Dân gian Trung Quốc có câu là “Thiên lôi đánh xuống”, người dân thuần phác đều tin tưởng kẻ làm chuyện xấu sẽ bị trời phạt, cho nên rất nhiều sách xưa ghi lại câu chuyện sét đánh đứa con bất hiếu, sét đánh những người bất nghĩa.
Dân gian Trung Quốc có câu là “Thiên lôi đánh xuống”, người dân thuần phác đều tin tưởng kẻ làm chuyện xấu sẽ bị trời phạt. (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều ví dụ như vậy được ghi chép lại trong “Thái Bình Nghiễm Ký” của thời Tống. Một trong số đó là câu chuyện vào thời Đường, có một cặp vợ chồng làm trái đạo lý đã bị sét đánh chết; còn có chuyện lạ một lần trời giáng sấm sét, xẻ đôi vách núi, vạch ra biên giới hai châu. Nó cho thấy trên trời quả thật có thần linh.
Vợ chồng Yển Điển thề bậy bị sét đánh
Vào năm Trinh Nguyên (785-805) giữa đời Đường Đức Tông, trong một thôn thuộc huyện Hoa Đình có một thôn dân tên là Yển Điển, vợ của ông ta tư thông với người khác, lại trộm của hàng xóm một cái khăn tay. Hàng xóm biết, đến nhà Yển Điển tìm vật bị mất.
Yển Điển và vợ đều không nhận, còn quay sang mắng chửi người ấy. Hàng xóm uất ức, cảm thấy vô cùng tức giận, vì vậy nói với Yển Điển: “Vợ ông và người khác tư thông, lại còn trộm đồ. Các người không chịu nhận mà lại còn mắng người, trời cao sao có thể dễ dàng tha thứ cho các người được chứ”.
Yển Điển nói: “Vợ tôi không có thông dâm hay ăn trộm đồ! Nếu đúng như lời ông nói, thì để cho sét đánh cả nhà tôi!”. Sau đó mọi người bỏ về.
Đến buổi tối, mưa to gió lớn, sét đánh ầm ầm, đánh sập nhà của Yển Điển, vợ chồng bọn họ năm sáu người nhà đều bị đánh chết.
Mãi đến rạng sáng, mưa còn chưa dứt. Hàng xóm thấy nhà của Yển Điển bị sập, lửa cháy không ngớt. Mọi người cùng tìm kiếm trong đống đổ nát thấy di hài của hai vợ chồng đang bị đốt cháy. Mọi người nhìn lên trời quỳ lạy, khẩn cầu trời cao đừng thiêu đốt bọn họ nữa, lửa lúc này mới tự tắt.
Mọi người nhìn thấy trên sườn của Yển Điển viết: “Kẻ ngu muội vì bảo vệ thanh danh thê tử, đánh cược tính mệnh của cả nhà”. Trên xương sườn vợ Yển Điển viết: “Thông dâm, còn trộm đồ của người khác”.
Nhà bên báo quan phủ, mời nha huyện đến khám tử thi, thế là gần xa trong thôn đều biết chuyện này. Cho nên mới nói, trên đầu ba thước có thần linh, dù là lúc nào cũng không được tùy tiện thề thốt, càng không được dùng lời thề để nói dối.
Nghe nói, vùng Ngô Việt thường có người bị sét đánh chết, còn có trâu bò, lươn cá, cây cối bị sét đánh, đều phải báo lên quan phủ để kiểm tra thực hư. Có người lại hỏi: “Nếu như con người phạm sai lầm, ông trời trừng phạt họ còn thể hiểu được. Nhưng trâu bò, cây cối, chim cá chẳng lẽ cũng phạm tội gì mà lại bị giết?”
Cũng có người hoài nghi, những kẻ giết vua, sát hại cha mẹ và người vô tội, ông trời tai sao không trừng phạt họ? Mọi người đều hy vọng có ai đó giải thích điều này. Về vấn đề này, Hoàng Phủ Thị, tên hiệu là Động Đình Tử, tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ “Nguyên Hóa Ký” sẽ cho mọi người vài ví dụ.
Thời thượng cổ, triều Hạ có Võ Ất là một hôn quân vô đạo, ông ta sai người làm cái túi da bên trong chứa đầy máu rồi treo lên cao, lấy cung tên bắn thủng. Võ Ất xưng là “Xạ Thiên”, bất kính với thần linh, cho nên bị trời phạt. Khi ông ra ra ngoài đi sắn, bị thiên lôi đánh chết.
Võ Ất là một hôn quân vô đạo, ông ta sai người làm cái túi da bên trong chứa đầy máu rồi treo lên cao, lấy cung tên bắn thủng. (Ảnh từ epochtimes)
Về phần trâu bò chim cá, chúng thường di chuyển trong ruộng nước, làm tổn hại lúa mạ. Có người nói:“Nhưng chúng làm tổn hại lúa mạ không nhiều, tại sao phải chịu trừng phạt nặng như vậy?”. Động Đình Tử nói: “Ngũ cốc, liên quan đến tính mạng của dân chúng, là bảo vật quan trọng của đất nước. Ông trời giết chúng, cũng là để khuyên dạy người đời. Về phần các loại cây cối, có rồng ẩn thân trong đó, thần linh muốn bắt rồng thì phải bổ cây cối. Thiên đạo sâu xa huyền bí, nhưng để dạy dỗ con người đều sẽ dựa vào tình và lý, không thể vơ đũa cả nắm”.
Sét đánh phân chia biên giới hai châu
Tiếp theo, Động Đình Tử kể lại câu chuyện sét đánh chia địa phận. Hai châu Chương, Tuyền có biên giới sát nhau, bởi vì biên giới phân chia không rõ, trải qua thời gian dài tranh tụng không dứt, cả quan phủ cũng không giải quyết được vụ này ổn thỏa. Càng về sau, vụ kiện này càng ngày càng loạn, càng ngày càng khó giải quyết.
Vì giải quyết án kiện này, quan lớn hai châu Chương, Tuyền dâng hương cầu khẩn, thỉnh cầu thiên địa thần linh giúp chỉ rõ cho họ. Không lâu sau, trời đổ mưa to. Một tiếng sét đánh làm tách đôi một ngọn núi từ ngay chính giữa. Ở chỗ bị nứt ra, vừa đúng tạo thành một con đường tự nhiên, về sau trở thành một quan đạo.
Trên vách đá bị xẻ đôi xuất hiện sáu hàng triện cổ, tổng cộng hai mươi bốn chữ, từng chữ dài mấy thước, nhưng không ai có thể đọc hiểu. Từ đó về sau, hai châu Chương, Tuyền lấy con đường này làm ranh giới.
Trên vách đá bị xẻ đôi xuất hiện sáu hàng triện cổ. (Ảnh từ epochtimes)
Mãi cho đến năm đầu Trinh Nguyên thời Đường, Lý Hiệp bị lưu đày đến đây nhận ra những chữ này là chữ triện, ý nói: “Hai châu Chương Tuyền, phân địa thái bình. Vĩnh An, Long Khê, núi cao khí mát. Ngàn năm không mê hoặc, là quy tắc vạn cổ”. Mà Vĩnh Yên, Long Khê là tên của hai thôn nằm ở chỗ giao nhau.
Động Đình Tử kể lại câu chuyện này chỉ là muốn nói cho mọi người, đừng hoài nghi dị tượng ông trời giáng xuống. Trước kia, quân tử khi nghe thấy sét đánh, đều kính cẩn soi xét lại chính mình. Đối với những kẻ giết vua, sát hại cha mẹ và người vô tội, tự có luật trời trừng phạt bọn họ. Chúng ta không thể hoài nghi, lưới trời khó lọt.
(Trích “Thái Bình Nghiễm Ký” cuốn 393; “Sử ký – Ân Bản Kỷ”)
Tuệ Tâm, theo Epoch Times, Tinhhoa