Con người, bất kể là ai cuối cùng rồi cũng phải đối mặt với cái chết. Có người sợ hãi tột cùng, có người lại thảnh thơi đối mặt, vậy điều gì quyết định tâm thái của sinh mệnh tại thời điểm quyết định này?
Người ta sống trên đời, với một số vấn đề nhất định thì có thể nói mạnh miệng, riêng chỉ khi đối mặt với tử vong thì lại không nói được gì. Dù là nông dân hay trí thức, giàu có hay nghèo hèn, đều sẽ phải một lần đối mặt với vấn đề này. Tại mỗi nền văn hóa khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau.
Với tư cách bác sĩ ngoại khoa, tôi đã rất nhiều lần cùng người thân của bệnh nhân ung thư giấu kín đi bệnh tình của họ, để tránh bản thân người bệnh sau khi biết rõ mắc bệnh nan y tinh thần sẽ sụp đổ.
Đôi khi chúng tôi cũng thử cho người bệnh biết rõ tình trạng của mình, để cho người đó chuẩn bị tinh thần, nhưng kết quả đại đa số người biết được sự thật, tinh thần suy sụp, vốn dĩ có thể sống được nửa năm, lại chỉ sống được một tháng.
Rất nhiều cán bộ lãnh đạo ngày thường hô lớn chủ nghĩa vô thần, tập hợp quần chúng lại để phát biểu, ba hoa khoác lác, nhưng khi mạng sống sắp mất đi lại lo sợ cuống cuồng, chạy vạy khắp nơi mong tìm “phương thuốc” để kéo dài thọ mạng.
Thế nhưng tại phương Tây, nếu không cho người bệnh biết về tình trạng của họ, thì đó là hành vi lừa gạt, hoàn toàn trái pháp luật. Bản thân người bệnh phải biết rõ bệnh tình của chính mình, nhất là bệnh nan y, họ cần biết rõ mình còn sống được bao lâu, như vậy họ có thể làm thêm một vài việc muốn làm lúc cuối đời, tự mình sắp xếp tốt thời gian quý giá còn lại.
Người phương Tây đại đa số là tín đồ Cơ Đốc giáo, họ đối với cái chết tương đối bình tĩnh, tin tưởng sau khi chết linh hồn đi đến Thiên đường hoặc còn có kiếp sau, đối mặt với tử vong cũng không phải sợ hãi.
Họ cũng thường nói: “Bạn chưa thấy qua Thiên đường, bạn có thể cho rằng Thiên đường không tồn tại, nhưng mà bạn cũng chưa từng chết, vậy làm sao bạn dám chắc người chết sẽ không có linh hồn đi tới Thiên đường hay Địa ngục đây?”
Tuyệt đại đa số người trong nước chúng tôi (Trung Quốc) không dám đối mặt với ung thư, chớ nói chi là đối mặt với cái chết, trong cuộc sống tại điểm cuối của sinh mệnh hầu như ở trong sợ hãi và mờ mịt trôi qua. Cho dù có lời nói dối thiện ý của bác sĩ và người thân, nhưng đối mặt với tình trạng thân thể của mình ngày càng sa sút thì sự sợ hãi của họ càng ngày càng tăng lên.
Nhìn thấy người bệnh trong nước sợ hãi trước khi chết, lại thấy nhóm tín đồ Cơ Đốc kia bình tĩnh chờ đợi thời điểm rời khỏi nhân gian, tôi hiểu rõ: “Thì ra thống khổ lớn nhất của bệnh nhân Trung Quốc không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn”.
Khi nghe thấy ai đó có theo tín ngưỡng, đa số nói: “Cái gì đều không tin, chỉ tin tưởng khoa học”. Còn có người nói: “Tín ngưỡng có thể làm gì? Có thể tạo ra cơm ăn sao?”
Thế nhưng mà, với tư cách bác sĩ, tôi chân thành hỏi mọi người một vấn đề: “Không có tín ngưỡng, bạn có thể bình tĩnh đối mặt với tử vong hay không? Không có tín ngưỡng, bạn lấy cái gì để cứu vớt linh hồn chính mình và người khác đây?”