Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và dạy người ta sống và hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Từ tháng 7 năm 1999, môn tu luyện này đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp nghiêm trọng khiến hơn 4.300 học viên đã chết do bị bức hại trực tiếp, nhiều người bị tra tấn trong khi bị giam giữ. Nhiều người khác đã bị bắt, giam giữ, bị tra tấn đồng thời bị bắt lao động cưỡng bức hoặc lạm dụng tinh thần.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, mọi người tin rằng “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”, tương tự như câu nói trong xã hội phương Tây, “gieo gì gặt nấy”. Những người đàn áp các học viên Pháp Luân Công vô tội và không tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn sẽ phải đối mặt với hậu quả do hành động của mình gây ra.

Dưới đây là một số ví dụ từ huyện Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Giang. Nằm ở phía đông bắc Trung Quốc, tỉnh Hắc Long Giang là một trong những khu vực ở Trung Quốc nơi các học viên Pháp Luân Công bị bức hại là tồi tệ nhất, họ thường bị buộc phải lựa chọn giữa cuộc sống và đức tin của họ.

Cục An ninh Nội địa

Cục An ninh Nội địa Quốc Bảo, một chi nhánh của sở cảnh sát cấp quận đã chính thức được thành lập tại Trung Quốc vào năm 1998. Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, hầu hết các vụ bắt giữ các học viên được bộ phận này và đồn cảnh sát trực thuộc giám sát.

Lê Quân – Giám đốc Cục An ninh Nội địa Hoa Nam đã tích cực thực hiện chính sách đàn áp kể từ khi thành lập vào năm 1999. Lê đã bắt giữ hơn 100 học viên, gửi hàng chục người đến các trại lao động cưỡng bức. Ngoài ra, ông ta đã tống tiền hơn 100.000 nhân dân tệ từ các học viên và quấy rối các học viên tổng cộng hơn 2.000 lần.

Các học viên đã nói chuyện với Lê nhiều lần, giải thích cho ông ta sự thật về Pháp Luân Công và khuyên ông ta ngừng làm những việc xấu, nhưng Lê không quan tâm đến những lời khuyên này. Sau đó, khi bị vợ và con bỏ đi, ông ta liên tiếp bị ba vụ tai nạn xe hơi. Vào ngày 12 tháng 5 năm 2012, Lê đột ngột qua đời ở tuổi 57.

Trần Hồng Huy, người kế nhiệm Lê làm giám đốc, cũng tích cực tham gia vào cuộc đàn áp. Trong vòng hai năm, ông đã đã bắt giữ 16 học viên. Năm người bị kết án tù và hai người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Những người còn lại bị giam giữ và buộc phải trả tiền phạt. Ông ta cũng đốt sách Pháp Luân Công và chân dung của người sáng lập Pháp Luân Công.

Các học viên liên tục khuyên Trần dừng lại, nhưng ông ta luôn phớt lờ lời khuyên của họ. Một tuần trước khi chết, khi một học viên yêu cầu ông ta hãy giúp đỡ những người vô tội, ông ta đã từ chối và trả lời: “Tôi đã làm việc này trong nhiều năm và tôi vẫn ổn. Nếu quả báo là có thật, hãy đưa nó lên đây! Tôi sẽ theo ĐCSTQ cho đến cùng.”

Vào ngày 31 tháng 10 năm 2009, khi Trần đang trên đường từ thị trấn Long Sơn trở về Hoa Nam, ông ta đã đâm xe vào một cái cây. Hộp sọ của ông ta bị vỡ nát và chết ngay lập tức. Lúc đó ông ta mới đang ở tuổi 40.

Trần Ngọc Quân, một sĩ quan cấp cục, đã tham gia vào hầu hết các vụ bắt giữ các học viên. Ngoài ra, ông ta sử dụng các chiến thuật khác nhau để đánh lừa và mưu hại các học viên.

Một ví dụ là ông Dương Hiếu Bằng, một học viên làm nghề lái xe taxi. Vào ngày 8 tháng 4 năm 2008, Trần giả vờ rằng ông ta cần đi xe và yêu cầu ông Dương đưa đến sở cảnh sát. Khi đó, Trần và các sĩ quan khác đã đánh ông Dương và kéo ông vào trong. Trần đánh vào đầu ông Dương rất mạnh bằng chai nước đến nỗi ông bị điếc một bên tai. Ông Dương sau đó bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức trong 15 tháng.

Mười ngày sau khi ông Dương bị bắt, Trần đã xảy ra mâu thuẫn với ai đó và bị đâm ba nhát. Trong thời gian ở bệnh viện, một học viên đề nghị ông ta ngừng làm hại người vô tội, nhưng ông ta không nghe. Sau đó, ông ta bị hoại tử đầu xương đùi và bị vợ ly dị nhưng ông ta vẫn không hối cải.

Để tăng cường sức khỏe, Trần mua một chiếc xe đạp để tập thể dục. Ngày 19 tháng 4 năm 2014 khi đang đạp xe, ông ta bị ngã và rơi xuống một con mương sâu bên vệ đường. Các biện pháp cấp cứu thất bại và ông ta đã chết ở bệnh viện khi mới 43 tuổi.

Hậu quả bi thảm của các quan chức khác

Các nhân viên khác ở sở cảnh sát đã tích cực tham gia vào cuộc đàn áp cũng đã phải nhận quả báo.

Lư Quang – Phó Giám đốc Sở cảnh sát Hoa Nam phụ trách các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công trong khu vực. Ông ta chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc ngược đãi một lượng lớn các học viên. Chỉ trong tám tháng đầu năm 2005, 11 học viên và người nhà của họ đã bị bắt và đưa đến các trại lao động. Ông ta cũng tống tiền các học viên và công khai phỉ báng Pháp Luân Công trên các chương trình truyền hình.

Năm 2006, Lư được chẩn đoán bị hoại tử gan. Trong cơn đau dữ dội, ông ta đã chi hơn 300.000 nhân dân tệ cho ca ghép gan ở Bắc Kinh. Mặc dù không còn chịu trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công sau năm 2006, nhưng ông ta cũng không hối hận vì những gì mình đã làm. Ông ta qua đời vào ngày 11 tháng 6 năm 2014 ở tuổi 53.

Vu Minh Đào, một sĩ quan của Sở cảnh sát Tân Kiến, luôn theo sát thực hiện chính sách đàn áp của chính quyền. Ông ta đã quấy rối hầu hết các học viên trong khu vực của mình. Ông ta qua đời vì một căn bệnh bất ngờ vào ngày 29 tháng 6 năm 2012 ở tuổi 49.

Những người khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bức hại các học viên tại nơi làm việc. Ngụy Chí Dân – Bí thư Thành ủy thị trấn Đại Bát Lãng năm 2001 và 2002, đã tích cực tham gia vào cuộc đàn áp và chịu trách nhiệm về việc ít nhất năm học viên bị cầm tù. Họ và gia đình họ thường bị cảnh sát quấy rối.

Bất chấp những hành động sai trái của mình, Ngụy còn khoe khoang về vai trò của mình trong cuộc bức hại. Ông ta được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi và qua đời tại nhà vào ngày 4 tháng 5 năm 2018 ở tuổi 65. Vợ ông ta cũng được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư hạch.