Người hiện đại khi nghe đến thần thoại hay truyền thuyết thì liền cho rằng đó là mê tín. Nhưng nếu có thể thay đổi góc nhìn, suy xét kỹ lưỡng một chút, thì sẽ phát hiện rằng mọi thứ được tổ tiên lưu truyền lại thảy đều ẩn chứa huyền cơ cho nhân loại ngày nay.

thảm họa, nhân loại, hồng thủy,

(Ảnh: Internet)

Thời kỳ nguyên thủy của nền văn minh lần này, nhận loại vô cùng lạc hậu. Không có điện thoại hay vô tuyến điện ngày nay, ngay cả liên lạc trong làng xóm cũng phải dựa vào sức người đi tới đi lui, chứ nói gì đến liên lạc giữa các châu lục với nhau.

Vậy tại sao ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau trên khắp thế giới lại có những truyền thuyết, thần thoại tương tự nhau? Trong số đó phải kể đến truyền thuyết về đại hồng thủy hủy diệt con người.

Đại hồng thủy trong thần thoại Hy Lạp

Trong Thần thoại Hy Lạp cổ, có một đoạn kể lại như sau:

Thiên đế Zeus thống trị mặt đất, chứng kiến nhân loại càng lúc càng tàn nhẫn vô Đạo, nhân tâm hiểm ác, mạnh được yếu thua, con người dần dần rời xa chính nghĩa và lễ tiết, buồn bã nói:

“Nhân loại là tai họa của thế gian, nếu thương cảm họ mà để cho họ hưởng lạc, thì sẽ trở nên kiêu căng ngạo mạn; nếu trừng phạt để họ gánh chịu nạn, tất nhiên họ sẽ bớt phóng túng, nhưng chẳng bao lâu sẽ sa đọa trở lại, không việc ác nào không làm; vậy chẳng thà một lần tiêu diệt bọn họ”.

Bèn triệu tập chư Thần lại, kết quả quyết định giáng hạ mưa lớn tạo hồng thủy nhấn chìm toàn nhân loại.

Tại thời điểm đó, ở ngọn núi Olympus có một vị Thần tên là Prometheus, vì trộm lửa cho nhân loại mà bị phạt. Ông có người con trai Deucalion đang sống ở thế gian. Deucalion vẫn thường khuyên con người hướng thiện, để tránh bị Thần phạt.

thảm họa, nhân loại, hồng thủy,

(Ảnh: Internet)

Có một ngày, Deucalion tới núi Olympus thăm cha, Prometheus nói với con trai: “Không lâu nữa Thiên đế Zeus sẽ dùng hồng thủy nhấn chìm toàn bộ nhân loại, con và vợ hãy mau tìm cách để ứng phó”.

Deucalion lập tức xuống núi đóng một chiếc thuyền chắc chắn, mang những đồ dùng cần thiết lên thuyền lánh nạn. Quả nhiên, chỉ vài ngày sau, mưa như trút nước từ trên trời giáng xuống trong suốt mấy tháng liền, hồng thủy bao phủ toàn bộ mặt đất, đến cả núi cao cũng bị ngập trong nước.

Phải vài tháng sau mưa mới ngưng, thuyền của Deucalion trôi dạt đến đỉnh núi Parnax, nước bắt rút dần, mặt đất lại hiện ra, nhưng chỉ là một khoảng mênh mông rộng lớn không một bóng người. Deucalion khẩn cầu chư Thần cho lời khai thị, Thần nói: “Hãy đi lên sườn núi, nhặt đá, nhặt xương cốt của mẹ các ngươi ném xuống”.

Họ đoán rằng mẹ mình là mặt đất, xương cốt của bà là đá, nên liền nhặt đá ném xuống. Quả nhiên kỳ tích đã xuất hiện, những cục đá Deucalion ném xuống liền biến thành con trai, còn những cục đá vợ của Deucalion ném biến thành con gái, nhân loại lại sinh sôi nảy nở.

Hồng thủy ở trong Thánh kinh

Trong Thánh kinh có ghi lại thần thoại vô cùng rõ ràng như sau:

Thần Jehovah chứng kiến nhân loại tội ác càng lúc càng lớn, chỉ suy nghĩ đến điều ác, cũng rất hối hận vì đã tạo ra con người, vì vậy nói: “Ta phải trừ diệt tất cả con người, thú vật, côn trùng, chim muông ở thế gian, ta rất hối hận vì đã tạo ra chúng”.

thảm họa, nhân loại, hồng thủy,

(Ảnh: Internet)

Nhưng lúc đó có một người lương thiện, tên Noah, Thần Jehovah nói cho ông biết: “Ngươi hãy đóng một chiếc thuyền cứu nạn, làm thành từng ngăn từng ngăn, bên ngoài sơn tùng hương”.

Sau khi chỉ cách đóng thuyền cứu nạn cho Noah, Thần Jehovah nói: “Ta phải tạo hồng thủy để hủy diệt thế giới, phàm là vật sống trên Trái đất có máu có thịt, có hơi thở thì đều phải chết. Ta muốn ngươi cùng vợ, con trai, con dâu, đều ở trên thuyền cứu nạn. Thêm vào đó, vật sống có máu và thịt, mỗi loài hai con, một đực một cái, ngươi phải mang lên thuyền cứu nạn, để bảo tồn sinh mệnh”.

Noah liền làm theo lời của Thần Jehovah, bảy ngày sau, hồng thủy bắt đầu tràn lan trên mặt đất. Mưa lớn trút xuống liên tục bốn mươi ngày đêm, mặt nước càng dâng càng cao, tất cả sinh mệnh trên mặt đất đều bị trừ diệt, hồng thủy dâng liên tục trong 150 ngày.

Sau đó nước dần dần rút xuống, thuyền cứu nạn dừng lại trên núi Ararat. Mấy tháng sau mặt đất mới khô ráo trở lại. Thần Jehovah bảo Noah và người nhà ra khỏi thuyền cứu nạn, dẫn theo tất cả sinh vật, bắt đầu sinh sôi nảy nở ra đời sau.

Truyền thuyết về hồng thủy của người Sumer

Người Sumer là một dân tộc cổ từ 3.000 năm trước Công nguyên ở vùng Trung Đông. Phần lớn các phiến đá có khắc văn tự khai quật được ở sa mạc I-rắc, có ghi lại thần thoại và truyền thuyết về một trận đại hồng thủy kinh thiên động địa đã diễn ra trên Trái đất vào thời xa xưa. Trên các phiến đá có ghi lại như sau:

Những niên đại xa xưa, bốn vị thần linh cùng nhau thống trị Trái đất là: thần Bầu trời, thần Hộ pháp, Nữ thần Tình yêu và Chiến tranh, Thủy thần. Trong đó Thủy thần là quan tâm nhân loại nhất, là thần bảo vệ con người.

Vào thời đại đó, con người trên Trái đất rất đông đúc, nhân loại không ngừng sinh sôi nảy nở, toàn bộ thế giới tràn ngập tạp âm. Thần Hộ pháp nghe thấy tiếng động lớn rầm rĩ ở nhân gian, liền nói với các chư thần: “Tiếng động huyên náo của nhân loại nghe rất chói tai, làm cho chúng ta không thể an định”. Vì vậy chúng thần đã quyết định hủy diệt nhân loại.

thảm họa, nhân loại, hồng thủy,

(Ảnh: Internet)

Thủy thần thương cảm thế nhân. Ông đến hoàng cung, đứng ngoài tường cỏ lau nói với quốc vương ở trong điện, rằng nhân gian sắp phát sinh một đại tai nạn, ông tranh thủ thời gian đóng một chiếc thuyền, để bảo toàn tính mạng của cả nhà.

Ông nói: “Hãy dỡ nhà của ngươi xuống để đóng một chiếc thuyền, vứt bỏ tất cả tiền tài của cải đi, hãy mau chạy thoát thân! Không ai muốn xa rời vật chất ở thế tục, nhưng cứu vớt sinh mệnh quan trọng hơn. Tranh thủ thời gian dỡ nhà xuống, theo một kích thước nhất định, đóng một chiếc thuyền tỉ lệ giữa chiều rộng và dài tương ứng với nhai. Đem tất cả giống sinh vật trên thế giới lưu trữ ở trên thuyền”.

Quốc vương không dám sơ suất, lập tức đi đóng một chiếc thuyền lớn. Chuyển toàn bộ đồ dùng lên trên thuyền, mạng tất cả giống sinh vật lưu trữ trong khoang thuyền. Sau khi cả nhà lớn nhỏ lên thuyền, lại mang trâu ngựa, các súc vật khác, thợ thủ công các ngành các nghề trên thuyền…

Ngày đó cuối cùng cũng đến. Vào lúc tờ mờ sáng, phía chân trời hiện lên một đám mây đen, bão táp ầm ầm kéo tới, tiếng sấm từng trận từng trận, trời tối sầm. Mưa liên tục sáu ngày đêm liên tiếp, hồng thủy bao phủ toàn bộ thế giới. Đến ngày thứ bảy trời mới hửng sáng, gió bão ngừng, mặt biển dần dần yên tĩnh trở lại, hồng thủy bắt đầu biến mất. Chỉ còn lai khung cảnh biển cả mênh mông, tĩnh mịch. Tất cả sinh linh trên thế giới đều bị chôn vùi trong biển nước…

Chung quanh đập vào mắt chỉ là nước trắng xoá. Cách đó khoảng hơn 40 dặm, một ngọn núi sừng sững nơi dòng nước. Thuyền lềnh bềnh đi qua, mắc cạn tại lưng chừng núi. Quốc vương bèn cột chặt thuyền vào núi… Sáng sớm ngày thứ bảy, quốc vương mở lồng chim thả một chú bồ câu ra, nó bay vòng trên mặt nước một hồi, tìm không thấy cây cối để nghỉ, nên bay trở về trên thuyền.

Quốc vương lại thả ra một con chim én, nó cũng tìm không thấy chỗ đặt chân, đành phải bay trở về. Quốc vương lại thả ra một con quạ, nó trông thấy hồng thủy đã biến mất, cao hứng kêu lên, bay lượn về tứ phía kiếm ăn, trong nháy mắt đã biến mất không còn tung tích.

Không chỉ có quốc gia cổ của người Sumer lưu truyền lại điều này, mà trên những phiến đá khai quật được tại các nơi khác ở I-rắc, cũng có khắc họa về những câu chuyện tương tự.

Năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Woolley, bắt đầu tiến hành khai quật tại khu vực sa mạc Mesopotamia nằm giữa Bagdad và vịnh Ba Tư. Kết quả phát hiện ra thành cổ Ur của người Sumer, cũng phát hiện đây là nơi mai táng của vương tộc.

Leonard Woolley và những người đi cùng đã phát hiện có một lớp đất sét trầm tích dày hơn 2m ở bên dưới huyệt mộ. Tại sao lại có lớp đất sét này ở đây? Kết quả phân tích cho thấy, lớp đất sét trầm tích này do nước ứ đọng tạo nên. Leonard Woolley cho rằng điều này giải thích rằng, đại hồng thủy trong truyền thuyết của người Sumer cũng như trong Kinh thánh thực sự đã từng phát sinh trong lịch sử.

Đại hồng thủy trong truyền thuyết của Trung Quốc

Nhắc đến đại hồng thủy ở Trung Quốc, trước tiên chúng ta phải giới thiệu về Nữ Oa. Truyền thuyết nói rằng vào thời điểm mới khai thiên lập địa, vẫn chưa có con người, Nữ Oa đã tạo ra gà vào ngày mùng một của tháng giêng, mùng hai tạo ra chó, mùng ba tạo ra dê…, ngày mùng bảy, Nữ Oa dùng đất vàng và nước, phỏng theo dáng vóc của mình nặn ra từng người đất một.

thảm họa, nhân loại, hồng thủy,

(Ảnh: Internet)

Bà nặn ra một đám rồi lại một đám, cảm thấy quá chậm, vì vậy bà dùng một dây mây, ngoáy cho bùn bắn tung tóe, từng miếng từng miếng đất bùn rơi vãi trên mặt đất đều biến thành người. Vì để cho nhân loại vĩnh viễn lưu truyền, bà đã lập ra lễ nghi lấy vợ gả chồng, cho con người có thể tự sinh sôi nảy nở.

Trận đại hồng thủy đầu tiên trong thần thoại Trung Quốc, là nói về đại chiến giữa Hỏa thần Chúc Dung và Thủy thần Cộng Công. Thủy thần bị Chúc Dung đánh bại, húc đầu vào núi Bất Chu Sơn, không ngờ Bất Chu Sơn chính là cột chống trời, Cộng Công chạm vào liền bị gãy, vì thế một nửa bầu trời sập xuống, lộ ra một cái lỗ lớn, mặt đấy cũng bị nứt ra, hồng thủy theo lòng đất phun lên, cuồn cuộn chảy, mặt đất thành một đại dương mênh mông, trong tình huống như vậy nhân loại không thể sinh tồn.

Nữ Oa nhìn thấy tai hoạ này, liền dùng đá ngũ sắc để vá trời, cắt bốn chân của con ba ba làm thành bốn cột chống trời ở bốn phía, giết hắc Long để cứu Ký Châu, dùng tro của cây sậy đắp bờ ngăn hồng thủy lại. Vá trời xong, thì bốn phía cũng chống xong, hồng thủy cạn, trời đất chắc chắn lại, để cho người lương thiện có thể tiếp tục sinh sống.

Mặc dù câu chuyện thần thoại này không có nói về sự bại hoại của nhân loại, nhưng cũng nói với con người rằng, chỉ có người lương thiện mới có thể được lưu lại, và tiến nhập vào giai đoạn lịch sự mới.

Một câu chuyện thần thoại về đại hồng thủy khác là phát sinh vào thời Nghiêu đế. Khi đó nước chảy ngược chiều, tràn lan tại Trung Quốc, dân không chỗ nào ở, đói khổ lầm than. Ban đầu ông Cổn được phái đi trị hồng thủy, mất 9 năm mà không trị được. Về sau con trai của ông Cổn là Vũ được phái đi trị thủy, thời của Vũ thiên đế là Ngu Thuấn. Trước khi Vũ trị thủy, đã từng nhận được sự giúp đỡ của hà bá, tặng cho ông một tấm bản đồ trị thủy. Ông đổi phương pháp chặn bằng khai thông, kết quả đã thành công, hồng thủy ngừng lại, giải cứu vạn dân thống khổ.

Tại Trung Quốc, các triều đại đổi thay, quân vương giống như là chủ soái của mỗi triều, nhất cử nhất động của quân vương đều ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức và cách hành xử của thần dân. Đại Vũ trong lịch sử Trung Quốc là một quân vương có đức hạnh cao thượng, vì vậy dân chúng mới được cứu thoát khỏi đại hồng thủy, không thế nói rằng nó không liên quan đến việc Đại Vũ đã khiến dân chúng trở nên chất phác cao thượng.

Truyền thuyết về hồng thủy ở các dân tộc khác

Ấn Độ

Thuở xưa có một người tên là Manu. Manu, trong khi đang tắm sông, đã cứu được một con cá nhỏ thoát khỏi hàm răng của một con cá lớn.

Cá nói với Manu: “Nếu anh chăm sóc cho tôi cho đến khi tôi đủ lớn, tôi sẽ cứu anh thoát khỏi những điều khủng khiếp sắp xảy ra”.

thảm họa, nhân loại, hồng thủy,

(Ảnh: Internet)

Manu hỏi điều khủng khiếp ấy là gì. Cá nói với Manu rằng một trận lũ lớn sẽ sớm đến và hủy diệt mọi thứ trên Trái đất. Cá bảo Manu hãy bỏ nó vào trong một cái bình bằng đất nung.

Cá lớn dần lên và mỗi khi nó lớn quá, Manu lại dành cho nó một cái bình mới lớn hơn. Cuối cùng con cá đã trở thành một ghasha, một trong những loài cá lớn nhất thế giới. Con cá hướng dẫn Manu đóng một con tàu lớn bởi vì trận lụt sắp xảy ra.

Khi những cơn mưa bắt đầu, Manu dùng dây thừng buộc tàu với cá ghasha. Con cá đã hướng dẫn con tàu đi khi nước biển dâng tràn. Toàn bộ Trái đất ngập tràn bởi nước. Khi nước bắt đầu rút dần, cá ghasha dẫn tàu của Manu đến một đỉnh núi. Từ đó về sau con cháu của Manu sinh sôi nảy nở trở thành tổ tiên của người Ấn Độ.

Babylon

Chuyện thần thoại của người Babylon có nói, Thần tức giận con người thế gian, quyết định giáng hồng thủy hủy diệt nhân loại. Trước đó, Thần Easun đó đã dặn dò một ông lão ở cửa sông chọn một chiếc thuyền, chuẩn bị tất cả đồ đạc cần thiết. Mưa to rơi xuống bảy ngày, chỉ có núi cao là còn lộ ra trên mặt nước.

Châu Mỹ

130 dân tộc ở châu Mỹ đều có những câu chuyện thần thoại về đại hồng thủy. Trong tài liệu cổ của Mexico có ghi lại: “Trời chạm đất, trong một ngày, tất cả con người đều bị diệt, núi cũng biến mất trong hồng thủy…”. Trong Kinh thánh của người Maya có ghi lại: “Đây là đại phá hoại mang tính huỷ diệt,… một trận lũ lụt… Mọi người từ từ chết đuối trong nước mưa đặc từ trên trời giáng xuống”.

Vậy những truyền thuyết về đại hồng thủy được tổ tiên lưu lại này là muốn nói cho chúng ta biết điều gì?

Nhìn một cách tổng quát về các truyền thuyết, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn nguyên nhân dẫn tới đại hồng thủy là khi đạo đức của nhân loại đã trở nên bại hoại, đã đánh mất bản tính lương thiện, cho nên Thần mới mang hồng thủy tới để tiêu diệt con người, chỉ lưu lại một số rất ít người lương thiện, sau đó để họ sinh sôi nảy nở, phát triển thành nền văn minh mới. Nhìn sâu xa hơn, thì đây chính những lời giáo huấn mà tổ tiên lưu lại, để cảnh tỉnh con cháu sau này.

Lê Hiếu, dịch từ zhengjian
Theo Tinhhoa