Truyền thuyết trong một ngôi chùa trên một tòa núi cao có một lão hòa thượng và một tiểu hòa thượng. Có một ngày dầu trong chùa đã hết. Lão hòa thượng bảo tiểu hòa thượng xuống núi mua dầu.

2016/05/01/20160501131958406.jpg“Việc có thể biết đủ tâm thường tốt đẹp, người mà vô cầu thì phẩm hạnh tự cao”. (ảnh từ internet)

Nghe lời, tiểu hòa thượng vội vã xuống núi. Mua xong rồi, tiểu hòa thượng sợ dầu sánh ra ngoài, nên cẩn thận giữ dầu mà không nhìn đường. Kết quả về đến chùa, lão hòa thượng tiếp lấy cái bát để xem, thì dầu trong bát đã sánh ra hết! Lão hòa thượng lắc lắc đầu rồi yêu cầu tiểu hòa thượng lại xuống núi mua dầu lần nữa. Tiểu hòa thượng vẻ mặt ảo não. Lão hòa thượng nói cho tiểu hòa thượng, không cần chỉ chăm chăm vào bát đựng dầu, chỉ cần tự mình đi  trên đường cho ổn. Kết quả lần này tiểu hòa thượng thành công, dầu trong bát không bị sánh ra.

Chuyện xưa này đã nói với chúng ta một đạo lý rằng “vô cầu mà tự đắc”. Trong lúc chúng ta lo được lo mất mà mong cầu thì chẳng phải cái tâm này rất mệt mỏi sao. Ngoài ra điều đạt được cũng chẳng tốt. Ngược lại, lúc chúng ta có thể cầm cái mong cầu đạt được mà đặt nó xuống thì khi đó cảnh giới sẽ biến đổi như “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”[đi hết rặng liễu tối tăm sẽ thấy thấp thoáng một ngôi làng ].

Tâm vô sở cầu

Trong quan hệ qua lại giữa người với người, chỉ có vô cầu, thì mới có thể không bận tâm, không cầu báo đáp, không oán giận; Trong giao tiếp của đời người, chỉ có vô cầu thì mới có thể không quan tâm được mất nơi thế gian, tự tại không câu thúc. Vô cầu, là một dạng mức độ, là một dạng cảnh giới. Người hiện đại cũng có thể ý thức được. Đặt tâm thái cho chính để làm những việc đúng đắn, nhìn nhận danh lợi một cách đạm bạc. Vô cầu mà tự đắc chính là một người đã có khởi điểm hướng đến thành công. Ví như, tiền tài danh lợi khiến người ta phấn đấu truy cầu thì cũng có thể khiến người ta rơi xuống vực sâu. Do vậy không thể xem tiền tài danh lợi như gì đó rất quan trọng. Thì mới có thể ung dung bước ra khỏi lệ thuộc, sinh hoạt cũng an nhiên vui vẻ.

Vô cầu nhi tự đắc gọi là “Người trong cuộc thì mê mờ, người ngoài thì rõ ràng”, chìm đắm trong vật chất tiện nghi của hiện thực, con người thường mê mờ không tỉnh táo, cái tâm càng bám chặt thì mệt mỏi càng nhiều, cũng chính là nhìn không rõ bản chất sự việc và hướng vận động của sự việc; Mà lúc trong tâm thoải mái thì năng lực cũng đạt mức cao nhất. Thường nói ” Không quan tâm núi này ra sao, chỉ cần biết có duyên ở núi này” thì sẽ đối với sự phát triển của sự việc liền có kiến giải sâu sắc hơn và cũng hiểu rõ bản thân nên đi đâu về đâu. Há chẳng phải là tự đắc sao?

Vô cầu mà tự đắc còn có một lớp ý nghĩa nữa. Đó chính là “Người tính không bằng trời tính”. Trong đời người, chúng ta nỗ lực truy cầu, cố ý tạo nên sự việc, thường thì ý nghĩ sinh ra không cùng không tận, ” có lòng trồng hoa hoa không nở, vô ý cắm liễu liễu thành hàng”. Trong việc được mất thường đột nhiên hiểu ra nguyên lai đây mới là tùy kỳ tự nhiên và ấn định trong số mệnh. Người Trung Quốc thường nói: ” Ông trời có đức hiếu sinh”, “Ông Trời luôn chừa một đường sống cho con người”, ý là Trời cao không cắt đứt hết con đường thoát, hay hãm con người vào đường chết. Có thể hình dung khi con người trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhưng thực sự vẫn có một đường thoát ra.

Vô cầu và tự đắc

Vô cầu và tự đắc là hai cụm từ xuất phát từ “Hán Thư. Phương Đông Sóc Truyện”. “Vô cầu vốn là của người nghĩa” và “Tất cả các thánh nhân đều dạy như vậy, mong muốn [mọi người]tự đắc như thế; tự đắc như thế, chính là cần mẫn mà rộng rãi vậy”

Đông Phương Sóc luận[và] viết:”[muốn]An ổn mà không quan tâm đến tu thân được sao! “Thi[Kinh Thi]” viết: đánh chuông trong cung, nghe được thanh âm ở ngoài. Hạc kêu ngoài bãi, nghe được thanh âm ở trên trời. Nếu có thể tu thân, hà cớ gì không vinh hiển! nên mới nói Thái Công[Khương Tử Nha] [bản]thân [thực]hành nhân nghĩa, 72 tuổi mới thay đổi[tiền đồ] được dùng cả văn và võ, [được]phong[làm] [vua nước]Tề,[triều đại này kéo dài]700 năm không dứt. [Những] kẻ sỹ này ngày đêm siêng năng cần cù thực hành mà không dám trễ nãi là vậy. Như chim chìa vôi, bay mà kêu vậy. Truyện viết: Trời không vì con người bị lạnh giá[khổ sở] mà bỏ[đi] mùa đông, đất không vì sự hiểm yếu[ của đất]với con người mà không rộng lớn, quân tử không vì tiếng[ra tiếng vào] của tiểu nhân mà thay đổi hành[xử]. Trời [vốn]có phép tắc, đất [vốn]có hình[ trạng] quân tử [vốn]có[thực]hành; quân tử[tuân hành]theo đạo, tiểu nhân[ mưu] tính công[lao]. Thi[Kinh Thi] viết: Lễ nghĩa thì không sai hà cớ gì [phải] lo lắng lời người ta? cho nên nói: Nước mà trong thì không có cá, người mà xét nét[khắt khe, nghiệt ngã] thì không có bạn bè; Tua[ngọc] mà trước [mũ]miện[của vua], do đó chắn ánh sáng, [hai]dải[vải]vàng che tai, do đó mà [nghe]không rõ. Minh[hiển, rõ ràng] mà không[cần] nhìn, hiểu mà không[cần]nghe, tiến cử[người,việc]đức lớn, tha thứ[người,việc]đã qua, vô cầu[vốn][trang]bị trong người nghĩa vậy. Khiêm mình mà thẳng thắn, khiến [phẩm hạnh] tự được, [tài năng]vượt trội mà [hành xử]mềm mỏng, khiến [người ta] tự tìm đến; [lãnh đạo] cầm đầu mà độ lượng, khiến [người ta]gắn chặt[với mình]. Tất cả các thánh nhân đều dạy như vậy, mong muốn [mọi người]tự đắc như thế; tự đắc như thế, chính là cần mẫn mà rộng rãi vậy.”

Ý tứ nói là: “Làm sao có thể không tận lực mà tu dưỡng bản thân chăng?” Trên Kinh Thi nói: Trong phòng đánh chuông, âm thanh [cộng]hưởng truyền ra ngoài phòng. Chim hạc ở nơi hồ nước nơi hoang dã, xa xôi, mà âm thanh của nó truyền đến trời cao. Nếu như có thể tu dưỡng thân tâm, thì sao phải lo lắng không vinh diệu! Khương Thái Công[Khương Tử Nha] tự tuân theo nhân nghĩa, 72 tuổi được Chu Văn Vương, Chu Võ Vương trọng dụng, được thi triển những đề nghị[đề xuất] của ông. Được phong làm vua nước Tề, 700 năm mà không dứt. Ví dụ khuân mẫu như Khương Thái Công khiến người sỹ đời sau được cổ vũ, ngày đêm cần mẫn học tập, gắng gỏi thực hành mà không dám trễ nải. Chính là chim chìa vôi[ở Trung Quốc] vừa bay vừa kêu[kêu là trời đổ tuyết]. Trong sách xưa nói: Trời không vì người sợ lạnh thì dừng ngày [mùa]đông, đất không vì con người e sợ núi [cao] vực [sâu] mà không rộng lớn, quân tử không vì tiểu nhân huyên náo phản đối mà thay đổi phẩm hạnh của mình. Trời đất có quy luật vận hành nhất định, quân tử có hành đức thường hằng; Quân tử có con đường đạo chân chính đang[chăm chú bước] đi, [còn]tiểu nhân tính toán tư lợi cho bản thân.

“Kinh Thi” viết: Lễ nghĩa không có sai, vì sao sợ hãi người ta nghị luận? do vậy nói: “Nước càng trong thì càng không có cá, người quá cầu toàn thì không có bè bạn, những sợi ngọc rủ trước mũ của vua thì che mất tầm nhìn; dải vải vàng bên tai ngăn trở việc nghe. Đôi mắt sáng suốt thì còn có thể nhìn những thứ mà không thể thấy, khả năng nghe có thể nghe những thứ mà không cần âm thanh, thưởng người đức lớn, bỏ qua việc đã qua, không cần phải mong cầu một cá nhân có nhân nghĩa hoàn bị vô khuyết. Cong, gẫy chính là cần khiến nó thẳng ra, nên để tự thân nó đạt được điều đó; khiến nó duỗi ra, nên để tự nó cầu đạt được điều đó; xem xét cái tình mà rộng rãi cái lý, nên để bản thân anh ta tự kiểm trong mình. Đại khái thánh nhân dạy như vậy, muốn thông qua tìm cầu ở bản thân mà đắc được nó. Tự tìm kiếm trong bản thân mình, thì sẽ thông[minh] mẫn[tiệp] mà rộng lớn”

                                                           Theo Secretchina.com