Thôi Bối Đồ là cuốn sách tiên tri nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, bao gồm những dự ngôn chuẩn xác phi thường. Trong đó, đại sự Trung Quốc giai đoạn ngày nay, cũng như giai đoạn đặc thù của lịch sử nhân loại hôm nay, đều được Thôi Bối Đồ nói đến.
Ngày 7/11/2015, Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu lần đầu tiên hội đàm ở Singapore, trên trang “Weibo Nhân dân Nhật báo” của Trung Quốc dùng thơ dự ngôn trong “Thôi Bối Đồ”- quyển sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại để đưa tin – “Song vũ tứ túc – Tập Mã hội”; nói “song vũ” là chữ “Tập” viết theo chữ chân phương, rõ ràng là chỉ Tập Cận Bình; “tứ túc” là chữ “Mã” viết theo thể chữ chân phương, là chỉ Mã Anh Cửu. Tin này một thời gian được truyền tải rộng rãi trên các trang mạng, khiến người Trung Quốc giật mình phát hiện thêm một “huyền cơ” trong Thôi Bối Đồ.
Sự thực có phải là như vậy hay không?
Sau khi giải khai mấy quẻ tượng theo thứ tự có liên quan đến Tập Cận Bình trong “Thôi Bối Đồ”, mọi người sẽ rõ ràng thấy được rằng: Những giải thích ở trên chỉ đúng một nửa …
Giới thiệu vắn tắt về “Thôi Bối Đồ”
1. Thôi Bối Đồ tiên tri chuẩn xác phi thường
“Thôi Bối Đồ” là một cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, được biên soạn thành sách vào những năm đầu triều đại nhà Đường, bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), bản gốc phân thành Quyển 1 (đến Tượng 40) và Quyển 2 (sau Tượng 40). Mỗi bức hình ở dưới đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn từ triều Đường cho tới nay, tới tận tương lai, về các sự kiện trọng đại phát sinh qua các triều đại Trung Quốc.
Khi đối chiếu những sự việc được tiên đoán trong Thôi Bối Đồ với những sự kiện đã xảy ra, thì người ta phát hiện thấy sự chuẩn xác đến kinh ngạc! Chúng ta hãy xem một tượng trong đó.
Dự ngôn rất khó được con người đọc hiểu từ trước, thông thường đều là sau khi sự tình đã phát sinh mới có thể hiểu được nội hàm của dự ngôn. Nhưng một tượng này của Thôi Bối Đồ đã được đọc hiểu trước đó.
Thôi Bối Đồ quẻ tượng thứ 39, Kim Thánh Thán phê bản:
Sấm rằng:
Điểu vô túc, sơn hữu nguyệt
Húc sơ thăng, nhân đô khốc
Tụng rằng:
Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa
Nam sơn hữu tước bắc sơn la
Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu
Đại hải trầm trầm nhật dĩ quá
Lời phê bình chú giải của Kim Thánh Thán (1608 – 1661) đối với quẻ tượng 39 trong Thôi Bối Đồ. (Ảnh: Epoch Times)
Một tượng này tiên đoán vô cùng rõ ràng, bây giờ được thừa nhận là chỉ quân Nhật xâm lược Trung Hoa và bị bại vong.
“鸟无足, 山有月” – Điểu vô túc, sơn hữu nguyệt: chữ điểu 鸟 (chim) không còn túc 足 (chân), có sơn 山 (núi) là chữ đảo 岛 , chỉ đảo quốc Nhật Bản.
“旭初升, 人都哭”- Húc sơ thăng, nhân đô khốc: Nhật Bản xâm lược Trung Hoa làm đủ chuyện tàn bạo, lá cờ mặt trời đến Trung Quốc, mọi người dân Trung Quốc đều khóc.
“十二月中气不和” – Thập nhị nguyệt trung khí bất hòa: Giữa tháng 12, tức tháng 6 âm lịch, đêm ngày 7/7 (mùng 1/6 ÂL) năm 1937, biến cố cầu Lư Câu (ngày 7/7/1937, quân Nhật đột nhiên tấn công vào Bắc Bình, nay là thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Quân đóng ở phía Tây Nam cầu Lư Câu đã phản công lại, chiến tranh Trung- Nhật từ đó bắt đầu.
“南山有雀北山罗” – Nam sơn hữu tước bắc sơn la: Trung Quốc rơi vào nạn loạn trong giặc ngoài, bên ngoài bị xâm lược, nội bộ phân chia bè phái (chóp núi nứt nẻ): đỉnh núi ở phía nam, là chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ (Tinh Vệ là chim, vậy nên gọi là Tước); mỏm núi phía đông, là giang sơn Mãn Châu bù nhìn do Nhật Bản nâng đỡ (bù nhìn chấp chính là hoàng đế Phổ Nghi cuối thời nhà Thanh, Phổ Nghi họ Ái Tân Giác La, vậy nên gọi là “La”).
“一朝听得金鸡叫 大海沉沉日已过” – Nhất triêu thính đắc kim kê khiếu, đại hải trầm trầm nhật dĩ quá: Chỉ sự kiện quân Nhật đầu hàng năm 1945. Năm 1945 là năm Dậu (con gà), Dậu trong ngũ hành thuộc Kim, vậy nên gọi là “Kim Kê”.
Dưới con chim trong đồ hình có núi, cũng là chữ “đảo”, tượng vẽ của con chim giống như chữ “Giới”, điểu giới ở trên tảng đá, đối ứng với mặt trời (nhật), ngụ ý ám chỉ Tưởng Giới Thạch dẫn dắt Trung Hoa dân quốc kháng Nhật.
Chúng ta nhìn xem một quẻ tượng này, toàn văn đâu ra đó, câu đố chuẩn xác, chặt chẽ xoay quanh sự kiện Nhật Bản triển khai chiến tranh xâm lược Trung Hoa. Chính là nhất thời không thể lý giải toàn bộ, cũng có thể nhìn được đại khái.
Sự bảo đảm của Kim Thánh Thán
300 năm trước khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, Kim Thánh Thán – tài tử những năm đầu triều đại nhà Thanh đã nhìn thấy quẻ tượng này, ông phê bình chú giải rằng: “Đoán chừng quẻ này chính là tiên đoán Đông Di xâm lược Trung Nguyên, họa xâm lược nhất định là đến năm con gà mới có thể dập tắt”.
Bình chú mà Kim Thánh Thán để lại quả thật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó không chỉ là lưu lại để đối chiếu với suy đoán của ông, mà đã đưa ra minh chứng có tính lịch sử đối với tính chân thật của bộ sách tiên tri này. Nếu như không có phê bình chú giải của Kim Thánh Thán, thì sẽ có người kết luận: Đây là được biên tạo sau khi kháng chiến chống Nhật thắng lợi, sau khi sự tình xảy ra rồi thì nói là có người đã dự đoán trước để giả mạo dự ngôn.
“Tiên tri” của Phổ Nghi
Ngoài ra, Phổ Nghi – hoàng đế cuối triều đại nhà Thanh cũng vì vậy đã tiên đoán trước bại vong của Nhật Bản. Theo Lý Ngọc Cầm, người vợ thứ tư của Phổ Nghi, nhớ lại: “Khi Nhật Bản xâm lược Trung Hoa trong chiến tranh thế giới thứ 2, Phổ Nghi đã từng nói rằng người Nhật Bản sẽ thất bại vào năm 1945, ông ấy nói là nhìn thấy được điều này từ trong ‘Thôi Bối Đồ’”.
2. Dự ngôn chuẩn xác, câu trả lời trong tương lai
“Thôi Bối Đồ” trong quá trình được lưu truyền, mọi người phát hiện tiên tri của nó quả không sai lệch chút nào, càng về sau này càng phát hiện không thể vượt quá số mệnh đã tiên đoán trong đó, đến nỗi đã hình thành một nhận thức chung: Đáp án của tương lai, phải đi tìm kiếm trong Thôi Bối Đồ! Chính là giống như “mang mang thiên số thử trung cầu” (tạm dịch là: thiên số mênh mông cầu trong này) được nói trong Thôi Bối Đồ.
Một tượng chủ yếu nhất trong Thôi Bối Đồ: Thánh nhân xuất thế, đối mặt với Thánh nhân. (Ảnh: Epoch Times)
Trải qua các triều Ngũ Đại, Lưỡng Tống, Nguyên, Minh, Thanh, các hoàng đế khai quốc bởi vì đã ứng nghiệm với dự ngôn trong Thôi Bối Đồ mà vui mừng, tỏ rõ sự tồn tại của mệnh trời. Nhưng Thôi Bối Đồ cũng đã dự ngôn sự diệt vong của chính quyền đương triều và sự đổi mới của triều đại, khiến cho những người thống trị qua các triều đại đều lo sợ. Vậy nên Thôi Bối Đồ qua các triều đại lịch sử đều được liệt vào cấm thư.
3. Cấm thư qua các triều đại, làm giả trăm bộ
“Thỉnh Sử” được biên soạn bởi Nhạc Kha, nhà sử học thời Nam Tống, con cháu của Nhạc Phi. Trong “Nghệ Tổ Cấm Sấm Thư” có ghi chép một câu chuyện như thế này: Khi Tống Thái Tổ cấm sấm thư, có nhiều bản được cất giấu trong dân gian, vậy nên không cách nào cấm tuyệt được. Tể tướng Triệu Phổ dâng tấu rằng: “Những người cất giấu Thôi Bối Đồ quá nhiều, vậy nên có quá nhiều người bị liên lụy”.
Thái tổ nói: “Không cần phải cấm tuyệt, chỉ cần trộn lẫn, đánh lận con đen là được”. Thế là hạ lệnh: Lấy bản cũ của Thôi Bối Đồ, ngoại trừ các tượng đã ứng nghiệm ra, đảo ngược thứ tự các quẻ tượng sau này; chế tác ra hàng trăm bản khác nhau lưu truyền đến dân gian.
Vậy nên mọi người không biết đâu là bản thật, thỉnh thoảng cũng có người cất giữ Thôi Bối Đồ, bởi vì thấy không còn ứng nghiệm, nên cũng không còn cất giữ nữa.
4. Nhà nhà đều có, thật giả cùng lưu hành
Thôi Bối Đồ được xem là cấm thư, càng tăng thêm sắc thái thần bí trong dự ngôn của nó, vậy nên lưu truyền bí mật trong dân gian càng lúc càng rộng. Đến giữa thời nhà Tống thậm chí đã đến mức “nhà nhà đều có”, giống như là nếu chưa từng xem qua Thôi Bối Đồ thì không được xem là người đọc sách! Đương nhiên Thôi Bối Đồ khi đó là thật giả cùng được lưu hành.
Nhưng bản giả cũng không đáng sợ đến mức như trong “Thỉnh Sử” nói đến, bởi vì bỏ giả sẽ còn lại chân, nguyên đây vốn là kiến thức cơ bản trong giới học giả. Đối với bản giả, rất nhiều người đọc sách là có năng lực phân biệt nhận rõ ra được, vậy nên bản giả dần dần sẽ bị lịch sử thải bỏ, thời gian sẽ khiến chúng bị chìm xuống, còn bản thật sẽ dần dần hiển lộ ra.
5. Bỏ giả còn lại chân, vàng thật hiển lộ
Ngày nay phiên bản Thôi Bối Đồ được lưu truyền rộng rãi nhất chính là bản có lời phê bình chú giải của Kim Thánh Thán. Khi liên quân Anh Pháp tiến công vào Bắc Kinh, bản Thôi Bối Đồ – phiên bản có bình chú của Kim Thánh Thán này được cất giữ trong cung đình đã bị đưa đến nước Anh, về sau được giới thương nhân Hoa kiều mua về nước, in ấn phát hành rộng rãi vào những năm thời Dân Quốc.
Tại sao nó có thể lưu truyền rộng rãi đến vậy? Hiển nhiên là thời gian đã làm hiển lộ bản cũ, làm nổi bật bản có lới bình chú của Kim Thánh Thán. Cận đại có không ít người thử quy chính thứ tự bị đảo loạn trong phiên bản Thôi Bối Đồ có lời bình chú của Kim Thánh Thán để trả lại bộ mặt chân thật ban đầu, đưa ra những thử nghiệm có ích.
6. Tác giả của Thôi Bối Đồ
Tác giả của Thôi Bối Đồ rốt cuộc là ai? Ngày nay vẫn chưa có kết luận chính thức. Có người nói là Lý Thuần Phong – thái sử lệnh dưới thời Đường Thái Tông sáng tác, có người nói là Viên Thiên Cang – bậc thầy về Chu Dịch thời nhà Đường, lại có nhiều người nói là do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong cùng nhau sáng tác …
Nếu có tư liệu lịch sử có thể tra được nguồn gốc, vẫn là “Thôi Bối Đồ sáng tác bởi Lý Thuần Phong nhà Đường” được nói đến trong “Thỉnh Sử”.
Chú thích:
*Tượng thứ 39 trong bản có lời phê chú của Kim Thánh Thán: Đoán chừng quẻ này chính là tiên đoán Đông Di xâm lược Trung Nguyên, họa xâm lược nhất định là đến năm con gà mới có thể dập tắt.
Thời cổ đại có cách nói “đông Di tây Nhung, nam Man bắc Địch” đối với các dân tộc ở khu vực xa xôi bên ngoài Trung Nguyên, Di là cách gọi đối với người ngoại tộc phương Đông.
* “Nhà nhà đều có Thôi Bối Đồ” xuất phát từ câu nói của Tống Thần Tông thời Bắc Tống. Theo ghi chép trong “Kê Lặc biên” của Trang Xước đời Bắc Tống: Khi Vương An Thạch cải cách chính trị, nghiêm khắc tấn công những kẻ thù chính trị, những đại thần trung trực đều bị lật đổ, ông đả kích gián quan Phạm Thuần Nhân (con trai thứ của Phạm Trọng Yêm), thậm chí muốn dùng tội nhằm liên đới toàn gia tộc nhà họ Phạm, nhưng tìm không được lý do, chính là nói Phạm gia có cất giữ Thôi Bối Đồ. Tống Thần Tông thật sự không thể nhẫn chịu được nữa, liền nói: “Sách này mọi người đều có, không đủ để kết tội được”.
* Kim Thánh Thán (1608 – 1661) tên thật Kim Vị (金喟), là một nhà văn, nhà phê bình văn học theo lối ấn tượng của Trung Quốc, được người đời sau mệnh danh là “Vua của thể loại văn bạch thoại Trung Quốc”. Ông nổi tiếng là 1 người đọc rộng, uyên bác nhưng tính tình cuồng ngạo, dị kì, thường nói trong thiên hạ có 6 bộ sách tài tử (lục tài tử thư): Nam Hoa kinh,Ly Tao, Sử kí Tư Mã Thiên, thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy hử và Tây sương kí.
Theo Tinh Hoa