Trong cuộc đời mỗi người đều có được những cơ duyên nhất định. Có người gặp may mắn, được của cải, hoặc gặp được người yêu thương,… Trong những cơ duyên ấy, có người găp được chân Pháp, chân Đạo, tìm thấy ý nghĩa sinh mệnh, lại có được sức khỏe tốt và một tâm thái bình an giống như ánh sáng ban mai chiếu rọi cuộc đời vốn đang tăm tối của mình, thì tôi nói rằng đó là một cơ duyên vạn cổ, phải tu biết bao đời mới có được.
Một trong những người may mắn ấy là bác Bùi Thị Phin, sinh năm 1949, trú tại số 44 Trần Cảnh, khu 3, Cẩm Thượng, Thành phố Hải Dương, số điện thoại 0220 6616637.
Bác kể cho tôi nghe, vào buổi chiều ngày 16/09/2019 (âm lịch), bác đang đi bộ trên đường Phan Bội Châu, chợt nhìn xuống mặt đường, thấy một quyển sách nhỏ gấp đôi, đã vương bụi bẩn, bất giác thế nào bác cúi nhặt lên, định bụng sẽ mang về cho con trai sử dụng làm giấy chứa mực in. Mang về nhà, bác lau chùi sạch sẽ, những hình ảnh trong sách làm bác tò mò, bác bắt đầu đọc thông tin. Hóa ra, đây là các câu chuyện chia sẻ của những người nổi tiếng ở Việt Nam, họ đều nói rằng cuộc đời của họ có những biến chuyển vô cùng lớn cả về sức khỏe và tinh thần, nhất là có những người đã thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo kể từ khi họ tu luyện môn Pháp Luân Đại Pháp. Lúc này có một niềm tin mãnh liệt nào đó dâng trào, bác Phin tin vào những câu chuyện này và tin rằng đây là nhân duyên đưa đến cho mình, bác cũng muốn thử vận may.
Bác bắt đầu dò hỏi thông tin xem ở Hải Dương có ai tu luyện môn này không. Bác được người ta chỉ ra công viên Bạch Đằng – một công viên lớn tại thành phố Hải Dương. Khi ra đến đó, bác được trải nghiệm tình người, sự giúp đỡ chân tình, vô điều kiện của những người tu luyện nơi đây và bác bắt đầu bước trên con đường tu luyện theo Phật Pháp (Pháp Luân Đại Pháp – một pháp môn tu Phật thuộc hệ thống Phật gia).
Xin kể cho các bạn đôi dòng về cuộc đời của bác Phin. Bác là giáo viên trung học cơ sở, nay đã về hưu, bác có ba người con, hai trai, một gái nhưng những nỗi bất hạnh và nhiều điều không may mắn luôn đến với gia đình bác. Với đồng lương eo hẹp, bác phải nuôi cả gia đình, người chồng vốn chẳng được nhờ lại luôn mang lại những đau khổ, bực tức khôn nguôi, một tay bác chèo chống nuôi con khôn lớn. Tưởng rằng về già sẽ trông cậy các con, nhưng cũng trớ trêu khi cuộc đời của các con cũng chẳng được bình yên. Anh con trưởng (40 tuổi), không có công ăn việc làm, không vợ con, tính khí thất thường, lại hay buông lời chửi mẹ. Anh con thứ và cô con gái đều rơi vào cảnh vợ chồng bỏ nhau lại về nương nhờ nơi mẹ. Thân mẹ già như bác ngoài gồng mình nuôi con cháu thì phải gồng mình chống chọi các con bệnh trong thân thể còm cõi của mình hàng ngày. Bác nói: “Bác có bao nhiêu tuổi đời thì bấy nhiêu tuổi bệnh, bệnh hen suyễn từ bé, viêm họng, xoang mũi, xoang mặt, viêm đại tràng, thoái hóa 4 đốt sống cổ, 14 đốt sống lưng, loãng xương, thần kinh,… bệnh nặng dần và tiền thuốc cũng tăng theo năm”. Bệnh tật hành hạ làm cho bác trong cuộc sống sinh hoạt không giống như người ta. Trăm thứ khổ cùng giáng xuống, bác nghĩ rằng từ giờ đến cuối đời là những tiếng thở dài không dứt.
Chẳng ai học được chữ ngờ, một ngày kia, chỉ là nhặt được tờ rơi mà cuộc đời của bác Phin đã sang một trang khác tươi sáng hơn. Ở đây không phải ai đó cho bác tiền mà là bác đã tìm được một Pháp tu chân chính, dạy cho bác biết ý nghĩa nhân sinh trong cuộc đời này, rằng bác là ai, vì sao bác ở đây, vì sao bác phải chịu khổ, chịu bệnh tật dày vò và làm cách nào bác thoát được khổ đau để tìm đến sự vĩnh hằng của sinh mệnh.
Đại Pháp dạy bác tẩy tịnh bản thân, trở thành một người vô tư vô ngã, biết sống vì người khác mà không đọng phiền muộn hay tranh giành. Khi bác bắt đầu nghiêm túc tu luyện, kết hợp với năm bài luyện công, các căn bệnh mà bác đã khổ sở với nó bao năm giờ lần lượt tiêu mất từ lúc nào. Mới có hơn năm tháng tu luyện, các cơn ho suyễn ngày một giảm dần và biến mất nhanh đến nỗi những người bạn cùng tu luyện cũng phải giật mình thốt lên “Bác đã hết sạch các cơn hen”, giọng đọc của bác cũng to và khỏe hơn; các căn bệnh khác cũng vậy. Bác thấy mình mỗi ngày một khỏe ra, người tràn đầy năng lượng, mọi sinh hoạt cá nhân của bác hoàn toàn như người bình thường, không còn cảnh chọn ngày để tắm, da mặt trước chảy xệ thì nay căng trở lại, sắc mặt hồng hào. Sức khỏe thay đổi từng ngày, bác đã không còn phụ thuộc vào thuốc nữa. Đó là điều bác không thể tưởng tượng được.
Bác biết Pháp tu này trân quý lắm, không phải ai cũng đắc được, bác thấy mình thật quá may mắn. Bác đã không mất một đồng tiền nào mà bệnh hết, đó là điều sung sướng nhất. Điều đặc biệt hơn, bác đã có cái nhìn bình hòa, an vui khi đối diện với hoàn cảnh gia đình, bác coi đó là thử thách cần vượt qua, bác đối đãi với con một cách lý trí, tình cảm, dạy bảo và dẫn dắt con cháu đúng với đạo lý làm người. Bác cũng nói với tôi: “Con đường tu luyện là gian nan, vất vả nhưng giờ bác đã khỏe, bác biết ơn Sự phụ lắm, cho nên dù khó khăn thế nào bác sẽ tu bỏ những thói quen không tốt, những tâm xấu để trở thành một người đúng với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp. Gia đình bác đã có phúc báo lớn lắm rồi con ạ!”.
🌐 Pháp Luân Đại Pháp (phapluan.org) hay còn gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, là môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, mục đích tìm về nguồn gốc chân thực của sinh mệnh. Hiện Pháp Luân Đại Pháp có mặt trên 140 quốc gia vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người, không phân biệt địa vị, giai cấp, tín ngưỡng, tuy nhiên tại chính nơi xuất xứ Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang bị đàn áp phi lý vô nhân đạo bởi đảng cộng sản cầm quyền.
(Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ghi theo lời kể của bác Phin)
Tân Sinh Net
Xem thêm: https://tansinh.net/van-co-co-duyen/co-the-ban-chua-biet/