Đối với cư dân mạng mà nói, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát trên phạm vi toàn cầu, thì phong cách mà Tổng thống Thái Văn Anh chắp tay thi lễ lần này cũng nhanh chóng được phổ biến trên khắp thế giới, trở thành lễ tiết ngoại giao khi mọi người ở các quốc gia gặp nhau chào hỏi…

Ngày 5 tháng 3, tại Phủ tổng thống, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Thái Anh Văn hội kiến Chủ tịch Hiệp hội Mỹ ở Đài Loan James Moriarty… và một bức ảnh chụp bà Thái với kiểu chào theo lễ nghi truyền thống đã được lan rộng toàn thế giới.

Lãnh đạo các nước gặp nhau thường bắt tay, nhưng do dịch viêm phổi Vũ Hán khiến toàn thế giới đều căng thẳng, tuy nhiên, nghi lễ ngoại giao thì không thể vứt bỏ được, mà bắt tay thì cũng không ổn. Thế là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Thái Anh Văn chào Moriarty bằng lễ nghi truyền thống của các nước Á Đông xưa: chắp tay thi lễ. Chủ tịch Moriarty cũng rất nhanh chóng nhập gia tùy tục, chắp tay đáp lễ.

Bức ảnh chụp bà Thái với kiểu chào theo lễ nghi truyền thống đã được lan rộng toàn thế giới.
Bức ảnh chụp bà Thái với kiểu chào theo lễ nghi truyền thống đã được lan rộng toàn thế giới. (Ảnh: Wikipedia/CC BY 2.0)

Đối với cư dân mạng mà nói, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát trên phạm vi toàn cầu, thì phong cách mà Tổng thống Thái Văn Anh chắp tay thi lễ lần này cũng nhanh chóng được phổ biến khắp thế giới, trở thành lễ tiết ngoại giao khi mọi người ở các quốc gia gặp nhau chào hỏi.

Hiện tại, nghi lễ bắt tay thịnh hành toàn thế giới là có nguồn gốc từ nước Anh. Do vào thời kỳ đó, nước Anh có một ảnh hưởng rộng ở các thuộc địa của mình trên thế giới giống như câu nói “mặt trời không bao giờ lặn ở Đế quốc Anh”, nên nghi lễ bắt tay cũng được truyền bá ra khắp thế giới. Thực ra ngoài nghi lễ bắt tay thì khi đó thế giới còn có rất nhiều nghi thức chào hỏi khác như: chắp tay truyền thống, vừa chắp tay vừa khom mình kiểu truyền thống, nghiêng mình cúi chào kiểu Nhật, vẫy tay nói “Hello” kiểu Mỹ, ôm kiểu Nga, chạm mũi kiểu người Maori, và kiểu chắp tay hợp thập của người Thái, kiểu lập chưởng của người tu hành…

Lễ nghi truyền thống trong tranh "Vị Tân thùy điếu đồ" của Đới Tiến đời Minh
Lễ nghi truyền thống trong tranh “Vị Tân thùy điếu đồ” của Đới Tiến đời Minh. (Ảnh miền công cộng)

Các nước Á Đông xưa rất coi trọng lễ nghi, mà nghi lễ chắp tay lại là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa truyền thống Á Đông. Sách Luận Ngữ, phần Vi Tử viết: “Tử Lộ chắp tay đứng”. Đó là Tử Lộ chắp tay thi lễ đối với Khổng Tử. 

Cách chào hỏi truyền thống của người Trung Quốc xưa. Ảnh chụp phim tài liệu được quay vào năm 1909 bởi một người Pháp - Albert.
Cách chào hỏi truyền thống của người Trung Quốc xưa. Ảnh chụp phim tài liệu được quay vào năm 1909 bởi một người Pháp – Albert.

Trẻ em các nước Á Đông xưa, khi bắt đầu đi học là được dạy chữ theo bộ sách “Phép tắc người con” (Đệ tử quy), trong đó có đoạn dạy về nghi thức chào hỏi rằng:

“Đi thong thả, đứng ngay thẳng
Chào cúi sâu, lạy cung kính”…

Nguyên văn:

Bộ thung dung, lập đoan chính
Ấp thâm viên, bái cung kính

Sách “Thuyết văn giải tự chú” của Đoàn Ngọc Tài cũng viết: “Chắp tay chào thì tay phải ở trong, tay trái ở ngoài”.

1. Bái lễ

Cửu bái trong Chu Lễ cho rằng: Kê thủ (cúi đầu vái lạy), Đốn thủ (dập đầu vái lạy), Không thủ (chắp tay cúi đầu), và Túc bái (hai tay đặt xuống đất hơi cúi đầu) là 4 loại Chính bái (nghi lễ bái chào chính thức).

Cách ngồi người xưa là cái mà chúng ta ngày nay gọi là quỳ. Khi người xưa muốn bày tỏ tôn kính với khách thì họ ngồi (tức quỳ ngày nay), nửa thân trên thẳng, sau đó nghiêng mình về phía trước. Kiểu chào tôn kính này dần dần hình thành nghi thức quỳ bái trong cuộc sống.

Không thủ – chắp tay cúi đầu

Ý nghĩa của “Không” ở đây chính là đầu không cúi xuống tới chạm đất. Nghi thức này cũng được gọi là vái, bái, đứng lạy.

Người Á Đông xưa theo thuyết âm dương, nên nghi lễ chào hỏi cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ: nam tay trái ở trên, nữ tay phải ở trên.
Người Á Đông xưa theo thuyết âm dương, nên nghi lễ chào hỏi cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ: nam tay trái ở trên, nữ tay phải ở trên. (Ảnh chụp video)

Người Á Đông xưa theo thuyết âm dương, nên nghi lễ chào hỏi cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ: nam tay trái ở trên, nữ tay phải ở trên. Như thế là thuận theo âm dương, thì cát tường – cát bái. Nếu làm ngược lại là trái với âm dương, là không lành – hung bái. Hung bái được dùng trong tang lễ, cũng gọi là tang bái.

Đốn thủ – dập đầu bái lạy

Đốn thủ chính là cái mà ngày nay chúng ta gọi là dập đầu bái lạy, được sử dụng trong những ngày lễ tiết lớn như Tết Nguyên đán hoặc lễ thượng thọ, con cháu bái lạy cha mẹ, ông bà. Bắt đầu giống như lễ Không thủ, sau đó gập mình xuống trước đầu chạm đất, chạm tới thì đứng dậy.

Đốn thủ chính là cái mà ngày nay chúng ta gọi là dập đầu bái lạy, được sử dụng trong những ngày lễ tiết lớn như Tết Nguyên đán hoặc lễ thượng thọ, con cháu bái lạy cha mẹ, ông bà
Đốn thủ chính được sử dụng trong những ngày lễ tiết lớn như Tết Nguyên đán hoặc lễ thượng thọ, con cháu bái lạy cha mẹ, ông bà. (Ảnh chụp video)

Kê thủ – cúi đầu chạm đất vái lạy

Kê thủ là lễ tiết trang trọng nhất trong cửu bái (9 phương thức bái lễ), thường dùng khi bề tôi bái kiến quân vương, hoặc bái Trời Đất quỷ Thần…

Bắt đầu giống lễ Không thủ, đầu từ từ cúi xuống đến mặt đất, sau đó giữ nguyên như thế một lát rồi mới đứng dậy.

Kê thủ là lễ tiết trang trọng nhất trong cửu bái (9 phương thức bái lễ), thường dùng khi bề tôi bái kiến quân vương, hoặc bái Trời Đất quỷ Thần…
Kê thủ là lễ tiết trang trọng nhất trong cửu bái (9 phương thức bái lễ), thường dùng khi bề tôi bái kiến quân vương, hoặc bái Trời Đất quỷ Thần… (Ảnh chụp video)

Túc bái – hai tay đặt xuống đất hơi cúi đầu

Loại lễ tiết này ban đầu là dành cho võ tướng và binh sĩ mặc đồ giáp trụ không tiện thi lễ theo các hình thức khác. Ngoài ra tướng quân, binh sĩ còn có thể ôm quyền thi lễ thay Túc bái. 

Phụ nữ xưa đồ trang sức trên đầu rất nhiều, do đó cúi đầu, khấu đầu lễ bái cũng khó làm được, do đó loại túc bái này cũng được phụ nữ sử dụng.

Lễ bái kiến Phu nhân Nam Tử trong "Khổng Tử Thánh tích đồ"
Lễ bái kiến Phu nhân Nam Tử trong “Khổng Tử Thánh tích đồ”. (Ảnh chụp video)

Trong “Khổng Tử Thánh tích đồ” có một đoạn ghi chép như sau:

“Thời Xuân Thu, Khổng Tử chu du các nước, đến nước Vệ. Phu nhân Nam Tử của Vệ Linh Công tiếp kiến Khổng Tử, Khổng Tử hành lễ Kê thủ, Nam Tử Phu nhân ở trong màn trướng đáp lễ, đồ trang sức trên người kêu leng keng”…

2. Chắp tay – tác ấp

Ngoài lễ quỳ bái ra, trong Chu Lễ còn có ghi chép rất rõ ràng về lễ chắp tay, căn cứ vào quan hệ và địa vị của 2 bên mà chia thành Thổ ấp, Thời ấp và Thiên ấp. Cũng giống như bái lễ, nam tay trái ở ngoài, nữ tay phải ở ngoài.

Theo yêu cầu như sách giáo dục trẻ em xưa – “Huấn mông pháp”, khi chắp tay thì hai chân hơi rộng, đứng vững chãi, đầu gối không cần cong, thân hơi nghiêng về phía trước, đồng thời cúi đầu, mắt nhìn vào mũi giày.

Thổ ấp

Khi hành lễ, thân thể đứng nghiêm, hai tay vòng ôm quyền, lòng bàn tay hướng vào trong, nghiêng người khoảng 30 độ, tay hơi hướng xuống dưới, khi đứng ngay người thì buông tay tự nhiên hoặc khoanh tay.

Chúng ta có thể sử dụng khi người nhiều tuổi đáp lễ người ít tuổi, hoặc cấp trên đáp lễ cấp dưới.
Chúng ta có thể sử dụng khi người nhiều tuổi đáp lễ người ít tuổi, hoặc cấp trên đáp lễ cấp dưới. (Ảnh chụp video)

Thời xưa, thiên tử thường hành lễ thổ ấp với chư hầu khác họ, không có quan hệ thân thích. Ngày nay chúng ta có thể sử dụng khi người nhiều tuổi đáp lễ người ít tuổi, hoặc cấp trên đáp lễ cấp dưới.

Thời ấp

Thời ấp cũng gọi là vòng tay (củng thủ) hoặc chắp tay (thôi thủ). Khi hành lễ thì thân thể đứng nghiêm, hai tay bao quyền, lòng bàn tay hướng xuống dưới, đưa tay từ trước ngực ra ngoài theo chiều ngang, cúi người khoảng 30 độ. Khi đứng thẳng thì hai tay buông tự nhiên hoặc khoanh tay.

Chúng ta có thể sử dụng lễ tiết này với bạn bè hoặc người bằng vai phải lứa.
Chúng ta có thể sử dụng lễ tiết này với bạn bè hoặc người bằng vai phải lứa. (Ảnh chụp video)

Thời xưa, thiên tử hành lễ này (thổ ấp) với chư hầu khác họ, có quan hệ thân thích. Ngày nay chúng ta có thể sử dụng lễ tiết này với bạn bè hoặc người bằng vai phải lứa.

Thiên ấp

Thiên ấp cũng được gọi là thượng ấp, là lễ dùng trong các nghi lễ lớn như quan lễ, hôn lễ, tang lễ, tế lễ, dùng cho người làm lễ gia quan, cô dâu chú rể, tang chủ, chủ tế hành lễ với bề trên.

Khi hành lễ này thì thân thể đứng nghiêm, hai tay ôm quyền, lòng bàn tay hướng vào trong, cúi người khoảng 60 độ, hai tay đưa lên trên ngang trán, rồi đứng thẳng, hai tay buông tự nhiên hoặc khoanh tay.

Đây vốn là lễ tiết thiên tử hành lễ với chư hầu cùng họ.
Đây vốn là lễ tiết thiên tử hành lễ với chư hầu cùng họ. (Ảnh chụp video)

Đây vốn là lễ tiết thiên tử hành lễ với chư hầu cùng họ. Ngày nay chúng ta có thể dùng lễ thiên ấp với cha mẹ, người bề trên trong các nghi lễ long trọng như hôn nhân, tang lễ, tế lễ.

Trường ấp

Trường ấp là người địa vị thấp hành lễ với người tôn quý, chỉ sau bái lễ. Khi hành lễ thân đứng ngay ngắn, hai tay ôm quyền, lòng bàn tay hướng vào trong, giơ cao lên ngang trán, cúi người khoảng 90 độ trở lên, hai tay hạ thấp xuống mức thấp nhất.

Trường ấp là người địa vị thấp hành lễ với người tôn quý, chỉ sau bái lễ.
Trường ấp là người địa vị thấp hành lễ với người tôn quý, chỉ sau bái lễ. (Ảnh chụp video)

Trong sách giáo dục trẻ xưa “Đồng tử lễ” có ghi chép: thấy người có thân phận tôn quý, hay tay giơ cao quá mắt, rồi cúi người hạ tay xuống thấp dưới đầu gối. Gặp người bề trên thì hai tay giơ cao ngang miệng, rồi cúi người hạ tay xuống dưới đầu gối. Thấy người bằng vai thì hai tay ngang ngực là được rồi, không cần cúi người đưa tay xuống dưới gối.

3. Các phương pháp hành lễ khác

Văn võ quyền

Là lễ vái chào trong các trường hợp liên quan đến kungfu hoặc trước khi tỷ võ. Khi hành lễ, chân trái bước lên một bước, chân phải bước theo. tay bên ngoài duỗi bằng, ngón cái hơi cong, còn lại duỗi thẳng, đó là văn. Tay trong nắm lại, đó là võ. Tay duỗi đặt sát vào tay nắm, rồi đưa hai tay ra phía ngoài, sau đó buông tay tự nhiên.

Liễm nhẫm lễ

Đây là một phương thức hành lễ đặc biệt của phụ nữ, gọi là Liễm nhẫm lễ, do vào thời xưa, y phục của người hành lễ thường có tay áo rộng nên khi hành lễ phải thu tay áo và vạt áo lại.

Y phục người hành lễ thời xưa thường rộng nên hai tay cần phải thu vạt áo lại.
Y phục người hành lễ thời xưa thường rộng nên hai tay cần phải thu vạt áo lại. (Ảnh chụp video)

Vạn phúc lễ

Đây là một phương thức hành lễ đặc biệt của phụ nữ, gọi là Vạn phúc lễ, xuất hiện từ thời nhà Tống. Hai tay giơ đến ngang ngực, chân phải lui về phía sau, hơi khom gối cúi đầu hành lễ.

Nghi thức chào trong thời nhà Tống khá thanh lịch.
Nghi thức chào trong thời nhà Tống khá thanh lịch. (Ảnh chụp video)

Người xưa luôn tin rằng hành thiện thì tích đức, làm việc xấu thì tích nghiệp, họ cho rằng thân thể mỗi người đều có nghiệp lực do làm việc xấu mà tích tụ, nếu tích tụ nhiều thì dần dần sẽ trở thành tai ương, ảnh hưởng tới cuộc sống… nghiệp lực này cũng có thể lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, do vậy họ thường dùng các nghi thức hành lễ kể trên chứ không bắt tay. 

Thánh nhân khai thị, khi tiếp xúc giữa người với người cũng sẽ nhiễm nghiệp lực của đối phương – cách nói này rất giống với việc ngày nay những ai từng tiếp xúc với người bệnh viêm phổi Vũ Hán dễ bị lây nhiễm… Do đó việc thực hiện lễ nghi kiểu truyền thống như cách chắp tay bái lạy của người xưa chính là “báu vật” của cổ nhân để lại trong lối hành xử và giao tiếp, và đương nhiên lễ nghi này có thể áp dụng toàn thế giới để phòng tránh các loại dịch bệnh.

  • Video liên quan:

Theo NTDVN.COM