Con người khi còn sống, mỗi việc thiện việc ác mà bản thân làm ra đều được ghi chép lại hết. Khi chết xuống âm phủ, quan phủ sẽ căn cứ mỗi việc thiện, việc ác đó để phán xét luận tội và công đức của người đó. Trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” có ghi lại một buổi xét tội dưới âm phủ như sau:

Vào triều đại Nam Tống, ở Thiểm Tây có 3 anh em kết nghĩa tuổi gần xấp xỉ nhau, tên là Chu Tam, Lý Trập Nhất và Bành Lục.

Dia-nguc-675x400(Ảnh minh họa/Nguồn: Internet)

Giữa trưa một ngày nọ, Bành Lục trong lúc đang nằm mơ màng trên giường thị bị hai quan sai giải đi đến trước một đại điện trang nghiêm. Anh ta nhìn thấy rất nhiều người trên cổ đeo gông khóa đang đứng ở đó, giống như đang chờ tới lượt thẩm phán xét hỏi. Anh ta ngẩng đầu nhìn vào trong điện thì thấy một người đang chủ trì buổi thẩm phán.

Một lát sau, Bành Lục nhìn thấy người anh em kết nghĩa của mình là Chu Tam bị truyền lên điện. Vị thẩm phán sau khi đọc xong một đoạn trong cuốn sổ trước mặt liền quay sang hỏi người bên cạnh: “Người này được sống đến 87 tuổi, vì sao lại bắt hồn của anh ta đến đây sớm như vậy?”

Vị quan này đáp: “Đó là đại vương có chỗ chưa rõ, người này tính tình nóng nảy, tùy tiện đả thương người và làm hại vật. Theo như thường lệ là bị giảm thọ mệnh đi một nửa, cho nên chỉ sống được đến hơn 43 tuổi mà thôi.”

Đại vương nghe vậy liền gật đầu đồng ý nói: “Theo lý là nên như thế!”

Chu Tam sau đó bị áp giải ra ngoài, tiếp theo là Lý Trập Nhất được áp giải vào điện. Đại vương sau khi lật qua cuốn sổ xem xét rồi hỏi: “Người này có tuổi thọ là 71 tuổi, vì sao lại bị câu hồn đến đây sớm như vậy? Phải chăng là anh ta đã làm điều gì đại ác?”

Vị quan ngồi bên cạnh lại trả lời: “Người này lúc còn sống luôn ganh ghét đố kỵ với người tài đức, làm nhục và ức hiếp mẹ góa con côi, gây nghiệp chướng rất nhiều, vì vậy cũng bị giảm tuổi thọ.”

Đại Vương nghe xong liền nói: “Người này lúc còn sống lòng dạ hiểm ác, tuyệt đối không thể tha thứ được!”

Bành Lục sau khi chứng kiến quá trình tra xét của hai người anh em kết nghĩa của mình liền lập tức tỉnh ra rằng chính bản thân mình đã bị đưa đến âm tào địa phủ.

Đang lúc vô cùng sợ hãi, anh ta nghe thấy vị  quan gọi tên mình lên điện thẩm tra. Anh ta lập tức lên điện và quỳ sụp xuống, run rẩy.

Đại Vương sau khi nhìn cuốn sổ rồi nói: “Người này thọ mệnh đã định đến thời điểm này, không cần phải xét hỏi thêm nữa!”

Nhưng Đại Vương vừa nói xong thì vị quan bên cạnh lại bẩm báo: “Thọ mệnh của người này mặc dù đã được định sẵn là 43 tuổi, nhưng anh ta thường hay làm rất nhiều việc thiện, tích được âm công rất nhiều. Theo lý nên được kéo dài thọ mệnh!”

Đại Vương gật đầu nói: “Người hành thiện tích đức, nên được kéo dài thọ mệnh. Nếu không thì sao có thể khuyến khích con người hành thiện? Vậy cho người này sống thêm 24 năm nữa!”

Bành lục nghe vị quan phán như vậy vô cùng mừng rỡ, vội vàng dập đầu cảm ơn, sau đó quay người đi theo quỷ tốt trở về dương gian.

Bành Lục sau khi tỉnh lại, phát hiện người nhà đang quây quần ở bên thân xác anh ta khóc nóc nỉ non. Sau đó, mọi người mới kể với anh ta rằng, anh ta đã chết được một đêm. Sau khi nhìn thấy anh ta sống lại, cả gia đình họ mừng rỡ mãi không thôi. Bành Lục nhớ đến cảnh tra xét của hai người anh kết nghĩa liền vội vàng sang nhà họ hỏi thăm. Lúc bấy giờ họ mới phát hiện ra hai người này quả nhiên đã chết bất đắc kỳ tử mà không ai  hay biết.

Thọ mệnh mặc dù là có định số, nhưng có thể kéo dài và cũng có thể giảm thọ. Hành thiện tích đức là cách để con người có thể kéo dài được thọ mệnh của mình. Ngược lại, người làm việc ác không những bị giảm thọ mà còn phải chịu tội nặng nề sau khi chết.

Theo Secretchina, Daikynguyenvn.com