Ngày nay mở quyển “Sử Ký” trong “Ân bản ký thứ 3″ sẽ thấy một đoạn vua Thành Thang nhà Thương và danh thần Y Doãn có một đoạn đối thoại đặc sắc. Vua Thành Thang nói: ” Ta từng nói: Người nhìn nước thấy hình dạng, nhìn dân chúng biết trị nước ra sao.” Y Doãn nói: ” Sáng thay! Lời có thể nghe, Đạo mới có thể tiến. Đất nước của dân, vì người Thiện đều ở trong quan triều, miễn cưỡng thay , miễn cưỡng thay. ” Đoạn hội thoại trên đại ý nói rằng: Vua Thành Thang nói “Ta đã từng nói như này. Người ta nhìn xuống nước có thể nhìn thấy dung mạo bản thân, nhìn vào trong dân chúng có thể biết được đạo trị quốc của nước đó tốt hay không.” Y Doãn nói” Sáng thay! lời thiện nghe được thì đạo đức mới tiến bộ. Trị lý quốc gia, an ủi vạn dân , cứ có đức hạnh và làm việc tốt đều cần dùng làm quan trong triều. Nỗ lực lên, cố gắng hơn. “” Vua Thành Thang là vua khai quốc của triều đại nhà Thương, cũng là ông vua đứng đầu về đức hạnh trong Trung Quốc cổ đại, ông nói rõ một đạo lý đơn giản rằng “Con người có thể mượn nước để quan sát dung mạo bản thân, cũng có thể căn cứ vào tình trạng sinh hoạt của dân chúng mà phán đoán ra việc trị nước tốt hay không, thông qua thống khổ, yêu ghét của người dân mà có thể phán đoán chính xác tình trạng an trị hay loạn lạc của xã hội và dấu hiệu thịnh suy của vương triều đó.
Trong Kinh Dịch có viết: Trời sinh một, một sinh nước, nước sinh ra vạn vật. Trong “Đạo Đức Kinh chương thứ 8” nói rằng “Thiện không gì bằng nước. nước Thiện lợi cho vạn vật, mà không tranh đấu; ở nơi ác của chúng sinh, vốn thuộc về Đạo”. người thiện lương nhất thế gian thì cũng như nước vậy. Nước thiện với vạn vật, tươi nhuận vạn vật mà không tranh đấu với vạn vật. Lưu lại ở nơi mà chúng sinh đều không hoan nghênh. Do vậy gần nhất với “Đạo”. Lão Tử trong vạn sự vạn vật của tự nhiên khen tụng nước nhất, nhìn nhận đức của nước gần với Đạo. Trong cuộc sống hiện thực thường thấy nước có thể nhìn thấy khuyết điểm của bản thân, nghiêm khắc lãnh trách nhiệm của mình, thì chính là một phẩm đức vô tư. Kỳ thực vua Thành Thang cũng là ông vua gặp họa thì trách bản thân trước. Căn cứ theo truyền thuyết dân gian, sau những năm kiến quốc triều Thương không lâu, vùng Bạc Châu mấy năm liền đại hạn, chưa có hạt mưa nào rơi xuống. Đã dùng các biện pháp cầu mưa và không được. Sau này mời thầy cúng bốc quẻ. Nói rằng cần phải dùng người làm vật tế thì ông Trời mới cho mưa xuống. Vua Thang thở dài nói: “Cầu mưa là vì tạo phúc cho bách tính, làm sao có thể để người ta làm vật tế được” Rồi một lúc sau, ông nói: Giả như cần phải như vậy, vậy thì ta sẽ làm !” Sau đó ông chọn ngày đẹp. Tới ngày đó, vua Thang tắm rửa, cắt tóc, móng tay, người mặc áo thô trắng, qùy trước đài cầu đảo rằng: ” Ông Trời a, tôi là người có tội, không cần phải liên lụy vạn người, vạn người có tội đều do cá nhân tôi, xin ông Trời trên cao đối với vua có tội là tôi xin hãy trừng phạt a.” sau đó bà đồng hướng dẫn bước lên đống củi cao để cầu mưa. Trăm họ quỳ xung quanh đống lửa và nhìn vua của họ, nước mắt chảy xuống như suối, và thời điểm châm lửa đã tới, bà đồng đem lửa đến và chốc lát không gian mù mịt khói và bao kín vua Thang bên trong. Cũng khéo thay, chính lúc này trên trời chớp giật bùng lên, mưa lớn như trút tuôn xuống. Người người reo hò đưa vua Thang xuông rồi đưa về cung.
Từ xưa đến nay, vua hiền kính sợ Trời, tu hành đức, vì dân mà lo toan. Vua bạo ngược, tự tung tự tác, ngăn lời can gián, tăng thêm điều xấu, hoang dâm vô độ, bức hại trung thần, tàn hại muôn dân, người có đức mới có thể cai trị tốt quốc gia còn người thống trị tàn bạo sẽ bị nguyền rủa đời đời và tiến vào một ngày diệt vong.
Tg: Quán Minh
Theo Tân Sinh tiếng trung