, chúng lao về phía nó cắn xé rồi nuốt chửng. Đứa trẻ sau khi chết liền trở xuống núi và hồi sinh, rồi tiếp tục vượt qua núi đao, tiếp tục bị mãnh thú ăn thịt, rồi lại hồi sinh dưới chân núi, cứ như vậy không có tận cùng!

Đứa bé được an bài có cuộc sống làm người, nhưng bị tước đi, chúng sẽ phải chờ đợi trong đau khổ cho đến khi thời gian đáng lẽ được sống kết thúc. Chư vị thử nghĩ xem, lấy 1 cái kim đâm vào người chư vị, hỏi có đau hay không? Sự thống khổ của đứa bé đó, chư vị có chịu nổi chăng? Vậy mà chư vị tại sao lại nỡ phá thai chứ?”.

“Một chúng sinh được chuyển sinh là phúc báo không hề đơn giản, cũng không dễ dàng gì”.

“Nó tiến nhập vào bào thai của chư vị làm con cái của chư vị, là duyên phận đời trước của các người. Nhưng bởi vì sự vô tri của mình mà chư vị nỡ giết đi đứa trẻ đang sống ấy sao? Đó là một mạng người mà! Đó có phải là sự việc mà con người nên làm không? Chư vị biết ma và yêu quái ngụ nơi đâu không? Đâu cũng không có, mà ở trong chính con người chúng ta! Trong quá trình luân hồi dài đằng đẵng của chư vị, thật chẳng dễ dàng gì mới được thân người, vậy mà lại bị chính người mẹ giết khi vẫn còn ở trong bào thai. Nếu là chư vị, chư vị sẽ thế nào đây? Chư vị có thử nghĩ chưa?”.

Thượng sư Không Hành nghẹn ngào, lệ rơi đầy mặt. Có những giây phút quá bi thương, Thượng sư phải ngưng một lúc mới có thể nói tiếp.

Và cũng rất nhiều người tại đó khóc không thành tiếng…

“Vậy chúng con phải làm sao đây?” – Người phụ nữ kia hỏi.

“Giờ chư vị cảm thấy hối hận rồi. Về sau hãy sống thật tốt, tuyệt đối đừng giết người hại mệnh, chỉ có thể vậy thôi”.

Cuộc gặp với Thượng sư kết thúc, trong tâm mỗi người đều lưu lại một cảm giác bi thương. Câu chuyện này được kể lại cho tất cả chúng ta, chỉ để mong những người hữu duyên đọc bài viết này sẽ hiểu được giá trị nhân sinh của một thai nhi. Xin hãy coi chúng như một sinh mệnh hoàn chỉnh mà đối đãi!

Nhân quả báo ứng, cho dù là đứa trẻ ấy hay là người đã bỏ rơi nó, dẫu ai phải chịu tội khổ cũng là điều không đáng!

Theo Daikynguyenvn