Câu trả lời là không, nhưng tại sao có một số nghi ngại về vấn đề này? Chúng ta sẽ cùng làm rõ.
Tại sao Pháp Luân Công bị đàn áp?
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm 1999 với 3 lý do chủ yếu:
Một là chính quyền đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ ngừng các cuộc đàn áp dân chúng Trung Quốc. Đó như là một phần trong phương thức duy trì quyền lực của họ thông qua việc tạo ra bầu không khí khủng bố và sợ hãi của công chúng đối với ĐCSTQ. Do vậy Pháp Luân Công cũng chỉ là một nhóm người trong rất nhiều các nhóm người tại Trung Quốc bị ĐCSTQ bức hại để duy trì tâm lý sợ hãi cho công chúng Trung Quốc.
Hai là ĐCSTQ muốn kiểm soát Pháp Luân Công bằng cách bổ nhiệm hay kiểm soát người đứng đầu, nhưng Pháp Luân Công cũng không có tổ chức chính thức theo kiểu có quyền lực với bất kì ai nên cũng không thể thông qua đó để kiểm soát điều gì. Khi không có gì để kiểm soát thì lối nghĩ lo sợ về sự mất quyền lực đã khiến ĐCSTQ dễ dàng lựa chọn bức hại.
Ba là yếu tố cá nhân lãnh đạo Giang Trạch Dân, mặc dù lúc đó không có vị lãnh đạo nào trong thường trực bộ chính trị ĐCSTQ ủng hộ đàn áp Pháp Luân Công, nhưng do sự hoang tưởng về ảnh hưởng của Pháp Luân Công đến quyền lực cá nhân nên ông ta vẫn thúc đẩy việc đàn áp. Có thể nói rằng yếu tố cá nhân ông Giang đã kết hợp với đặc điểm bản chất của ĐCSTQ đã dẫn đến cuộc đàn áp tàn khốc này.
Giang Trạch Dân vì sự lo sợ hoang tưởng và đố kị đã phát động cuộc đàn áp phi nhân tính này
Đàn áp kết hợp với tuyên truyền một chiều
Song song với đàn áp tàn khốc, ĐCSTQ sử dụng hệ thống tuyên truyền khổng lồ để vu khống Pháp Luân Công ở cả trong và ngoài Trung Quốc. Đồng thời tiêu hủy tất cả các nguồn tư liệu, ngăn chặn tuyệt đối các kênh thông tin nói sự thật về Pháp Luân Công ở bên trong Trung Quốc. Dùng tất cả các ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, ngoại giao… để gây áp lực lên bất cứ kênh thông tin nào ở bên ngoài Trung Quốc nói sự thật về Pháp Luân Công. Do vậy một lượng lớn công chúng trong nước Trung Quốc cũng như nhiều người dân thế giới do có xu hướng hiểu sai và thậm chí tham gia trợ giúp các hoạt động bức hại.
Bức hại Pháp Luân Công là một trong những cuộc bức hại Chính tín tàn khốc nhất lịch sử loài người
Trong 5 năm đầu bị bức hại, trong thông tin giảng rõ sự thật học viên chỉ nói rõ về bản thân Pháp Luân Công và tình huống bức hại, không nhắc tới ĐCSTQ. Nhưng những điều vu khống nhưng được lặp đi lặp lại và lại do một chính quyền của một quốc gia đưa ra, nên rất nhiều người đã dễ dàng tin vào. Do vậy, các học viên Pháp Luân Công bắt đầu tập hợp các thông tin về sự thật về ĐCSTQ từ trong lịch sử. Cụ thể là một sơ ri các bài viết bình luận về ĐCSTQ sau đó tập hợp thành một cuốn sách mang tên “Cửu bình”. Cuốn sách đã chỉ ra bản chất từ quá trình xuất sinh cho đến các hoạt động và phương thức đàn áp dân chúng ở cả trong và ngoài Trung Quốc của ĐCSTQ. Mục đích là giúp mọi người có thể hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ để có thể cân nhắc lựa chọn khi nghe các thông tin mà chính quyền ĐCSTQ đưa ra.
Trong mấy chục năm qua, ĐCSTQ đã tạo lập cho người Trung Quốc một lối nghĩ rằng khi có bất cứ ai nói sự thật về ĐCSTQ thì đều nên kết luận là “làm chính trị”, là “phản động”. Đồng thời sau khi chứng kiến việc bức hại nặng nề những người từng bị quy chụp là “phản động” trong lịch sử đã làm người Trung Quốc gợi đến một sự sợ hãi ghê gớm. Do vậy khi ĐCSTQ tuyên truyền rằng Pháp Luân Công là “phản động”, là “làm chính trị” thì tâm lý sợ hãi đã làm người Trung Quốc thường không dám suy nghĩ gì thêm mà dễ dàng kết luận theo.
Tuyên truyền sang ra thế giới và Việt Nam
Có một thực tế là mức độ đặc vụ của chính quyền ĐCSTQ được cài trên khắp thế giới là rất lớn. Theo một tiết lộ của một nhà ngoại giao rời bỏ chính quyền Trung Quốc tiết lộ rằng riêng tại Úc đã có trên 1.000 đặc vụ, và đó chính là nguồn phát tán thông tin chủ yếu mà chính quyền ĐCSTQ thực hiện để tuyên truyền sai sự thật về Pháp Luân Công ra nước ngoài. Riêng tại Việt Nam, thậm chí cả lối nghĩ mà ĐCSTQ ép nhập sang Việt Nam mấy chục năm qua, cũng góp phần làm cho rất nhiều người Việt dễ dàng “kết luận” hay ít nhất là nghi ngờ rằng Pháp Luân Công có mục đích chính trị, khi thấy trong các thông tin của Pháp Luân Công có nhắc tới ĐCSTQ. Do vậy với bất kì ai muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì đều nên trực tiếp tìm hiểu qua trang chính vi.falundafa.org để tự mình có nhìn nhận độc lập.
Rốt cuộc thì Pháp Luân Công có mục đích chính trị hay không?
Đồ hình Pháp Luân, biểu tượng của Pháp Luân Công do hàng ngàn học viên Đài Loan xếp hình
Bản chất của Pháp Luân Công chỉ là một môn tu luyện. Trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp (một trong hai cuốn sách chính của Pháp Luân Công) đã ghi rất rõ về việc cấm chỉ người tập lợi dụng Pháp Luân Công để làm chính trị hay kinh tế. Sách của Pháp Luân Công đều được đăng trực tuyến và tất cả học viên Pháp Luân Công toàn thế giới đều hiểu rõ và thực hành nguyên lý và các quy định giống nhau. Do vậy cũng không có tình trạng như một số người lo ngại kiểu như “các vị thì không làm chính trị, nhưng những người ở trên các vị làm chính trị”. Pháp Luân Công không có tổ chức chính thức nào, ngay cả tại các quốc gia phương Tây thì các Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp thành lập ra chỉ để lấy danh nghĩa theo yêu cầu của luật sở tại khi cộng đồng thực hiện các hoạt động công cộng như kỉ niệm hay có người đại diện trước báo giới, trước chính quyền… Bản chất các hình thức tổ chức này không có bất cứ quyền lực gì với học viên Pháp Luân Công, không có kinh phí hay điều lệ ràng buộc gì với bất kì ai.
Đã qua 27 năm kể từ ngày Pháp Luân Công được chính thức truyền ra công chúng, hơn một phần tư thế kỉ là thời gian quá đủ để kết luận về việc Pháp Luân Công có mục đích chính trị hay không. Khi bị bức hại tàn ác đến cùng cực như vậy thì việc phơi bày sự thực bức hại và nói rõ bản chất của kẻ bức hại tuyệt đối không phải là làm chính trị. Hơn nữa tất cả các hoạt động của học viên Pháp Luân Công luôn là ôn hòa, cũng không tham gia lẫn vào với các hoạt động có tính chính trị của các lực lượng trong xã hội. Ngay ở các quốc gia có nền chính trị hoàn toàn tự do, Pháp Luân Công cũng không bao giờ có bất kì hoạt động biểu thị quan điểm chính trị nào. (Chỉ có một tình huống là một số cá nhân trong thực tế có mang theo quan điểm chính trị, có thể là sự bất mãn hay ủng hộ điều nào đó về chính trị, nhưng đó hoàn toàn là việc của cá nhân người ấy). Pháp Luân Công cũng không phải là một tôn giáo nên không có các giáo điều có tính bắt buộc mà là các nguyên lý để người tập tự nhận thức và tự thực hành.
Tu luyện chân chính luôn có xu hướng buông bỏ, coi nhẹ các lợi ích về danh, lợi và các dục vọng. Trong tu luyện thực chất đều phải chịu ít nhiều sự gian nan về thân thể và tâm chí. Do vậy trong tu luyện bất cứ mục đích nào về danh, lợi đều mâu thuẫn với tu luyện và đều gây uổng phí sự gian khổ mà tu luyện phải trải qua.
Thực ra, Pháp Luân Công là tu luyện ở trong đời thường, mỗi người đều có công việc nào đó trong xã hội. Khi họ tu dưỡng đạo đức và coi nhẹ danh và lợi ích cá nhân thì luôn có xu hướng góp phần vào sự ổn định của xã hội, trong đó có ổn định chính trị, bất kể là với thể chế chính trị nào. Tại Việt Nam nhiều năm qua mặc dù có một số hoạt động trong xã hội cũng ít nhiều gây ra sự xáo trộn nhất định, nhưng có một thực tế là, dù có hàng chục vạn người tu luyện Pháp Luân Công nhưng họ không bao giờ tham gia vào những xáo động đó.
Pháp Luân Công có thể bị chính trị lợi dụng?
Nguyên lý của Pháp Luân Công được trình bày rõ ràng và đầy đủ online mà ai cũng dễ dàng tiếp cận: không kinh tế, không chính trị, bởi vậy các hành động lấy danh nghĩa người tập Pháp Luân Công làm ra sự việc sai trái đều rất dễ nhận ra và ngay lập tức bị tẩy chay bởi cộng đồng học viên. Ví dụ tại Việt Nam, sự việc một nhóm người tự nhận là học viên Pháp Luân Công tại Hà Nội căng biểu ngữ mang tính chính trị hay dự định phá hoại tại địa điểm công cộng năm 2014 đã ngay lập tức bị phản đối bởi cộng đồng học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam. Ngay cả trang quốc tế chuyên về Pháp Luân Công là Minh Huệ net cũng lập tức đăng thông tin làm rõ. Một số cá nhân có thể lấy danh nghĩa người tập Pháp Luân Công tuyên truyền phát tán tài liệu không phải của Pháp Luân Công (tức là không được đăng trên Minh Huệ net) cũng đôi khi gây hiểu lầm về vấn đề này, tuy nhiên những hiện tượng như thế này thường có tính đơn lẻ và nhanh chóng bị cộng đồng người tập Pháp Luân Công chân chính cô lập.
Học viên Việt Nam trong trang phục áo dài dân tộc tham gia kỉ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới cùng các học viên các nước
Pháp Luân Công có mặt tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, không có bất kì chính phủ nào trên toàn thế giới ngăn cấm việc tu luyện Pháp Luân Công. Một hình ảnh dễ thấy trong các cuộc gặp mặt lớn là mỗi nhóm học viên từ mỗi quốc gia thường mang theo trang phục dân tộc hay quốc kì của mình. Điều này cũng thể hiện sự phi chính trị rất rõ và sự dung hòa văn hóa đa dạng của Pháp Luân Công.
Rốt cuộc thì mục đích học viên Pháp Luân Công nhắc tới ĐCSTQ để làm gì?
Những người tu luyện Pháp Luân Công có một lối nghĩ rằng: khi mọi người hiểu được bản chất của ĐCSTQ, thì sẽ có xu hướng thận trọng khi nghe các thông tin tuyên truyền một chiều. Mỗi người có thể tự mình tìm hiểu xem sự thật là gì, từ đó có được cơ hội lựa chọn thiện ác, đúng sai, cũng chính là lựa chọn cho tương lai. Bởi vì dưới góc độ tu luyện, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm với bất kì lời nói, hành động nào của mình theo luật nhân quả. Ngay cả xét theo đời thường thì đến khi sự thật sáng tỏ, kẻ ác phải chịu trách nhiệm trước công lý thì khi ấy những người do thiếu thông tin mà từng hùa theo kẻ ác nói lời vu khống, thậm chí còn tham gia bức hại người tốt thì sẽ cả đời hối hận, con cháu vì đó mà mang theo vết nhơ vì việc làm của cha ông. Ngay tại Việt Nam thì cái gọi là Đại cách mạng văn hóa mà ĐCSTQ ép nhập sang, làm cho bao nhiêu người từng tham gia phá hoại đình chùa, phỉ báng tín ngưỡng đã phải chịu quả báo. Thậm chí nhiều trường hợp đến đời con cháu hiện nay vẫn còn đang chịu hậu quả.
Nhiều quan chức cấp cao bên cạnh Giang Trạch Dân đã bị trừng phạt dưới danh nghĩa tham nhũng. Đến một ngày tội danh thực sự là “bức hại Pháp Luân Công” sẽ được công khai
Trong lịch sử nhân loại, việc các chính quyền bức hại các môn tu luyện đã từng xảy ra không ít lần, nhưng chưa từng có chính quyền nào trong lịch sử lại bức hại tất cả các tín ngưỡng như chính quyền ĐCSTQ. Có thể nói rằng ĐCSTQ thực sự đại diện cho lực lượng tàn ác nhất trong lịch sử và kết cục của những lực lượng tàn ác luôn là sự diệt vong. Tất nhiên những người tu luyện chân chính thực chất cũng không quan tâm về sự hưng vong của bất cứ lực lượng chính trị nào trong thế tục. Mà đối với người tu luyện thì nhận thức về quy luật nhân quả, về thiện ác hữu báo là vô cùng chân thực. Do vậy những nỗ lực nói rõ sự thực của những người tu luyện Pháp Luân Công không chỉ nhằm chấm dứt cuộc bức hại mà còn mang theo hy vọng về tương lai tốt đẹp cho nhân loại. Bởi vì sự lựa chọn phân biệt THIỆN – ÁC luôn là một trong những lựa chọn quan trọng nhất của mỗi con người và của toàn nhân loại, đó cũng chính là sự lựa chọn cho tương lai.
Hoa Liên