Rất nhiều du khách đến Ý chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” ở các địa danh quen thuộc như Rome, Venice, Florence… mà không biết đến sự tồn tại của đảo thiên đường Sardinia – hòn đảo trên biển Địa Trung Hải quanh năm biếc xanh, nằm phía tây bán đảo Ý.
Ngoài vẽ đẹp tự nhiên được trời phú hấp dẫn du khách thì Sardinia còn được cho là nơi nắm giữ nhiều bí mật của người cổ đại, với những ngôi mộ đồ sộ và công trình điêu khắc đá lạ thường.
Điều đặc biệt là những công trình này dường như do bàn tay của một chủng tộc người khổng lồ sử dụng công nghệ tiên tiến để xây dựng. Tại đây, có khoảng 40-50 tác phẩm điêu khắc đá từ nền văn minh Nur Nuria cổ đại ở Sardinia. Chúng được gọi với cái tên: Người khổng lồ của Mont’e Prama.
Trong các tác phẩm này, có một số bức tượng người ‘khổng lồ’ đứng cao gần 3 mét và cân nặng hàng trăm kg, tay cầm khiên và đeo mặt nạ trông như những chiến binh. Chúng được cho là có từ thế kỷ thứ 8 TCN, và điều này có nghĩa là chúng có trước cả các tác phẩm điêu khắc lâu đời nhất của Hy Lạp, điển hình là các Colossi (tác phẩm điêu khắc khổng lồ) từng được tìm thấy ở Địa Trung Hải.
Hugh Newman, một nhà nghiên cứu cự thạch và nhà thám hiểm, đã chia sẻ một đoạn video về những tác phẩm điêu khắc quá khổ kỳ lạ này, sau khi chúng được tìm thấy ở các cánh đồng của Sardinian vào tháng 3/1974. Một người nông dân đã phát hiện ra chúng trong khi cày ruộng. Hàng trăm ngàn mảnh vỡ đã được ghép lại một cách cẩn thận để tạo thành những tượng người khổng lồ và phiên bản nhỏ của các tòa tháp cự thạch được gọi là Nuraghe (tòa tháp được đặt tên theo nền văn minh Nuragic).
Newman càng thêm tin tưởng vào sự tồn tại của người khổng lồ khi nhắc đến một bài báo nói về bộ xương 8 chân được khai quật trên đảo tại Porto Torres, có niên đại cách đây khoảng 4.000 năm, hay những bộ xương có kích thước khổng lồ được một nông dân khác tìm thấy khi đang cày ruộng.
Bộ xương phát hiện được cho là của người khổng lồ khi cao tận 1,9m (Ảnh qua YouTube)Phát hiện răng của người khổng lồ. (Ảnh qua YouTube)
Tất cả những phát hiện như vậy luôn được rất nhiều các nhà lý thuyết phi hành gia cổ đại đặc biệt quan tâm, và Newman cho rằng, nếu con người cứ mãi bám cứng cách nghĩ thông thường của khoa học thì vĩnh viễn cũng không thể giải thích nổi những hiện tượng này.
Hàng trăm ngôi mộ khổng lồ từ nền văn minh Nuragic
Kế đến là ngôi mộ lớn nhất được gọi là Coddu Vecchiu có từ 2000 năm TCN. Đó là một tảng đá cao gần 3 mét, bên ngoài được khoét thành lối vào, bên trong có vô số các khối đá vôi và đá granit, nặng hàng tấn riêng lẻ được lắp ráp một cách cẩn thận, và chạm khắc tinh tế thành các hình dạng uốn cong.
Để đánh dấu phòng chôn cất hình thang phía sau nó. Tảng đá ở lối vào còn có một lối đi được chạm khắc hình bán nguyệt nhỏ hơn, nó tượng trưng cho “lối đi của linh hồn người chết”.
Các bức tường bên trong đền thờ xuất hiện nhẵn mịn như được cắt bằng laser (Ảnh qua YouTube)
Tiếp đến là di tích khảo cổ ấn tượng nhất trong vùng, chính là giếng thánh Santa Cristina, nó có một cấu tạo rất kỳ lạ và không như những cái giếng thông thường khác. Tuy nhiên nó không liên quan gì đến đến nhà thờ Santa Cristina của địa phương mà do vị trí của nó lân cận nhà thờ mà thôi.
Giếng Santa Cristina nhìn từ trên cao. (Ảnh qua Youtube)Bên trong ngôi mộ khổng lồ nhìn từ giếng Santa Cristina. (Ảnh qua YouTube)
Theo tạp chí Atlas Obscura: “Giếng được cấu tạo với 1 vòng rào bao quanh hình elip, bên trong là một lỗ hình thang có cầu thang đi xuống lòng đất, dẫn xuống một buồng ngầm tròn hình vòm, là buồng chứa nước. Tín ngưỡng Nuragic dường như thờ cúng rất nhiều biểu tượng tượng trưng cho khả năng sinh sản, và cả việc thờ cúng nước”.
Lỗ tròn trên trần căn buồng cho phép ánh nắng mặt trời và ánh trăng chiếu xuống buồng nước, đặc biệt là vào thời gian ‘điểm phân’. Giống như các công trình đá khổng lồ trên toàn cầu ở Peru và Ai Cập, những công trình đá ở đây được được đẽo gọt cực kỳ chính xác đến khó tin. Bên trong đền thờ, các bức tường hoàn toàn trơn nhẵn, uốn cong và có hình dạng lồng cài vào nhau mà không cần đến chất kết dính.
Mặc dù chúng ta vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy những người khổng lồ đi lang thang ở Sardinia, nhưng những di tích cổ này đem lại cho chúng ta sự cảm khái phi thường. Làm thế nào mà người cổ đại dùng những tảng đá khổng lồ được cắt gọt hoàn hảo giống như dùng tia laser để xây những công trình đá to lớn như vậy? Tại sao những phát hiện công trình đá khổng lồ tương tự ở đây lại xuất hiện trên khắp trái đất, trong khi việc du hành khắp thế giới vào thời điểm đó là điều không thể? Công nghệ gì đã được người cổ đại sử dụng? Tất cả vẫn là một bí ẩn thách thức những quan niệm theo lối truyền thống.