Bất luận vị Giác giả nào độ nhân, đều phải chịu nhận một bộ phận nghiệp lực từ các đệ tử. (Ảnh: Redbubble)

 

Bất luận là vị Thần hay Giác giả nào xuống thế gian độ nhân, đều sẽ phải gánh chịu một bộ phận nghiệp lực của các đệ tử mà họ cứu độ. Thích Ca Mâu Ni hay Chúa Jesus, họ đều đã phải gánh chịu những khổ nạn như vậy..

 

Trong Cơ Đốc giáo có nhắc đến: “Jesus vì gánh chịu tội cho thế nhân mà phải chịu khổ, vì chuộc tội cho con người mà bị đóng đinh trên cây thập tự”. Kỳ thực, Thích Ca Mâu Ni cũng vì gánh chịu tội nghiệp cho đệ tử của mình, mà phải chịu đựng rất nhiều khổ nạn, đặc biệt là trước khi niết bàn ông đã chịu nỗi thống khổ cực kỳ to lớn.

Theo những bí thư “Đại ban niết bàn kinh”, “Trường a hàm kinh”, “Bàn nê hoàn kinh”, “Phật ban niết hoan kinh” v.v. đều có ghi chép lại: Trong năm cuối cùng trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn, ông dẫn A Nan và các đệ tử khác rời khỏi vương quốc Magadha, đi đến nước Vajji. Ở đó, Phật Thích Ca biểu hiện ra giống như là đang mắc bệnh, toàn thân đau đớn, khiến ông vô cùng thống khổ, vì thế ông đã luôn nghĩ tới sẽ niết bàn trước dự định, sau đó vì muốn để lại cho đệ tử một giáo huấn cuối cùng, nên đã dùng định lực đả tọa kiên định, tiếp tục chịu đựng.

Trong kinh Phật có đoạn Phật Thích Ca nói với các đệ tử: “Ta toàn thân đau đớn, chuyển mình cũng đau, cử động nhẹ cũng đau, chỉ muốn niết bàn…”.

Thích Ca Mâu Ni vì muôn tiêu một lượng nghiệp lực lớn cho đệ tự, mà tiếp tục nhận thêm nghiệp lực, nhẫn chịu thống khổ khoảng 2-3 tháng. Sau khi đã cắt giảm được rất nhiều nghiệp lực cho đệ tử, thì sự đan đớn trên thân thể của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảm một chút, nhờ vậy mà ông có thể đi được. Thế là Phật Thích Ca cùng với A Nan và các để tử khác tiến đến kinh đô Shravasti của vương quốc Kosala.

Không lâu sau, khi họ đi qua một thôn, có một thợ rèn tên là Thuần Đà nghe tin Phật Thích Ca đến nơi đây, đã chuẩn bị cơm mời đoàn người của Phật Thích Ca để biểu đạt sự tôn kính của mình.

Trong các món ăn mà Thuần Đà làm có một món nấm tên là “Chiên đàn nhĩ”. Trước khi dùng cơm, Phật Thích Ca nói với Thuần Đà rằng, món “Chiên đàn nhĩ” này chỉ để cho mình ta ăn, mọi người ăn các món khác, nếu ăn không hết thì hãy chôn xuống đất, tuyệt đối không để cho người khác ăn. (Có người phán đoán: Món nấm “Chiên đàn nhĩ” có một vài độc tố, Phật Thích Ca Mâu Ni vì gánh chịu cho tất cả mọi người nên đã cố ý ăn nó).

Sau khi ăn xong, Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu đau nhức ghê gớm, nhưng vẫn nói với A Nan rằng tiếp tục khởi hành đến Kushinagar. Nhưng bởi quá đau đớn, nên khi đến giữa đường Phật Thích Ca đã không thể đi được nữa, đành phải nằm dưới hai cây Sa la cách Kushinagar vài dặm.

Ngài nói với chúng sinh rằng: “Người có thể thụ pháp, có thể hành pháp, như vậy mới đích thực là dưỡng Như Lai”. Sau khi để lại lời dạy sau cùng cho các để tử của mình và các chúng sinh hữu duyên, Phật Thích Ca nằm trong tư thế đầu quay về hướng Bắc, mặt hướng về phía Tây mà niết bàn rời đi.

Từ những gì mà Phật Thích Ca và Chúa Jesus đã phải gánh chịu trong lịch sử, có thể thấy cứu độ chúng sinh không chỉ là câu nói của miệng, mà là một sự việc ngàn nạn vạn khổ, cực kỳ gian nan vậy.

Lê Hiếu biên dịch