Trí tuệ nhân tạo (AI) và chỉnh sửa gen là hai trong số những công nghệ phát triển nhanh nhất trên thế giới vì tiềm năng biến đổi nhân loại đáng gờm của chúng. Mặc dù mang lại tiềm năng về một tương lai đáng kinh ngạc, nhưng nó cũng đặt ra một số câu hỏi nghiêm túc về đạo đức khó có câu trả lời.

1Khi con người dùng AI để chỉnh sửa gen, nó có thể sẽ phá hủy cấu trúc xã hộ hiện có. (Ảnh qua Tycoonsuccess)

Tiềm năng đáng kinh ngạc

>>> Khi khoa học tạo ra những đứa trẻ, đạo đức sẽ bại hoại

Phương diện tác động lớn nhất của việc chỉnh sửa gen do AI điều khiển sẽ nằm trong lĩnh vực y học cá thể hóa. Theo ước tính, dự kiến ​​đây sẽ là thị trường trị giá 87 tỷ USD vào năm 2023. Y học cá thể sẽ cho phép các nhà sản xuất thuốc tạo ra các loại thuốc nhắm vào một cá nhân hoặc một nhóm người có chung đặc điểm di truyền. Cho đến nay, nghiên cứu về lĩnh vực này được coi là quá đắt.

Hệ thống AI có thể được dùng để lựa chọn thông qua hàng triệu bộ dữ liệu nhằm xác định chính xác loại thuốc theo yêu cầu của một cá nhân. Điều này có thể thực sự khả thi về mặt kinh tế, mà qua đó, ngành công nghiệp y học cá thể sẽ có thể chứng kiến một sự bùng nổ nhanh chóng.

Trong thực tế, Google đã phát triển một hình thức AI gọi là DeepVariant có khả năng tạo ra một bức tranh chính xác về một bộ gen đầy đủ và tách biệt giữa các đột biến nhỏ từ các lỗi ngẫu nhiên. Theo Google AI Blog: “Chức năng của khuynh hướng biến thể thuộc về hệ gen, tuy nhiên, DeepVariant sẽ biến đổi vấn đề tái thiết này trở thành một vấn đề phân loại hình ảnh phù hợp với công nghệ và chuyên môn hiện tại của Google”.

Deep Genomics từ Canada cung cấp cho AI hàng ngàn ví dụ về đột biến, với mục đích cho phép AI học hỏi từ các ví dụ để nó có thể phân tích đột biến và dự đoán tác động của chúng. Điều này sẽ giúp các học viên y tế chọn đúng loại thuốc cho bệnh nhân.

2Deep Genomics từ Canada cung cấp cho AI hàng ngàn ví dụ về đột biến, với mục đích cho phép AI học hỏi từ các ví dụ để nó có thể phân tích đột biến và dự đoán tác động của chúng.  (Ảnh qua UTEN)

Việc sử dụng AI và chỉnh sửa gen không dừng lại ở y học cá thể. Trong tương lai, chúng ta có thể chỉnh sửa các gen được xác định với các bệnh cụ thể. Và đây là nơi mà công nghệ bắt đầu vi phạm ranh giới của đạo đức con người.

Mối liên hệ với đạo đức

Một khi bắt đầu chỉnh sửa gen “bệnh”, chắc chắn chúng ta sẽ bắt đầu xem xét việc chỉnh sửa các gen trong phôi thai được xem là không mong muốn.

Theo As We Think Now: “Nếu AI có thể giúp chúng ta hiểu được phương thức di truyền dẫn đến bệnh tật, thì AI có thể sử dụng kiến ​​thức hiện tại của chúng ta về di truyền để dự đoán sự kết hợp gen nào sẽ làm cho con người khỏe mạnh nhất có thể. Có lẽ AI thậm chí có thể đưa ra các khuyến nghị về việc nên sử dụng CRISPR vào đâu để chỉnh sửa phôi người. Các chuyên gia có thể xem xét các khuyến nghị đó và sử dụng nó để hướng dẫn quy trình chỉnh sửa thực tế – cuối cùng giúp các bác sĩ tạo ra một đứa trẻ được ‘tối ưu hóa’”.

Các bậc cha mẹ tương lai có thể bắt đầu truy cầu những đứa trẻ mạnh mẽ và thông minh hơn với mong muốn con mình sẽ là những thần đồng. Điều này có thể dẫn đến tình cảnh mà những người giàu trong xã hội sẽ tiếp tục tiến bộ hơn nữa, trong khi những tầng lớp nghèo hơn thì vẫn sản sinh ra những em bé bình thường, tự nhiên, và như vậy chúng sẽ luôn kém hơn. Điều này vô tình tạo nên một hệ thống giai cấp gần như không thể phá vỡ.

3
Các bậc cha mẹ tương lai có thể bắt đầu truy cầu những đứa trẻ mạnh mẽ và thông minh hơn với mong muốn con mình sẽ là những thần đồng. (Ảnh qua Vidmoon)

Trong những người có tín ngưỡng tồn tại một niềm tin cơ bản rằng, có một quyền lực cao hơn đã tạo ra và duy trì trật tự xã hội. Khi con người đóng vai Đức Chúa Trời và loại bỏ tiến trình được ban cho sự sinh sản, thì những thực thể được con người tạo ra cũng có thể chống lại cấu trúc xã hội này. Điều này có thể dẫn đến một cuộc nổi loạn giữa những người không có tín ngưỡng và sự hủy diệt các nguyên lý đạo đức đã được thiết lập từ rất lâu đời.

Như chúng ta đã biết, từ lịch sử và cả ở hoàn cảnh hiện tại, con người không thể cùng chung sống hòa bình với những người khác mà sẽ tìm cách áp đặt ý chí của mình lên người khác nếu có cơ hội. Nếu có thể cùng tồn tại hài hòa với nhau, thì làm sao người ta lại phải nghĩ về việc chỉnh sửa phôi để tạo ra một cuộc sống “hoàn hảo”?

Những vấn đề đạo đức như vậy là lý do tại sao các quốc gia lại gặp hạn chế về chỉnh sửa gen và các công nghệ liên quan.

>>> Thế giới quan ngại về chỉnh sửa gene em bé ở Trung Quốc

>>> Nước Anh cho phép thực hiện thí nghiệm chỉnh sửa gene phôi thai người

Hồng Liên, theo Vision Times