2.500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kì mạt pháp, Pháp của ông không thể độ nhân được nữa, khi ấy “Chuyển Luân Thánh Vương” sẽ hạ thế truyền chân Pháp của vũ trụ, cứu độ chúng sinh.
Màn diễn lớn của lịch sử đang diễn những phân cảnh cuối cùng
Trong rất nhiều lời tiên tri đều tiên đoán rằng, xã hội nhân loại hiện nay chính là đang ở trong giai đoạn lịch sử cực kì đặc thù, sẽ có một đại sự phát sinh liên quan đến toàn thể nhân loại. Nhưng do rất nhiều người chịu ngăn trở của những quan niệm cứng nhắc rằng, sống chung chết chung, dù sao trời sập xuống ai cũng đều phải chịu, sẽ không phải một mình tôi chết. Nhưng sự việc không phải như thế! Lúc này nhìn thì thấy không có gì lạ, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, kì thực nó đã khởi động một cách âm thầm, thiên tượng biến đổi mang đến đại biến hóa cho nhân gian.
Con người đã bước một chân đến vực núi, đang ở ranh giới của sự hủy diệt mà không biết. Người đáng thương nhất là những người không biết sợ, họ không sợ trời không sợ đất, cái gì cũng không tin, cái gì cũng dám làm. Đây mới là sinh mệnh đáng thương nhất, sinh mệnh của họ là không có tương lai, không còn hi vọng. Người có duyên đọc đoạn văn này, dù tin hay không, hi vọng mọi người có thể tĩnh tâm lại, chăm chú đọc hết bài viết này, thật sự là rất tốt cho bạn.
Mọi người biết chăng, 5.000 nghìn năm lịch sử Trung Hoa tựa như một thiên đại bí mật. Theo “Càn Khôn Vạn Năm Ca” ở triều Chu, “Mã Tiền Khóa” triều Hán, “Thôi Bối Đồ” triều Đường, “Mai Hoa Thi” triều Tống, cho đến “Thiêu Binh Ca” triều Minh, từng triều đại người Hán thống trị ổn định và hòa bình lâu dài đều lưu lại cho chúng ta những tiên đoán chính xác. Càng thêm thần bí chính là, theo Khương Tử Nha triều Chu, Trương Lương triều Hán, Từ Mậu Công triều Đường, Miêu Quang Nghĩa triều Tống, lại đến Lưu Bá Ôn triều Minh, mỗi một quân sư bên cạch chân mệnh thiên tử khai quốc, họ đều là đạo sĩ.
Tất cả các quốc gia cổ đại sở hữu nền văn minh trên thế giới như Ai Cập, Babylon, đều được bao phủ trong sa mac. Người Ai Cập hiện nay cũng đã không còn giống với người Ai Cập cổ đại nữa, hiện tại người Iraq không phải là người thừa kế nền văn minh của người Babylon, văn minh Hy Lạp được người La Mã kế thừa một phần, sau đó bị cuộc xâm lăng của người Giec-Man mà hủy diệt. Văn minh Ấn Độ cổ cũng bị người Aryan càn quét, văn minh huy hoàng của người May-a cũng bị người Tây Ban Nha đốt sạch. Duy nhất có ghi chép và truyền thừa về nền văn minh cổ xưa không bị gián đoạn thì chỉ có văn minh Trung Hoa.
Lịch sử các dân tộc trên giới đều bắt đầu từ thần thoại. Hy Lạp cổ, Ấn Độ cổ, Babylon đều là như vậy. Trên thế giới cho dù có bao nhiêu dân tộc, trong sự khởi nguồn của lịch sử đều có sự trùng hợp đến bất ngờ. Thứ nhất là truyền thuyết con người tạo thành từ bùn đất; thứ 2 là đều có ghi lại ký ức về một giai đoạn đại hồng thủy; tương đồng thứ 3 là các chư thần giáng hạ thế gian cứu độ chúng sinh trong thời khắc cuối cùng của lịch sử vũ trụ.
Trong rất nhiều truyền thuyết đều lưu lại rằng, sẽ đến thời kỳ con người chờ đợi Thần quay trở về. (Ảnh: falunart)
Theo tiên đoán, Sáng Thế chủ sẽ đến để tiến hành đại thẩm phán cuối cùng. Theo Châu Phi, các Pharaông Ai Cập đợi chờ các vị thần đến thức tỉnh họ, người Maya Nam Mỹ đã tính toán về thời kì vũ trụ canh tân, mọi người đều đang chờ đợi một sự kiện trọng đại của lịch sử chắc chắn sẽ phát sinh. Mênh mông khắp trời đất, đều lưu lại những huy hoàng của nền văn minh cổ xưa được thuật lại trong những truyền thuyết.
Ngoại trừ “Lời tiên đoán Maya”, kể cả thần thoại người Hopi, lời tiên đoán của người Aztec, chữ tượng hình Ai Cập, La Mã thần sử, tộc trưởng Seneca, tộc trưởng của tộc người da đỏ, v.v… đều tiên đoán sẽ có một đại sự phát sinh vào tương lai. Càng làm người ta ngạc nhiên chính là, Khải Huyền trong Kinh thánh của Tây phương, “Giải mã kinh Thánh” cùng lời tiên đoán “Các thế kỷ” của Nostradamus, “Cách am di lục” của Hàn Quốc,… cùng với rất nhiều kinh điển Phật giáo, v.v… Đối với các lời tiên đoán tương lai, đều là hướng về ngày hôm nay, hơn nữa, tất cả những lời tiên đoán đó đều có chung một cái kết.
Trung Quốc từ xưa được xưng là Thần Châu, Trung Quốc cổ đại có rất nhiều nghệ thuật gia, nhà tư tưởng, nhà văn học, nhà khoa học, đều là bậc kẻ sĩ đại đức. Trí tuệ cùng những phát minh sáng tạo của họ phần nhiều đều không phải là tri thức khoa học tích lũy của con người trước đó, cũng không phải vì sự ham muốn của danh lợi mà có được, mà là đều là đang trong khi tu luyện mà có được. Ví như Kỳ Bá của thời kỳ Hoàng Đế, Y Doãn của triều nhà Thương, Khương Tử Nha thời Chu Văn Vương, Đông Phương Sóc thời Hán Vũ đế, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, Lý Thuần Phong đời nhà Đường, Lưu Bá Ôn triều Minh… họ đều là người tu luyện Đạo gia, lưu lại không ít những lời tiên đoán chuẩn xác cho hậu thế mấy ngàn năm.
Các bậc đại giác lưu lại không ít những lời tiên đoán chuẩn xác cho hậu thế mấy ngàn năm – Họ đều là những người tu luyện. (Ảnh: Internet)
Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đào Uyên Minh, Mạnh Hạo Nhiên, Liễu Tông Nguyên, Hạ Tri Chương, Vượng Bột, Vương Duy, Lưu Vũ Tích, v.v… cùng những tác phẩm văn học đã đi vào lòng người. Nhưng mọi người có thể không biết rằng, những tác phẩm xuất sắc lưu danh hậu thế từ thiên cổ, tác giả của chúng đều là những người tu luyện. Đại khoa học gia Trương Hoành của thời Đông Hán, Nam Bắc triều Tổ Xung Chi, Trầm Quát của Tống triều, Quách Thù Kính triều Nguyên, Tăng Nhất Hành nhà Đường, nhà khoa học tiên phong thời Trung Quốc cận đại Từ Quang Khải… họ đều là người tu luyện.
Y học gia thời cổ, như Tôn Tư Mạc, Hoa Đà, Biển Thước, Lý Thời Trân… họ đều là người tu luyện. Mọi người đều thấy phương pháp trị bệnh của họ rất đặc biệt, liếc mắt một cái có thể biết được nguyên nhân căn bản của bệnh, hơn nữa phương thuốc sử dụng, hoàn toàn không giống với lẽ thường, thuốc vào là bệnh hết. “Sử ký” ghi lại rằng Biển Thước có đôi mắt thấu thị, có thể cách tường khán vật, thấu thị nhân thể, Hoa Đà nhìn thấy não Tào Tháo có khối u, còn Tôn Tư Mạc bản thân là người tu luyện đắc đạo, am hiểu trời giống như lịch pháp. Sách sử ghi lại, Lý Thời Trân mỗi lúc trời tối tĩnh tọa tu luyện, bản thân cũng giống như thần tiên vậy…
Chúng ta sẽ đặt câu hỏi: Tại sao duy nhất chỉ có văn minh cổ đại Trung Hoa có quá trình ghi chép và truyền thừa là không bị gián đoạn? Tại sao Trung Quốc được xưng là Thần Châu? Tại sao Trung Quốc được gọi là Trung Quốc? Tại sao nói vở kịch 5.000 năm Trung Quốc là sân khấu? Vì sao trong lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại đã xuất hiện rất nhiều nhà tiên tri, với những lời tiên đoán hết sức chuẩn xác? Tại sao những lời tiên đoán đều nhắc đến thời đại này sẽ xuất hiện thánh nhân ở phương Đông? Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ cổ truyền Pháp, vì sao nói: ” Nhân thân nan đắc, trung thổ nan sinh, phật pháp nan văn”? (Tạm dịch: Thân người khó được, khó sinh ra ở vùng đất Trung thổ, Phật Pháp khó nghe và đắc được).
Hàm nghĩa của những lời này thật sự là gì? Vì sao trong kinh Thánh đề cập đến đấng cứu thế Vương của các Vương, Chúa của các Chúa giáng hạ, ngày tận thế và đại thẩm phán? Vì sao trong kinh Phật tiên đoán Phật Di Lặc sẽ đến thế gian? Chúa Giê-su, Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử – những vị thánh giả này giáng hạ nhân gian là vì cái kết cuối cùng của nhân loại này chăng?
Trung Quốc, vùng đất được gọi là miền đất Thần Châu thần bí, không lẽ là miền đất Thần đã lựa chọn. Dùng những lời tiên đoán tỉ mỉ kia làm kịch bản, lấy nền trời xanh làm phông diễn, đất vàng làm làm sân khấu diễn một vở kịch hơn năm ngàn năm lịch sử tại “Đất nước trung tâm của thế giới” hay sao?
Rốt cuộc chỉ là vì muốn giáo huấn chúng ta “Phân phân thế sự vô cùng tận, thiên số mang mang bất khả đào” (Nhao nhao thế sự vô cùng tận, số trời mênh mông khó tránh được). Còn triển hiện cho chúng ta rằng, Thần dùng pháp lực thần thông và trí huệ vô biên của họ để điều khiển lịch sử từng bước tiến về phía trước. Nói cho chúng ta biết lịch sử của cả nhân loại là một màn kịch lớn được đạo diễn có mục đích bởi Thần.
Bức tranh “Sự giáng lâm của đức Pháp Luân Thánh Vương” (Nguồn: falunart)
Những lời tiên tri tiết lộ vị Thánh nhân truyền Pháp độ nhân
“Lịch sử là một vở kịch lớn“, trong vũ đài thế gian, cứ theo kịch bản mà diễn hết tiết mục này đến tiết mục khác, một cách liên tục không hề có một sai sót nào.
Trong những năm tháng dài đằng đẵng của vũ trụ, tầng tầng lớp lớp sinh mệnh cùng các không gian ngang dọc, trải qua quá trình Thành-Trụ-Hoại-Diệt, đi cho đến hôm nay. Ở niên đại xa xưa, con người và Thần cùng tồn tại, dưới sự dẫn dắt của Thần, con người hướng thẳng vào nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ để nghiên cứu, để lại Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, Trung y, Chữ Hán và những lời tiên tri.
Đối với những thần thoại truyền thuyết lưu truyền từ xưa đến nay, giới cầm quyền Trung Quốc ngày nay lại tuyền truyền giáo dục dân chúng rằng: “người xưa lạc hậu ngu muội“. Nhưng chính những cổ nhân “ngu muội lạc hậu” đã sáng tạo ra Hà Đồ, Lạc thư, Chu Dịch, Bát Quái ..v.v này, thứ đã hấp dẫn sự chú ý của toàn nhân loại. Người thời này tự xưng là khoa học kỹ thuật vô cùng phát triển. Nhưng cho đến ngày nay, nhân loại đã giải mã được bao nhiêu những huyền cơ và xảo diệu ở trong đó?
Theo dòng lịch sử, rất nhiều lời tiên tri đã ứng nghiệm một cách bất ngờ. Đối với con người hiện nay được tiếp thụ nền giáo dục của khoa học thực chứng, họ hầu như không thể hiểu được vì sao lại có lời tiên tri? Chuyện chưa phát sinh thì sao có thể tồn tại?
Bộ môn dự đoán học của khoa học hiện đại chỉ có thể suy tính được trong một khoản thời gian nhất định hoặc một sự tình trong phạm vi nhất định. Còn về quá trình của đời người, sự phát triển của xã hội nhân loại hay là những đại biến hóa không có quy luật …, thì việc dự đoán đối với họ đều là chuyện rất khó. Vậy mà những dự ngôn xưa lại có thể nói về chúng một cách rành mạch rõ ràng, giống như chúng đang xảy ra trước mắt các nhà tiên tri vậy.
Khả năng tiên đoán này không phải là kết quả của nền khoa học hiện đại của chúng ta, nó là của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có văn hóa Nho, Thích, Đạo, phương Tây thì có Cơ đốc giáo. Tất cả đều là văn hóa Thần truyền, tin tưởng có trời có đất, có Thần, có Phật, có Thượng Đế.
Lịch sử giống như một màn hí kịch, mỗi người là theo kịch bản mà diễn vai của chính mình, và kịch bản đó là do Thần soạn ra, là do Thần an bài. Bởi vì nhân loại đều ở trong cõi mê, giống như là kịch rối vậy. Có một sợi dây điều khiển người ta cử động, mà họ lại tưởng rằng chính mình đang hành động; nhưng thực ra chi phối người ta lại chính là “người” đang thao túng sợi dây này. Nếu như có thể biết hết được kịch bản đó thì cũng có thể biết được chuyện gì sắp sửa xảy ra.
Kỳ thực lời tiên đoán đều là do những người tu Đạo tu Phật thời cổ đại lưu lại, họ thông qua tu luyện mà có được những năng lực biết rõ chuyện này.
Thời cổ có rất nhiều thần thoại, chúng đều là chân thật, chỉ là người đời sau không hiểu không rõ, thêm nữa trải qua thời gian lịch sử lâu dài nhiều thứ bị mai một, cho nên bị gọi là “thần thoại“.
Các bậc Tiên Thánh, họ dùng “thần thoại” làm phương thức để truyền thừa. Những “thần thoại” này, con người chỉ xem trong thoáng chốc thì không cách nào minh bạch được, để từ từ mà “ngộ” mà “đoán” mới có thể biết được chút ít, giống như là chơi trò đoán chữ. Bởi vì con người là ở trong mê, ai cũng không được phép phá cái mê này, ai cũng không thể phá hỏng quy luật của xã hội loài người, nếu không sẽ bị trời trừng phạt. Vậy nên chỉ có thể dùng hình thức mơ mơ hồ hồ ấy mà lưu truyền lại thôi.
Vậy lời tiên tri chỉ là vì để chứng minh tính chân thật của mình mà tồn tại thôi sao? Chỉ để nói rằng vũ trụ này có Thần Phật tồn tại thôi sao? Kỳ thực sau khi xem hết những lời tiên tri, chúng đều nói rằng: “Vào thời kỳ lịch sử hiện nay, nhân loại sắp sửa phát sinh đại sự“.
Sự việc này đối với nhân loại là vô cùng trọng yếu. Đó chính là một quẻ Khảm (1 trong 8 quẻ bát quái, đại diện cho thảm họa) báo hiệu sẽ có rất nhiều tai nạn, thống khổ, đồng thời sẽ có Thánh nhân hạ thế thuyết Pháp cứu độ chúng sinh. Đến thời điểm quẻ Khảm này sẽ có rất nhiều người gặp phải nạn diệt vong, còn những người vượt qua quẻ Khảm sẽ được phép tiến nhập vào một thế giới mới vô cùng tươi đẹp.
Khi đại nạn xảy đến thì giàu nghèo cũng như nhau, chỉ khác nhau ở một niệm, chính là sự lựa chọn của bạn ở thời khắc quan trọng: Tin hay không tin. (Ảnh: Falunart)
Dự ngôn trong quẻ Khảm cuối cùng này, cảnh báo điểm mấu chốt nhất cho nhân loại: “Đối với con người mà nói, trong quá khứ dù xấu dù tốt, dù nghèo khổ hay giàu sang chúng đều là một loại trạng thái sinh hoạt, tất cả đều như nhau, đều không phải là điều kiện quyết định kết quả. Mà quẻ Khảm này mới là kết quả, là kết quả của sinh mệnh. Sinh mệnh của con người là thứ quý giá nhất, vậy nên con người có thể vượt qua được quẻ Khảm này hay không chính là mục đích chân chính của những lời tiên tri“.
Quẻ Khảm này là nói về đào thải, chứ không phải hủy diệt, cho nên nó giống như một sự chọn lựa, cho mỗi người có một cơ hội được chọn lựa. Mỗi người trong thời khắc quan trọng này đều tự đặt một vị trí cho mình; có người tin tưởng, có người chết lặng, có người sợ hãi, cũng có người hung hăng phản đối…, “biểu hiện” của bản thân mỗi cá nhân chính là một loại lựa chọn.
Vì không để con người mất phương hướng mà lựa chọn sai lầm, lời tiên tri cũng nhắc nhở con người rằng sẽ có vị Thánh nhân xuất hiện, và Ngài sẽ truyền cho con người phương cách vượt qua đại họa này.
Nhưng chúng ta chưa từng gặp qua vị Thánh nhân này, đương nhiên Ngài cũng sẽ không nói cho bạn biết Ngài là ai. Vì vậy trong lời tiên tri đã nhắc nhở con người thế gian cách nhận biết Ngài ra sao?
Năm xưa, chúa Giê-su giáng sinh ra tại một chuồng ngựa, sau bị người ta đuổi giết. Ngài khuyên người ta làm việc thiện nhưng lại bị đóng đinh trên cây thập tự giá. Khổng Tử ba tuổi đã mất cha, ông dạy bảo con người điều nhân nghĩa, lại phải chu du đến liệt quốc, chịu cảnh khổ cực khi đến đất Trần Thái. Thích Ca Mâu Ni tự mình dẫn đệ tử đi xin ăn, cũng bị ngoại đạo chửi bới. Lão Tử lưu lại Ngũ Thiên Ngôn “Đạo Đức Kinh” rồi phải vội vàng rời đi.
Trong lịch sử, các bậc đại thánh đại giác, đều là dùng thân phận người bình thường mà giáng lâm nhân gian, họ vì độ hóa chúng sinh mà phải chịu bao khổ cực.
Trong những lời tiên tri cũng có ám chỉ, đặc biệt là Thiêu Bối Ca của Lưu Bá Ôn có ghi rõ rằng:
“Bậc giác giả tương lai hạ phàm, không sinh trong nhà quan viên, không tại hoàng cung thái tử, không trong chùa hay đạo quán, mà tại vùng quê mùa đồng nội, ở nơi vùng Đông Bắc”.
Tức không phải vương công đại thần, cũng không phải người đứng đầu tôn giáo, mà là sinh ra ở một gia đình bình dân, tựa giống như chúa Giê-su, là con của một người thợ mộc.
Chúng ta không thể sáng tạo lịch sử, nhưng lịch sử hình thành chính là để nhắc nhở chúng ta điều gì đó, để cho chúng ta có thể tìm được đáp án. Vậy nên Thánh nhân sẽ tựa như chúa Giê-su, giảng ra rất nhiều đạo lý khiến con người tín phục, từ đó có rất nhiều đệ tử. Cũng có thể vì vậy mà gặp rất nhiều phỉ báng, chịu dày vò vô cùng thống khổ.
Vậy nên Thánh nhân không phải là nhân vật anh hùng điển hình như chúng ta tưởng tượng, nếu có cũng chỉ là do yêu ma hóa thành. Như vậy làm thế nào để phân biệt? Thánh nhân lấy đạo lý để tín phục người khác, chứ không phải dùng vẻ ngoài và lời nói sáo rỗng mà tín phục con người.
Thứ tiêu chuẩn phân biệt duy nhất chính là đạo lý mà Ngài thuyết giảng có thật hay không, có phải là chính lý hay không? Có phải là hoàn toàn vô vi vô tư hay không?
Trong cuốn “Các thế kỷ” và “Thôi bối đồ” cũng có tiên đoán rất rõ ràng, chi tiết cụ thể, chúng ta cũng có thể dựa vào rất nhiều câu chuyện lịch sử thời xưa mà nhận được một ít nhắc nhở.
Bạn đã biết Noah chế tạo một con thuyền rất lớn trước khi đại hồng thủy xảy đến để cứu người, người khác lại bảo ông bị điên. Tế Công vì muốn cứu sống một gia đình mà phải nghĩ cách cướp cô dâu, người ta lại coi là làm việc xấu. Còn trong Phật giáo có câu chuyện của Hồng Nhãn Thạch sư.
Nói cách khác, thời điểm phát sinh đại kiếp, khi cứu người có thể không phù hợp với quan niệm tư tưởng và nhận thức của người được cứu, thậm chí còn đi ngược lại với quan niệm tư tưởng của họ. Nhưng dù cho bạn nhận thức thế nào, tất cả cũng chỉ vì để bạn vượt qua tai nạn một cách bình an vô sự.
Một tiểu đệ tử Pháp Luân Công đã tặng cho một cụ bà món quà là bông sen giấy mà em tự gấp để bày tỏ lòng thiện tâm. Em hy vọng rằng những người biết được chân tướng sẽ có một tương lai tốt đẹp. (Ảnh: Falunart)
Có lẽ bạn ngay lúc vô tình mà nghe được, chứng kiến hoặc có ai đó nói cho bạn biết cách vượt qua đại nạn, tư tưởng quan niệm của bạn sẽ nhận phải xung kích. Không tin, hay là xì mũi coi thường, đây cũng chính là lựa chọn.
Có một điểm cần phải nói minh xác, nếu có người nói rằng bạn phải bỏ tiền hoặc vật chất thì mới được bảo vệ, thì thực chất đó chỉ là giả dối. Còn là lời của Thần Phật, là lời của Thánh nhân, điều họ muốn ở bạn chỉ là một chữ “Tin” mà thôi.
Hiện tại nhiều người cho rằng lời tiên tri rất không chính xác, có thể đó là do việc giải thích sai ý nghĩa của một số lời tiên tri; một nguyên nhân khác, đó là do họ không chịu “tin”, không chịu thừa nhận, họ không muốn xảy ra bất cứ sự tình gì.
Vậy nên trong “Thôi bối đồ” có nói: “Thời niên nhân nhân giai tri tam tự, bất dĩ vi nhiên, thanh ảnh tề mạ, thần khấp quỷ khốc, chúng bất tri nhược hà, nhất tha, nhị tha, tam đẳng, chúng sinh bất tỉnh”. (Vào năm mọi người đều biết ba chữ, nhưng lại không cho là đúng, còn dùng âm thanh để mắng chửi, thần khóc quỷ khóc, chúng sinh không biết thế nào, một kéo, hai kéo, ba đợi, chúng sinh không tỉnh.)
Dự ngôn vẫn trải qua mấy nghìn năm hình thành, mặc cho thế nhân tin hay không tin, vẫn đều triển hiện ra điều thần kì cho thế nhân. Điều này chính là cấp cho con người thế gian có một một cơ hội để chọn lựa.
Có rất nhiều người nói: “tin thì có, không tin thì sẽ không có”. Giải thích như vậy hoàn toàn không có cơ sở, có hay không có, làm sao lại phụ thuộc vào con người tin hay không tin được? Bạn tin hay không tin thì đại nạn cũng sẽ phát sinh, không phải vì ý chí của bạn mà thay đổi được. Tin hay không tin vẻn vẹn chỉ là thái độ của bạn mà thôi.
Kỳ thực, cẩn thận suy nghĩ một chút, có lẽ điều bạn làm chỉ là bày tỏ “thái độ” của mình, nhưng điều thu hoạch được lại là thứ rất trân quý nhất – ấy chính là sinh mệnh của chính bạn.
Chúng ta đang ở trong thời kỳ vĩ đại nhất, thời kỳ vạn pháp quy tông
Chúng ta đang sống vào thời đại vĩ đại nhất – thời kỳ “Vạn Pháp quy tông“. Đối mặt với thời kỳ này, có người thì phấn khởi, cảm thấy may mắn, có người đã chấn động, suy xét một cách tích cực, mà cũng có người không động tâm, không nghĩ không tin.
Chúng ta đang ở trong thời kỳ vĩ đại nhất, thời kỳ vạn pháp quy tông. Lời tiên tri là nói cho thế nhân biết thiện ác là hữu báo, quay đầu là bờ. (Ảnh: Internet)
2.500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni nói cho đệ tử của ông rằng, vào thời mạt pháp, Pháp của ông không thể độ nhân được nữa, lúc đó sẽ có “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Chân Pháp Vũ trụ, cứu độ chúng sinh. Ông khuyên bảo các đệ tử hậu thế của ông và con người thế gian rằng, vào thời kì mạt Pháp không thể ôm giữ các pháp lý trong kinh Phật, mà phải tiếp thụ Pháp mà “Chuyển Luân Thánh Vương” truyền giảng. “Nếu như Tỳ kheo đạt được tầng La Hán, mà cũng không tin Pháp này thì sẽ không có chỗ mà đi” (Trích kinh Pháp Hoa). Đây là điều mà Thích Ca Mâu Ni tiên đoán về thời kỳ “Vạn Pháp quy tông“.
Trong “Thánh Kinh”, chúa Giê-su đã dùng 3 phương diện mục đích căn dặn tín đồ của ông cùng thế nhân về thiên cơ “Vạn Pháp quy tông“.
Thứ nhất
chúa Giê-su nói rõ rằng Ông vì “Chỉ dẫn của đấng tối cao” mà đến đây, trong “Khải huyền” viết:
“Chủ Thần là đấng hiện có, đã có và đang đến, hiện tại có, vĩnh viễn là đấng toàn năng”, “Thánh Gio-an làm chứng cho Đạo của Thần và Đức Giê-su Ki-tô, cho đến hết thảy những gì bản thân mình nhìn thấy, những gì mình được chứng kiến, đều chứng minh ra”.
Đức Giê-su Ki-tô là “người làm chứng cho sự thành tín và chân thật“, “Trước hết, người sống lại từ cõi chết, là quân chủ nơi thế gian“.
những mô tả này chứng minh rằng Chủ Thần (Vương của các Vương) có địa vị chí tôn của vũ trụ, đồng thời cũng nói rõ Chúa Giê-su dùng quá trình truyền đạo để làm chứng cho “Đạo của Thần”.
Thứ hai
Chúa Giê-su căn dặn tín đồ của ông phải chấp nhận ấn ký của chủ Thần. Tại chương 7 “Khải huyền”: “144 nghìn người thụ ấn“, và chương 14: “144 nghìn người hát khúc khải hoàn”, miêu tả rằng thiên sứ sẽ đến từ miền đất Mặt trời mọc (Phương Đông trung thổ), mang theo dấu ấn vĩnh hằng của Chủ Thần, dấu ấn trên trán minh chứng cho những tôi tớ trung thành với Người.
Điều này là để nói cho các tín đồ, những thiên sứ đến từ phương Đông sẽ cho các tín đồ cơ đốc giáo nhận thức được Chân Pháp của vị chủ Thần của vũ trụ, nhờ đó các tín đồ sẽ đứng dưới ngai vàng của chủ Thần mà hát khúc tân ca, lấy lời răn này để nói với họ không nên lại đọc kinh sách cũ mà nên đọc Chân Pháp của vũ trụ.
Tại “Khải huyền” chương 9 có viết: “Duy chỉ có tổn thương trên những người không có ấn ký của thần”, khuyên bảo con người rằng chỉ có thụ nhận Chân Pháp của vũ trụ mới – tinh thần căn bản của vũ trụ mới là chân thành, lương thiện, khoan dung thì mới có khả năng miễn gặp kiếp nạn, mới có thể tiến nhập vào “Danh sách sinh mệnh” của Thần, tiến vào kỷ nguyên mới của nhân loại.
Thứ 3
Chúa Giê-su khuyên răn các tín đồ “chỉ có” dùng Chân Pháp của vũ trụ để gột rửa sạch sẽ bản thân mới có thể tu thành chánh quả.
Trong “Khải huyền” chương 22 có viết: “Sử dụng nước sông sự sống trong thành Jerusalem mà tắm sạch y phục của mình rồi đợi lời truyền”. Điều nói cho các tín đồ rằng chỉ có tin theo Chân Pháp của vũ trụ tu tâm (thăng hoa chính mình), mới có thể đạt chính quả.
Trong “Cách Am Di Lục” có viết: “Tiền vô hậu vô không nhạc dạo đầu, bất khả tư nghị bất vong xuân” để hình dung sự vĩ đại của Chân Pháp vũ trụ chưa từng có trong lịch sử, không thể tưởng tượng nổi. Đồng thời còn nói, các tôn giáo cho đến thời kì này hoàn toàn không còn độ nhân được nữa. Đây là lời Thần của hơn 400 năm trước tiên đoán về thời “Vạn Pháp quy tông” này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có rất nhiều lời tiên tri về “Vạn Pháp quy tông“, thời đại vĩ đại này cũng đã được tiên đoán.
Lưu Bá Ôn thời nhà Minh trong lúc đương thời có lời tiên đoán rằng: “Vào thời mạt pháp, vạn tổ hạ giới, thiên phật lâm phàm, phổ thiên tinh đấu, La hán quần chân, mãn thiên bồ tát, khó thoát kiếp nạn. Là Phật tương lai, hạ thế truyền đạo, chư phật chư tổ trên trời, trên đất, không đi trên con đường vàng kim tuyến, khó tránh khỏi kiếp nạn này, bị tước hết quả vị”, tiên đoán rằng thời kỳ mạt pháp không chỉ là trong tôn giáo ở nhân gian, mà ngay cả những Thần Phật trong vũ trụ cũng không thể tự cứu.
Thần Phật cũng không thể tự cứu, chúng Thần nếu không đồng hóa với Chân Pháp của vũ trụ (Không đi trên con đường vàng kim) thì cũng đều không thể thoát khỏi kiếp nạn.
Trong thời “vạn Pháp quy tông” này, chúng Thần nếu không đồng hóa với Chân Pháp của vũ trụ thì cũng đều không thể thoát khỏi kiếp nạn. (Ảnh: Internet)
Có thể thấy rằng, khi vũ trụ bước vào thời kỳ mạt pháp sẽ gặp phải kiếp nạn, tất cả các tầng thứ trong vũ trụ, tất cả các Pháp – Đạo trước đó, hết thảy đều mất đi hiệu lực, “chỉ có duy nhất Chân Pháp của vũ trụ có thể quy chính hết thảy càn khôn, cứu chúng sinh, chỉ có Chân Pháp của vũ trụ mới có thể giúp người tu luyện tu thành chính quả”.
Vậy nên Chính – Tà trong vũ trụ là đều dùng Chân Pháp của vũ trụ phân định; là tin tưởng hay phản đối mà phân định; là bảo vệ hay quấy nhiễu đối với Chân Pháp vũ trụ. Thẩm phán của Thần sẽ quyết định sự lưu lại hay không của chúng sinh.
“Đào thải hay là tiến về hướng kỉ nguyên mới – đều dùng thái độ của chúng sinh với Chân Pháp vũ trụ làm căn cứ duy nhất“.
Trong thời kỳ “Vạn Pháp quy tông” hôm nay, ai cũng sẽ không thể quên những bài học của các Chính giáo lớn trong lịch sử, lịch sử huy hoàng cùng những khổ đau mà các tín đồ phải chịu đựng.
Hơn 2.000 năm trước, những bậc Thần Phật hạ phàm như Thích Ca Mâu Ni, chúa Giê-su, Lão Tử, Khổng Tử, ở nhân gian truyền giảng Nho gia, Đạo gia, Phật gia… khai sáng văn hóa tu luyện đặc sắc ở cả Đông phương và Tây phương, tạo thành Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Cơ đốc giáo, Thiên Chúa Giáo, Đạo Do Thái và những chính giáo lớn khác.
Những thành lập, tồn tại và phát triển của những tôn giáo này không chỉ làm trì hoãn tiến trình bại hoại của đạo đức xã hội, mà quan trọng hơn là đặt định cơ sở lịch sử trọng yếu cho sự hồng truyền Chân Pháp vũ trụ trên toàn cầu ngày hôm nay, chúng chủ yếu biểu hiện ở 3 phương diện dưới đây:
Thứ nhất
Đặt định Văn hóa tu luyện cho nhân loại, tạo ra nền tảng cơ sở cho sự hồng truyền của Chân Pháp, đồng thời sự lưu truyền của những tôn giáo này qua nhiều thế hệ, giúp cho con người thế gian dần dần nhận thức được cái gì là Phật, Đạo, Thần, cái gì là tu luyện, cái gì là thành tín chân thật, cái gì là từ bi lương thiện; tạo ta những điều kiện thuận lợi để cho nhân loại ngày nay có thể tu luyện và lý giải được Pháp, hiểu được đặc tính căn bản của vũ trụ.
Thứ hai
Trong lịch sử đã cung cấp rất nhiều điều kiện tu luyện cho thánh đồ Chân Pháp, tất cả những người từng tu luyện trong các chính giáo có không ít những sinh mệnh cao tầng vì sự hồng truyền của Chân Pháp mà hạ xuống thế gian. Có người từng trực tiếp nghe Thích Ca Mâu Ni và chúa Giê-su giảng pháp. Cho nên, để làm đệ tử của Chân Pháp ngày hôm nay, rất nhiều người từng ở trong các chính giáo lớn, tu tâm, tiêu nghiệp, trải qua quá trình tu luyện tăng cường chính tín. Từ đó đã định ra nền móng quan trọng cho việc bảo vệ và hồng dương của Chân Pháp của vũ trụ.
Thứ ba
Lưu lại rất nhiều lời tiên tri liên quan đến Chân Pháp vũ trụ, những lời tiên tri này là một bộ phận cấu thành của văn hóa Thần truyền. Những lời tiên tri về những chuyện trọng đại của nhân loại tương lai, rất nhiều là được truyền xuất ra từ những người tu luyện trong các Chính giáo lớn. Những lời tiên tri trong Kinh Thánh và kinh Phật chính là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của chúa Giê-su và Thích Ca Mâu Ni cho con người thế gian sau này, cuối cùng cũng là vì sự hồng dương của Chân Pháp vũ trụ và cứu độ chúng sinh mà khởi tác dụng trọng yếu.
Tất cả những Chính giáo lớn là đặt định cho sự phát triển của lịch sử nhân loại, thiết lập nền tảng cho Chân Pháp vũ trụ hồng dương ngày hôm nay, lịch sử sẽ không thể quên. Khi lịch sử phát triển cho đến hôm nay, Chân Pháp vũ trụ đã hồng truyền trên khắp thế giới, toàn bộ sứ mệnh lịch sử của các tôn giáo lớn cũng đã hoàn thành trọn vẹn, nhân loại tiến nhập vào thời kì vĩ đại “Vạn Pháp quy tông“.
Mọi người là đang lựa chọn vận mệnh cho chính mình. (Ảnh: Internet)
Vào thời đại “Vạn pháp quy tông”, Chân Pháp đã gặp phải đủ loại ma nạn, làm cho quỷ thần rơi lệ. Rất nhiều thế nhân ở trong mê không ngộ, làm cho “Vương của các Vương” lần nữa chờ đợi.
Trong “Thôi bối đồ” của Lưu Bá Ôn đối với sự việc này có viết: “Lúc năm mọi người đều biết ba chữ, không cho là đúng, những âm thanh hình ảnh lăng mạ, thần khóc quỷ khóc, chúng sinh không biết như thế nào. Một kéo, hai kéo (kéo dài), ba đợi, chúng sinh không tỉnh ngộ”. “Chúng sinh vẫn đang không tin, chửi rủa phỉ báng, phô thiên cái địa, người tin theo cái ác sẽ bị hạ xuống địa ngục”.
Lời tiên tri là nói cho thế nhân biết thiện ác là hữu báo, quay đầu là bờ: “Thiện ác người tụng tụng chân kinh, biết hối cải, nếu mà quay đầu lại, biết rõ chân tướng, thì sẽ được cứu lên bờ. Quay đầu lại nhìn con người, người ở trên bờ, cùng nhau leo lên đến 10 vạn 8 nghìn chùa”.
Các dạng lời tiên đoán đều miêu tả, đối với kẻ ngang ngược tiếp tục hành ác chắc chắn sẽ bị đào thải trong đại phán xét, cho nên mọi người là đang lựa chọn vận mệnh cho chính mình.
Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp kiên định truyền chân tướng về cuộc bức hại tại Trung Quốc. (Ảnh: Falunart)
Trong những năm Chân Pháp vũ trụ Hồng dương, hàng trăm triệu đệ tử Đại Pháp đã trải qua đủ loại khổ nạn. Bất kể nguy hiểm đến sinh mệnh, vẫn đem chân lý truyền khắp địa cầu đến từng nơi hẻo lánh, rất nhiều thánh đồ vì thế mà phải mất đi thân thể xác thịt ở thế gian này. Cho đến bây giờ các đệ tử vẫn kiên định không lay chuyển, chân bước không ngừng trệ trên con đường chứng thực Pháp của mình. Đó là sự từ bi vô lượng với chúng sinh của “Vương của các vương“, cũng là sự may mắn không gì sánh nổi của những người được sinh ra ở trong thời đại vĩ đại “Vạn pháp quy tông” này.
Bạn không hề mất gì, chúng tôi không mưu cầu gì ở bạn, chúng tôi không quản nguy hiểm, khó khăn trao chân tướng cho bạn, công bằng cho bạn có được một ‘cơ hội’, chỉ mong bạn ‘thanh tỉnh’ dùng lý trí và ‘lựa chọn’.
Hồng Khang, dịch từ soundofhope.org, Tinhhoa