Trong lịch sử đã xảy ra rất nhiều lần dịch bệnh nguy hiểm, sức lây nhiễm lớn. Nhưng có những người ngày đêm chăm sóc người bệnh là không nhiễm. Có người bị mấy trăm người bệnh vây quanh mà không mắc bệnh. Vậy những người này tại sao không nhiễm bệnh?

Dịch bệnh là gì?

Cách đây 2500 năm, bộ sách ra đời từ thời Chiến Quốc là “Hoàng Đế nội kinh” có đoạn như sau:

Hoàng Đế nói: “Ta nghe nói 5 loại dịch bệnh đến đều rất dễ lây nhiễm, không phân biệt già trẻ lớn bé, tình trạng bệnh tương tự nhau, không có phương pháp chữa trị. Người như thế nào thì không dễ bị lây nhiễm dịch bệnh?”

Kỳ Bá trả lời: “Người không bị lây nhiễm dịch bệnh là có chính khí chứa đầy ở bên trong cơ thể, tà không thể xâm phạm được. Cần tránh độc khí của nó (5 loại dịch bệnh), độc khí từ mũi xuống, rồi lại lên, rồi xuất ra ở não, không xâm phạm thân thể được”.

Đoạn đối thoại trên đã miêu tả chính xác đặc trưng của bệnh truyền nhiễm, đồng thời chỉ ra nguyên nhân là độc khí, lây nhiễm qua đường hô hấp. 

Trong cuốn sách "Hoàng đế nội kinh", khi được Hoàng đế hỏi, Kỳ Bá nói: "Có chính khí chứa đầy ở bên trong cơ thể, tà không thể xâm phạm được".
Trong cuốn sách “Hoàng đế nội kinh”, khi được Hoàng đế hỏi, Kỳ Bá nói: “Có chính khí chứa đầy ở bên trong cơ thể, tà không thể xâm phạm được”. (Ảnh chụp video)

Sau này đến thời nhà Minh, Ngô Hữu Khả trước tác sách “Ôn dịch luận”, lại đưa ra thuyết rằng: “Bệnh dịch không phải do phong, hàn, thử, thấp, là do nhiễm một loại khí lạ trong trời đất. Đó là một loại tà khí, có người tự nhiên mắc bệnh, có người do lây nhiễm, mắc bệnh tuy khác nhau nhưng tình trạng bệnh giống nhau. Khí trong miệng mũi con người, thông với khí trời, chính khí bản thân sung mãn thì tà khí khó xâm nhập được. Chính khí bản thân nếu thiếu hụt, thì trong khi hô hấp, tà khí (tức virus theo cách gọi ngày nay) bên ngoài sẽ xâm nhập. Dịch bệnh lây truyền nhiều dạng, nhưng đều từ bên ngoài mà vào. Do đó bệnh dịch đến là do tà khí (virus) vào qua mũi miệng, ở trong niêm mạc, tiềm ẩn mà chưa phát tác, nên không hay biết, không nhận ra thôi”.

Có thể thấy, Ngô Hữu Khả đã chỉ rõ con đường lây bệnh, ông còn chỉ ra rằng dịch bệnh còn có thể tiềm ẩn trong cơ thể, không có triệu chứng, chưa phát tác, nhưng bất tri bất giác vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Điều này hoàn toàn khớp với đặc điểm của virus viêm phổi Vũ Hán. Nên biết rằng, khi Kỳ Bá và Ngô Hữu Khải đưa ra luận thuật này là chưa có kính hiển vi, cách đây hàng trăm hàng nghìn năm, mà ngày nay mới chứng thực được.

Rất nhiều ghi chép trong các thư tịch y học cổ đại đã chứng minh rằng, y học cổ đại phương Đông vô cùng phát triển, hoàn toàn không ‘lạc hậu’ như chúng ta tưởng. 

Rất nhiều ghi chép trong các thư tịch y học cổ đại đã chứng minh rằng, y học cổ đại phương Đông vô cùng phát triển, hoàn toàn không
Rất nhiều ghi chép trong các thư tịch y học cổ đại đã chứng minh rằng, y học cổ đại phương Đông vô cùng phát triển, hoàn toàn không ‘lạc hậu’ như chúng ta tưởng. Ảnh: Tài liệu y học cổ “Hoàng đế nội kinh”. (Ảnh: Public Domain)

Người thế nào thì không bị lây nhiễm dịch bệnh?

Danh y đời Thanh là Lưu Khuê, tự Văn Phổ, hiệu Tùng Phong đã trước tác “Tùng Phong thuyết dịch” năm 1782, trong đó có trích lục rất nhiều ghi chép về dịch bệnh. Đầu tiên là câu chuyện ghi chép trong “Tấn thư”, nội dung như sau:

Truyện Dữu Cổn 

Dữu Cổn, tự Thúc bảo, là bá phụ của hoàng hậu Minh Mục. Thuở nhỏ ông cần kiệm, chuyên tâm đọc sách ham học hỏi, phụng sự cha mẹ rất hiếu kính. Những năm Hàm Ninh xảy ra đại dịch, hai người anh đều chết, người anh kế mắc bệnh cũng đang lúc nguy kịch, dịch bệnh đang lan rộng. Cha mẹ và các em dự tính đi nơi xa tránh dịch, chỉ riêng Dữu Cổn ở lại không chịu đi. Cha mẹ, anh em đều thúc giục đi, Dữu Cổn đáp: “Cổn không sợ bệnh”. Thế là Dữu Cổn ở lại đích thân chăm nom anh đêm ngày không mệt mỏi. Dữu Cổn còn thủ giữ linh cữu của hai người anh đã chết vì dịch bệnh. Cứ như thế hơn 100 ngày sau, dịch bệnh hết, người nhà trở về, người anh cũng đã bình phục, còn Dữu Cổn thì vẫn bình yên vô sự. Các bậc phụ lão và bà con trong làng cảm thán rằng: “Đứa trẻ này thực sự phi thường, có thể kiên trì chức trách mà người khác không kiên trì nổi, có thể làm việc mà người khác không thể làm được. Quả đúng là năm giá lạnh mới thấy tùng bách vượt qua giá lạnh tốt hơn các loài cây khác. Dường như dịch bệnh không thể lây nhiễm người tốt được”.

Tùng Phong tiên sinh nói: “Người hiếu đễ thì Trời bảo hộ”.

Sách “Thái Thượng cảm ứng thiên đồ thuyết” có viết rằng:

Cố Thành ở phía Đông thành Tấn Lăng lấy cô gái họ Tiền làm vợ cho con trai. Một ngày nọ, cô con dâu trở về thăm nhà mẹ đẻ thì dịch bệnh bùng phát trong thành, lây nhiễm cho nhau rất nhiều. Có nhà mấy nhân khẩu đều chết hết, có ngõ chỉ còn lại vài người, khiến người ta kinh hãi run sợ, người thân thích ruột thịt cũng không dám đến thăm. Cố Thành mắc bệnh đầu tiên, sau đó vợ và mấy người con, tổng cộng 8 người mắc bệnh, đều nằm bẹp phó mặc cho số mệnh. Cô con dâu nghe tin, vội vàng muốn trở về, cha mẹ cô ra sức ngăn cản. Cô nói: “Người ta lấy vợ vốn là để chăm sóc cha mẹ chồng. Nay cha mẹ chồng đều bệnh nặng, nếu nhẫn tâm không trở về thì khác gì cầm thú đâu? – Con trở về dẫu chết cũng cam lòng”. Nói rồi cô đứng dậy lên đường. 

Sau đó, nhà Cố Thành thấy quỷ nói với nhau rằng: “Chư Thần đều bảo hộ cô con dâu hiếu thảo trở về. Chúng ta nếu không mau tránh xa thì sẽ bị tội không nhỏ đâu”. Cả 8 người nhà nhờ đó đều khỏe mạnh trở lại. Chuyện này xảy ra vào tháng 3 năm Giáp Ngọ thời Thuận Trị.

Nhà Cố Thành thấy quỷ nói với nhau rằng: "Chư Thần đều bảo hộ cô con dâu hiếu thảo trở về. Chúng ta nếu không mau tránh xa thì sẽ bị tội không nhỏ đâu".
Nhà Cố Thành thấy quỷ nói với nhau rằng: “Chư Thần đều bảo hộ cô con dâu hiếu thảo trở về. Chúng ta nếu không mau tránh xa thì sẽ bị tội không nhỏ đâu”. (Ảnh: Epoch Times)

Tùng Phong tiên sinh viết: “Tà không xâm phạm được chính, hiếu có thể cảm động Trời, đó chính là phương thức hay trừ dịch bệnh”.

Câu chuyện được ghi chép trong “Tùy thư” của Ngụy Trưng đời Đường

Tân Công Nghĩa là Đạo sĩ ở Lũng Tây Địch, theo quân đánh Trần, lập công lao được phong làm Thứ sử Mân Châu. Phong tục vùng này là sợ dịch bệnh, nếu có người mắc bệnh thì cả nhà trốn tránh, cha con, vợ chồng cũng không chăm sóc nuôi dưỡng, không có đạo hiếu nghĩa, do đó người bệnh đa phần là chết. 

Công Nghĩa lo lắng, muốn thay đổi hủ tục, nên sai quan lại đi tuần tra, hễ thấy người mắc bệnh là dùng xe có giường nằm chở về, sắp đặt ở sảnh làm việc của ông. Vào thời kỳ dịch bệnh mùa hè, bệnh nhân lên đến hàng mấy trăm người, sảnh và hành lang đều kín chỗ. Công Nghĩa đặt một cái chõng, một mình ngồi giữa những người bệnh, cả ngày lẫn đêm, vừa trông nom bệnh nhân vừa làm việc. Tất cả lương bổng của ông đều dùng mua thuốc, mời thầy thuốc chữa trị, đích thân ông khuyên người bệnh ăn uống. Thế rồi tất cả bệnh nhân đều khỏi, ông vời người nhà bệnh nhân đến và khuyên bảo rằng: “Sống chết do mệnh, chứ không do lây nhiễm. Trước kia các ngươi ruồng bỏ người bệnh nên mới chết. Nay ta tập trung bệnh nhân ở đây, ăn ngủ làm việc ở giữa những người bệnh, nếu nói lây nhiễm, thì ta đã bệnh chết rồi, vậy mà mọi người đều khỏi. Các ngươi chớ có tin hủ tục cũ”

Con cháu gia đình những người bệnh xấu hổ lắm, cảm ơn rồi đưa người nhà về. Sau này hễ có người có bệnh thì đều tìm đến sứ quân, người không có người thân thích, ông đều giữ lại nuôi dưỡng. Từ đó người dân trong vùng bắt đầu tương thân tương ái, hủ tục cũ dần dần bị trừ bỏ, trong toàn châu đều gọi ông là “từ mẫu”.

Tùng Phong tiên sinh viết: “Tân Công sở dĩ không lây nhiễm bệnh là do ông là người thanh liêm, chính trực, nhân nghĩa, có lòng tốt làm việc thiện được thiện báo. Quan lại trên thế gian nên hiểu rõ việc này”.

"Tân Công sở dĩ không lây nhiễm bệnh là do ông là người thanh liêm, chính trực, nhân nghĩa, có lòng tốt làm việc thiện được thiện báo. Quan lại trên thế gian nên hiểu rõ việc này".
“Tân Công sở dĩ không lây nhiễm bệnh là do ông là người thanh liêm, chính trực, nhân nghĩa, có lòng tốt làm việc thiện được thiện báo. Quan lại trên thế gian nên hiểu rõ việc này”. (Ảnh: Epoch Times)

Câu chuyện trong sách “Đông lý tục tập” đời Minh

Trương Tông Liễn là Chủ sự Bộ Hình thời Minh Thành Tổ Chu Đệ, có người cha là Trương Ngạn Thầm. Trong gia tộc ông có người cả nhà bị nhiễm dịch bệnh, bạn bè họ hàng thân thích đều tránh tiếp xúc. Trương Ngạn Thầm đích thân chuẩn bị thuốc thang, ngày đêm không ngừng đến giúp họ. Ông nói: “Tôi làm những việc nên làm thì quỷ Thần cũng sẽ không xâm phạm. Cây cối bên đường còn bảo hộ con người, cho bóng mát để con người nghỉ ngơi, giữa người với người, sao có thể không tương trợ giúp đỡ lẫn nhau?”

Dần dần cả nhà nọ khỏi bệnh, và Trương Ngạn Thầm vẫn bình an vô sự như xưa.

Câu chuyện trong “Nguyên sử”

Tí Nhữ Đạo là người Tề Hà, Đức Ôn. Một năm địa phương xảy ra đại dịch, có người ăn dưa toát mồ hôi và khỏi bệnh. Tí Nhữ Đạo biết chuyện liền mua rất nhiều dưa và gạo rồi đi từng nhà tặng. Có người khuyên: “Dịch bệnh dễ lây nhiễm, anh chớ vào những nhà có người mắc bệnh”

Nhữ Đạo cũng chẳng để tâm. Nếu có người mắc bệnh qua đời, ông còn tặng quan tài và cho người an táng giúp. Mặc dù ngày ngày tiếp xúc với người bệnh nhưng Tí Nhữ Đạo vẫn mạnh khỏe không bị lây nhiễm bệnh. 

Câu chuyện trong “Dương Văn Mẫn tập” thời Minh

Đương thời có nhà họ Lưu, cả đại gia đình bị mắc bệnh, hàng xóm láng giềng và họ hàng thân thích đều sợ dịch bệnh lây nhiễm nên không dám đến thăm. Lý Quỹ cảm khái nói: “Mọi người đều là người cùng làng, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn mới là nghĩa cử, sao lại có thể ngồi nhìn mặc kệ đây?”

Thế là Lý Quỹ và người hầu già đến nhà họ Lưu ở, ngày đêm chăm sóc họ hơn một tháng trời, đến khi họ đều khỏi bệnh thì mới trở về.

Con người trong thời khắc nguy nan, không màng đến tư lợi cá nhân, giúp đỡ người khác sẽ được Thần Phật bảo hộ che chở, tự bản thân họ cũng đã có thể bảo vệ bản thân bởi có chính khí sung mãn, ngoại tà không thể xâm nhập.
Con người trong lúc nguy nan, không màng tư lợi cá nhân, giúp đỡ người khác sẽ được Thần bảo hộ, tự bản thân họ cũng có thể tự bảo vệ bản thân bởi có chính khí sung mãn, ngoại tà không thể xâm nhập. (Ảnh: Public Domain)

Thí nghiệm khoa học

Mọi người đều biết dịch bệnh có tính lây nhiễm cực cao, vậy những người trong các câu chuyện kể trên tại sao lại bình an vô sự? Chúng ta hãy phân tích từ góc độ khoa học, tâm lý học hiện nay đã biết tâm trạng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hơn 100 năm trước, vào tháng 4 năm 1903, một nhà khoa học, nhà phát minh, nhà tâm lý học người Mỹ là Elmer Gates đã công bố kết quả nghiên cứu. Thông qua thí nghiệm hóa học, thành phần trong nước tiểu và khí thở ra của con người khác nhau khi tâm trạng khác nhau. Ông còn phát hiện ra, những tâm trạng tích cực sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, sửa chữa khôi phục tế bào tự thân, sinh ra vật chất dinh dưỡng. Trái lại, tâm trạng tiêu cực sẽ sinh ra các vật chất có hại, gây tổn thương lục phủ ngũ tạng, cuối cùng dẫn đến tử vong.

Những thí nghiệm như thế này sau này còn rất nhiều, năm 2007, một giáo sư luân lý học người Mỹ là Stephen Post và nhà văn Jill Neimark đã hợp tác viết một cuốn sách tên là “Tại sao người tốt được báo đáp tốt” (Why Good Things Happen to Good People). Sách đã liệt kê trên 500 kết quả nghiên cứu trong 10 năm của các tiến sĩ đại học Boston.

Những thí nghiệm này từ các góc độ đã chứng minh rằng, khi con người có thiện niệm trong tâm thì sẽ đem đến một loạt biến hóa trong thân thể, nhất là các tế bào miễn dịch sẽ hoạt động tích cực, con người sẽ không dễ mắc bệnh, và cũng sống lâu hơn. Còn khi con người có những tâm trạng tiêu cực, bao gồm cả những ý nghĩ ác ý, đố kỵ, sợ hãi… thì sức miễn dịch đều giảm xuống, các chức năng cơ thể đều suy giảm. Đây chẳng phải phù hợp với điều mà 4700 năm trước Kỳ Bá nói “Người không bị nhiễm bệnh là có chính khí ở trong thân thể, tà không thể xâm phạm được”, và “Sở dĩ tà xâm nhập là do chính khí bị hư hao” đó sao?

Hai trường hợp ngược đãi động vật trong sách “Tùng Phong thuyết dịch”

Ở khu vực cầu Phượng Tiên, Hàng Châu có người làm nghề thịt ba ba, mua ba ba sống rồi ném vào trong nước sôi. Cảnh tượng ba ba chết thê thảm khiến người ta không dám nhìn, ai nấy đều động lòng trắc ẩn. Khi ba ba chín, anh ta bổ ruột lóc xương, rồi hầm với ngũ vị, mùi thơm bay xa đến mấy nhà xung quanh. Cứ như thế anh ta đã kiếm lời nhiều năm. Sau này bỗng nhiên anh ta bị mắc dịch bệnh, ban đầu là rụt cổ, co chân tay lại, nằm phủ phục trên giường. Mấy ngày sau duỗi tay ra bò, trông như con ba ba. Sau bò trong phòng, rồi bò trong nhà, người nhà ngăn cấm thì cắn. Khi sắp chết thì anh ta bò ra ngoài đường phố, bò rồi xoay tròn, giống như ba ba lúc bị ném vào nước sôi, những người qua lại xem đều biết là quả báo của việc ném ba ba vào nước sôi. Sau 7 ngày, thân thể lở loét, hôi thối rồi chết.

Có câu chuyện khác kể rằng: một người Lâm Xuyên vào rừng bắt được một con vượn con và đem về nhà. Vượn mẹ theo sau đến tận nhà. Người này trói vượn con lên cây. Vượn mẹ vỗ vỗ mặt và hướng về phía người này dáng vẻ cầu xin, người này vẫn không thả, còn đánh vượn con chết. Vượn mẹ đau đớn hú lên một hồi rồi lao mình xuống đất chết, Người này mổ bụng vượn mẹ ra xem, thấy ruột đều đứt hết. Chưa đầy nửa năm sau, cả nhà người này mắc dịch bệnh và chết cả nhà.

Chuyện quỷ gieo rắc dịch bệnh được ghi chép trong sách “Tùng Phong thuyết dịch”

Tấn Vân đời Tống, khi chưa hiển đạt, một năm vào Tết Nguyên đán ông đi ra khỏi nhà thì gặp mấy con ác quỷ. Tấn Vân thét hỏi thì chúng nói: “Chúng tôi là quỷ dịch bệnh, gieo rắc dịch bệnh cho nhân gian”.

Tấn Vân nói: “Nhà ta có bị không?”

Quỷ trả lời: “Không”

Tấn Vân hỏi: “Tại sao?”

Quỷ nói: “Nhà ông 3 đời đều hành thiện sau này sẽ hiển quý, chúng tôi đâu dám xâm phạm” – Nói xong rồi biến mất.

Làm nhiều việc thiện có thể tích đức lớn, tránh được ôn dịch.
Làm nhiều việc thiện có thể tích đức lớn, tránh được ôn dịch. (Ảnh: Public Domain)

Câu chuyện thứ hai kể rằng: cư dân vùng Thái Hồ đều làm nghề giết mổ, duy chỉ có Thẩm Văn Bảo là cả nhà hành thiện, còn mua động vật phóng sinh. Một lần khi dịch bệnh hoành hành, có người trông thấy đám quỷ dịch bệnh cầm một bó cờ và nói với nhau rằng: “Trừ nhà họ Thẩm phóng sinh hành thiện ra, tất cả nhà còn lại đều cắm cờ”. Sau đó cả thôn đều bị chết vì dịch bệnh, chỉ duy cả nhà họ Thẩm vẫn bình an vô sự.

Câu chuyện được ghi chép trong sách “Đức dục cổ giám” đời Thanh

Một lần trong thành xảy ra đại dịch, có cụ già tóc bạc phơ bảo một nhà giàu đem thuốc phân phát cho người trong thành, những người bệnh uống thuốc đều khỏi, cả nhà người giàu có kia cũng không ai chết vì dịch bệnh. Có người thấy hai con quỷ dịch bệnh đi qua cổng nhà giàu kia và nói với nhau rằng: “Người này âm đức vô lượng, Thần may mắn bảo hộ, chúng ta đâu dám xâm phạm”.

Tùng Phong tiên sinh viết: “Âm đức vô lượng, đó là phương thuốc tốt trừ bệnh, người đời nên để mắt nhìn”.

Trong Kinh Dịch cũng có câu: “Nhà tích thiện thì có dư phúc lành, nhà tích bất thiện thì có thừa tai ương”. Trong văn hóa truyền thống, con người đều tin rằng, bản thân mình làm việc xấu, thì không chỉ mình chịu báo ứng mà còn gây tai họa đến cho cả cháu con và người nhà. 

Trong văn hóa truyền thống, con người đều tin rằng, bản thân mình làm việc xấu, thì không chỉ mình chịu báo ứng mà còn gây tai họa đến cho cả cháu con và người nhà.
Trong văn hóa truyền thống, con người đều tin rằng, bản thân mình làm việc xấu, thì không chỉ mình chịu báo ứng mà còn gây tai họa đến cho cả cháu con và người nhà. (Ảnh: Epoch Times)

Thiên tai nhân họa

Câu chuyện về Đạo sĩ Vương Toản được ghi chép trong sách “Thái Bình quảng ký” như sau:

Đạo sĩ Vương Toản là người Kim Đàn, sống vào cuối đời Tây Tấn. Đương thời Trung Nguyên loạn lạc, nạn đói liên miên, dịch bệnh hoành hành, người chết rất nhiều, xóm làng tiêu điều hoang vắng. Đạo sĩ Vương Toản ở trong tịnh thất, thấy người dân khốn khổ, bèn viết tấu chương cầu Thượng Thiên cứu trợ người dân. Trong 3 đêm liền, ông tế lễ và khóc. Bỗng có một người đeo kiếm cầm bản tấu đến nói với Vương Toản rằng: “Thái Thượng Đạo Quân đến”.

Đạo Quân nói: “Nhất âm nhất dương sinh ra và dưỡng dục vạn vật, đó là tác dụng của ngũ hành. Ngũ hành có tương sinh tương khắc, mọi vật đều có thịnh suy, thúc đẩy thay thế, không ngừng nghỉ, sức sống không ngừng, hàng ức kiếp chưa từng ngừng nghỉ, gián đoạn. Người được sống hợp với thuần dương, thăng lên Trời thành Tiên. Người phải chết chìm xuống cõi âm, trở thành quỷ. Trong các loài quỷ, cũng tự có tốt xấu, mạnh yếu, mềm rắn, thiện ác, không khác gì thế giới con người. Ngọc Hoàng Thiên Tôn lo quỷ Thần làm bừa gây hại con người, thường mệnh cho Ngũ Đế Tam Quan kiểm tra chế ngự, đặt ra luật hình quy tắc rõ ràng, hoàn thiện để ước thúc họ. Nhưng vào thời mạt thế, người có tâm không chính rất nhiều, những người này đối với quân vương thì bất trung, đối với cha mẹ thì bất hiếu, làm trái với lời giáo huấn Tam cương Ngũ thường của cổ Thánh tiên Hiền, do đó “tự làm thì tự chịu tội nghiệt, không được sống nữa”, nên những yêu ma quỷ quái này tạo ra dịch bệnh để làm hại người dân, cũng có rất nhiều người sẽ không được hưởng hết tuổi thọ, sẽ chết yểu giữa chừng”.

Từ những câu chuyện ghi chép trong các thư tịch cổ và những thí nghiệm khoa học cho thấy, dịch bệnh cũng đều do tâm con người bất thiện bất chính, ngạo mạn, coi thường sinh mệnh, coi thường tự nhiên, khinh mạn lời dạy của Thánh hiền, coi thường Trời Đất, Thần Phật mà ra. Do đó phương thuốc linh đơn diệu dược chữa dịch bệnh trước tiên chính là tự kiểm điểm và quy chính cái tâm của mình thì các biện pháp phòng chống, chữa trị bên ngoài mới có hiệu quả.


Theo Epoch Times