Vào triều đại nhà Tấn, có một vị xuất gia, pháp danh là Thích Pháp Hành. Tuy ông xuất gia làm hòa thượng, nhưng mãi không thể tinh tấn tu luyện, vẻn vẻn trong lòng chỉ là sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với Phật Pháp và tu luyện mà thôi. Sau đó, có một hôm ông bị mắc trọng bệnh, sau khi đã chịu khổ trong cơn bệnh đau hơn mười ngày, nguyên thần ông ly thể đến cõi âm. Mọi người đều tưởng rằng ông đã chết rồi, nhưng qua ba ngày sau, ông đã tỉnh dậy.

26

Sau khi tỉnh dậy, ông đã kể với mọi người những cảnh tượng mà ông đã nhìn thấy ở cõi âm. Thích Pháp Hành nói: Lúc nguyên thần của ông ly thể là do bị người cõi âm bắt đi; khi đã đi được một quãng đường, ông bị người bắt ông dẫn đến một nơi có các buồng giam ở cõi âm; ông phát hiện rằng có những người khác cũng bị bắt đến nơi này. Ông mơ màng mà biết được đại khái nơi này không phải là một chỗ tốt, nên không chịu đi vào.

Lúc đó ông đã nhìn thấy trước mắt là một thứ đáng sợ, thứ đó giống như một cái bánh xe sắt lớn gắn các móng vuốt sắt, xoay nhanh như gió. Lúc đó một viên quan ở cõi âm bắt một kẻ phạm tội tới, đè bánh xe sắt lớn có móng vuốt sắt lên người đó. Chỉ trong chốc lát, kẻ phạm tội đó đã bị cắt ra thành một đống thịt vụn nát. Tiếp đó, viên quan cõi âm lại đem vài người phạm tội mà hành hình, cảnh tượng đó quả thực đáng sợ vô cùng, cực kỳ thê thảm.

Không lâu sau, viên quan cõi âm lệnh người đem Thích Pháp Hành đến để chịu cực hình trừng phạt. Thích Pháp Hành lúc ấy trong lòng cực kỳ sợ hãi, lại tự trách mình mãi. Ông vô cùng ăn năn tại sao lúc trước bản thân không nhân lúc còn sống mà tinh tấn tu luyện Phật Pháp? Nếu như lúc còn sống mà tinh tấn tu luyện, thì đâu phải chịu cực hình hôm nay? Thế là, ông bắt đầu niệm Phật hiệu trong tâm, phát thệ tương lai nếu như có cơ hội sẽ nhất định tinh tấn tu luyện.

Lúc ấy, viên quan sứ cõi âm nhìn Thích Pháp Hành, nói: “Ngươi có thể trở về để hoàn dương”. Thế là Thích Pháp Hành lại bị người ta dẫn đi, trải qua một phen lận đận đó, cuối cùng ông hoàn dương mà sống lại. Từ đó, Thích Pháp Hành hầu như ngày đêm không ngừng tinh tấn tu luyện Phật Pháp của Phật giáo, trở thành một vị đệ tử vô cùng tinh tấn của Phật.

Sau khi đọc qua câu chuyện của Thích Pháp Hành, bản thân tôi nghĩ rằng: Tu luyện Phật Pháp nhất định phải tinh tấn; nếu như một vị đệ tử của Phật mà không tinh tấn, vậy thì cuối cùng đánh mất có thể là thứ tốt đẹp không cách nào tìm kiếm lại được, đối mặt với người đó có thể là tương lai vô cùng hối hận và tự trách; tu luyện chân chính là hết sức vĩ đại, thù thắng và cũng cực kỳ nghiêm túc, là tuyệt đối không thể ôm giữ tâm thái mơ hồ được.

(Nguồn tư liệu: “Minh Tường Ký”)

Theo Chanhkien