Ngày Đông chí còn là ngày đầu tiên của “sổ cửu hàn thiên” (thời gian chín chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài chín ngày rét). Tuy nhiên, gần đây “sổ cửu” đã không còn lạnh. Điều này là dấu hiệu của trời đất đảo lộn, gây ra bởi sự xuống cấp của đạo đức con người.

đồng chí, Đạo đức, trời đất đảo lộn, thiên tai, nhân loại,

Ngày Đông chí đến thì những ngày đông lạnh giá nhất cũng bắt đầu. (Ảnh: Internet)

Đông chí là một trong 24 tiết khí, ngày Đông chí thông thường rơi vào khoảng từ ngày 21 tới ngày 23/12 dương lịch. Vào ngày Đông chí này, tại Bắc bán cầu ban đêm dài nhất còn ban ngày lại ngắn nhất.

Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành truyền thống, ánh sáng mặt trời chiếu nhiều và ngày kéo dài thì là dương, do đó Đông chí là tiết khí quan trọng nhằm tiêu giảm âm và tăng trưởng dương, là khi dương khí bắt đầu dần dần thịnh vượng.

Ngày Đông chí còn là ngày đầu tiên của “sổ cửu hàn thiên” (quãng thời gian kéo dài chín chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài chín ngày rét), thường gọi là “Đông chí giao cửu”. Thời xưa Đông chí được cho là khởi điểm để tính 24 tiết khí, cũng là khởi điểm để tính tuổi, do đó tiết Đông chí ngày xưa được cho là ngày lễ quan trọng chỉ đứng sau ngày Tết.

Vì sao khi đến “sổ cửu” thì trời sẽ lạnh? Vào ngày Đông chí mặt trời hầu như chiếu thẳng đường chí tuyến Nam, phạm vi Bắc cực sẽ có trạng thái đêm kéo dài nhiều tháng, phạm vi Nam cực có trạng thái ngày kéo dài không dứt.

Sau đó vị trí mà được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống sẽ di chuyển về phía Bắc, vào lúc chính ngọ tại bán cầu Bắc, độ cao của mặt trời cũng dần dần tăng, bóng mặt trời dần dần rút ngắn lại. Do năng lượng mặt trời chiếu xạ tới mặt đất vẫn ít hơn năng lượng phát tán từ mặt đất lên không trung, cho nên trong thời gian ngắn nhiệt độ liên tục giảm thấp.

Hơn nữa trong thời khắc canh tân thay cũ đổi mới của vũ trụ, xuất hiện một tình huống đặc biệt: Sau ngày Đông chí là lễ giáng sinh của phương Tây. Tại miền Đông nước Mỹ thông thường “Giáng sinh trắng” rất nổi tiếng, còn tại New York năm năm 2015, lễ Giáng sinh không có tuyết trắng bay, chỉ có mưa rơi lất phất.
đồng chí, Đạo đức, trời đất đảo lộn, thiên tai, nhân loại,

“Mai hoa tiêu hàn đồ”, mỗi một cửu qua đi, một bông hoa được tô đỏ. (Ảnh: Internet)

Giữa trưa ngày 24/12, nhiệt độ của công viên trung tâm tại New York tăng cao lên tới 21°C, phá kỷ lục nhiệt độ cao nhất cùng kỳ năm 1996 (17°C), chỉ thấp hơn 3 độ so với nhiệt độ ngày quốc khánh 4/7 mùa hè năm nay, truyền thông xác định đây là kỷ lục nhiệt độ cao nhất vào dịp Giáng Sinh tại New York từ trước đến nay.

Nói trở lại, toàn bộ khí tượng của trái đất chưa từng xuất hiện sự kiện Nam Bắc cực thay đổi. Đây là tiền đề của sự thay đổi lớn – đất trời đảo lộn, rất nhiều câu ngạn ngữ trước kia trong dân gian liên quan tới tiết khí theo lịch âm đều là được truyền lại.

Ví dụ như ngoài bài hát về 24 tiết khí ra, người già còn bảo với trẻ nhỏ mối quan hệ giữa Trung thu và tháng Giêng, ngạn ngữ có câu nói về quy luật: “15 tháng 8 mây che mặt trăng, 15 tháng 1 tuyết rơi phủ đèn”.

Về Đông chí và tháng Giêng, tại Chiết Giang cũng có câu tục ngữ của nhà nông rằng: “Tình Đông chí lạn niên biên, lạp tháp Đông chí tình quá niên”. Nghĩa là trong ngày Đông chí nếu không có mưa tuyết, thì năm mới sẽ có mưa tuyết, hơn nữa đường sẽ lầy lội; nếu ngày Đông chí có mưa tuyết lầy lội thì vào năm mới trời sẽ nắng ráo. Thực tế cũng thường như vậy.

Xét từ tư liệu lịch sử, Đông chí còn là ngày lễ quan trọng thể hiện Thiên nhân hợp nhất, kính Thiên thuận Thiên. Trong Thần Sỹ – Xuân Quan Châu Lễ viết: “Ngày đông đến, kính Thiên Thần nhân quỷ. Ngày hạ tới, kính thổ Thần vạn vật”.  Cũng chính là nói, đông tới tế Trời, hạ tới thì tế Đất.

Trong Hiếu Vũ Bản Kỷ – Sử ký viết: “Thiên tử đích thân tới Thái Sơn, ngày Giáp Tý tháng 11, cũng là ngày đầu tiên của Đông chí, làm lễ tế Trời ở Minh đường, mỗi lần đều tu sửa Phong Thiện (Phong Thiện chỉ lễ cúng tế trời đất)”.

maoshan-taoismĐông chí còn là ngày lễ quan trọng thể hiện Thiên nhân hợp nhất, kính Thiên thuận Thiên. (Ảnh: Internet)

Trong Lễ Nghi – Hậu Hán Thư viết: “Khoảng thời gian trước và sau Đông chí, quân tử an thân tĩnh thể, bách quan tuyệt gác mọi sự, không nghe chính sự, chọn ngày giờ tốt rồi sau đó ‘tỉnh sự”.

Những điển tích này đều nói rằng tới ngày Đông chí phải có những hoạt động tế tự. Tế trời, bái lạy thần linh, thờ cúng tổ tiên, chúc tết cha mẹ trưởng bối, an thân tĩnh tâm, phản tỉnh bản thân.

Trong ngày lễ Đông chí này, an thân tịnh thể là điều cần thiết cho cả thân lẫn tâm, tế tự là vì cảm ơn thần linh đã ban tặng cho cuộc sống hạnh phúc, tỉnh sự là suy ngẫm lại những thiếu sót của bản thân, có thể khiến cuộc đời sau này ít đi những điều nuối tiếc và tích thêm phúc đức.

Dân dĩ thực vi Thiên (lấy lương thực làm trọng), thời cổ đại cũng chính là thuận theo sự xoay chuyển khí tiết của trời đất và âm dương. Ví như tại miền Bắc Trung Quốc, theo phong tục còn ghi chép lại trong “Kình Sở Tuế Thời Ký”, một số nơi tại Thiểm Tây vào ngày Đông chí sẽ ăn cháo đậu đỏ.

Lại có câu tục ngữ “Đông chí sủi cảo Hạ chí mỳ” cho rằng mùa đông rét lạnh, cơ thể con người tiêu hao nhiều nhiệt lượng nên ăn nhiều những thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung nhiệt lượng, do đó mới có phong tục Đông chí ăn sủi cảo và vằn thắn. Ăn vằn thắn ngụ ý là phá âm giải phóng dương, ăn sủi cảo gọi là “an nhĩ đoá (an định tai)”, cũng có người nói là để kỷ niệm thần y Trương Trọng Cảnh.
đồng chí, Đạo đức, trời đất đảo lộn, thiên tai, nhân loại,

Đông Chí – ngày lễ truyền thống ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Tương truyền rằng thánh y Trương Trọng Cảnh thấu hiểu nỗi khổ làm việc trong mùa đông giá lạnh của nhân dân nơi quê nhà, đến ngày Đông chí đã gói thịt dê và thuốc trừ hàn vào trong vỏ bánh, làm thành hình dạng những cái tai cho dân quê dùng để trị bệnh dưỡng thể. Trong tập tục ẩm thực Đông chí của phương Nam, có một vài nơi ăn đồ ngọt như bánh trôi nước, bánh nếp, lấy hình tròn tượng trưng cho trời và mặt trời, ngụ ý cuối năm đoàn tụ.

Tôn kính quy luật vận hành của trời đất, kính Trời thủ Đức, kế thừa tập tục truyền thống, trong tư tưởng và cách làm của cổ nhân có lẽ còn hàm chứa nhiều đạo lý thâm sâu hơn nữa.

Có thể nói rằng tại Trung Quốc ngày nay, đại đa số con người đều xem nhẹ nội hàm của ngày Đông chí, đặc biệt là ngày lễ cảm tạ Thần linh và phản tỉnh bản thân này. Sự thay đổi trong tâm thái đối với một ngày lễ đã phản ánh ra sự khác biệt về ranh giới đạo đức xã hội tại những thời kỳ khác nhau.

Khi con người xem nhẹ quy luật vận hành của trời đất, không biết cảm ơn, không biết kính sợ Thần linh, không muốn nguyện ý phản tỉnh bản thân, thì trong nhân tính thường bộc lộ ra những thứ âm tính như tự tư, bạo ngược, v.v..

Rượu độc, sữa bột độc không phải chỉ xuất hiện trong một đêm, mà là dần dần hình thành trong quá trình ranh giới đạo đức xã hội bị băng hoại. Nhân tâm nếu hướng ác mà không hướng thiện, cuối cùng người chịu độc hại nhất lại chính là con người chúng ta.

Dương khí, chính khí trong trời đất đang bắt đầu dần dần thịnh vượng, chúng ta có thể tĩnh tâm lại nghĩ xem hy vọng chân chính ở nơi nào. Bản thân sự tĩnh tại này đã là một dạng phúc phận.

Theo Minhhue.net