Nhiều hiện tượng siêu thường hiện nay đã được con người khám phá, nhưng để nghĩ ra một câu giải thích cho những hiện tượng trên thì chỉ có thể lý giải bằng những điều siêu thường mới có thể hiểu được. Như hiện tượng các vị hòa thượng dưới đây với thân thể kim cương bất hoại, vốn không hề dùng qua kỹ thuật ướp xác nào nhưng lại không hề bị thối rửa.
Tu luyện có thể siêu xuất ra những điều siêu thường. (Ảnh minh họa)
Thế gian vốn được cho là chìm trong mê lạc sâu dày, cho dù là đã xuất hiện bao nhiêu điều thần kì trong lịch sử, từ chuyện ‘bạch nhật phi thăng’ (bay lên không trung), rồi cầu vồng hóa thân thể (thân thể chuyển hóa thành ánh sáng cầu vồng), hoặc là xuất hiện thần thông,… nhưng đến nay, mọi người đều cho rằng đó chỉ là những câu chuyện thần thoại hư ảo mơ hồ. Rất ít người nghĩ được rằng, nếu tất cả đều là hư ảo, thì làm thế nào nó có thể lưu truyền mấy nghìn năm?
Tại những khu thánh địa Phật thường có những bức bích hoạ, hoặc là những bức tượng Phật tuyệt đẹp, mọi người sẽ trầm trồ thán phục nói: “Người cổ đại thật tài giỏi, có thể khắc hoạ được tượng Phật to lớn, và thế giới Phật quốc phong phú đa sắc màu như vậy”. Vậy thì, tại sao người xưa lại có thể có được “sức tưởng tượng và khả năng sáng tạo” phi thường như thế?
Núi Cửu Hoa nằm ở Hoa Đông, vùng núi phía Nam tỉnh An Huy, có khí hậu Bắc Á nhiệt đới ẩm gió mùa, sương mù ẩm ướt, mưa nhiều và tập trung. Trong điều kiện tự nhiên có độ ẩm cao như vậy, tại núi Cửu Hoa lại phát hiện nhiều thân thể nguyên vẹn của các vị cao tăng, điều này quả thực đã mở ra một thực tế không thể chối cãi, phá bỏ những quan niệm cũ của thế giới loài người.
Hiện tượng nhục thân bất hoại ở núi Cửu Hoa đã xuất hiện từ thời nhà Đường. Đó chính là (Kim Kiểu Giác) Kim Gyo Gak, người sinh ra tại phủ Kê Lâm nước Tân La (Gyeongju Hàn Quốc ngày nay), là con cháu của gia tộc họ Kim trong vương thất nước Tân La. Năm 24 tuổi ông đã từ bỏ vinh hoa phú quý, phiêu bạt xuất gia, dẫn theo Bạch khuyển Đế Thính (Kỳ lân) vượt biển đến đại Đường cầu Phật Pháp, vượt qua bao khó khăn, tìm kiếm danh sơn. Cuối năm Khai Nguyên, ông bắt đầu tu tập trên Cửu Hoa sơn, ông ở trong động núi lửa, ăn đất trắng ngồi tĩnh lặng thiền tu.
Hiện tượng nhục thân bất hoại của nhà sư Kim Gyo Gak, người sinh ra tại phủ Kê Lâm nước Tân La (Gyeongju Hàn Quốc ngày nay), là con cháu của gia tộc họ Kim trong vương thất nước Tân La. (Ảnh: Internet)
Đến ngày 30 tháng 7 mùa hè năm Trinh Nguyên thứ mười (năm 794), ông gọi các đệ tử đến nói lời vĩnh biệt, lập tức, các ngọn núi phát ra tiếng gào thét, những tảng đá lớn ầm ầm rơi xuống, chuông đồng rung réo rắt, từng đàn chim kêu thảm thiết, ông vẫn ngồi an tọa kiết già, hưởng thọ 99 tuổi. Ba năm sau, khi mở động đá ra, các đệ tử kinh ngạc phát hiện nhục thân của ông vẫn còn nguyên vẹn như lúc còn sống, lúc đưa ra chân tay vẫn mềm, xương cốt vẫn không cứng ngắc mà có âm thanh, tựa chuỗi xích vàng chuyển động.
Hòa thượng Vô Hà ở Bách Tuế Cung đời nhà Minh cũng xuất gia từ năm 24 tuổi. Sau khi xuất gia tại Ngũ Đài sơn, ông đã sống tại vùng danh sơn này. Vào năm Gia Tĩnh thứ 17, sau một thời gian trèo đèo lội suối, vượt qua ngàn dặm xa xôi đến được núi Cửu Hoa, ông chọn Ma Không Lĩnh phía sườn Đông làm nơi tĩnh tọa, dưới đình Trích Tinh mây mù bao phủ, kết am cỏ khổ cực ẩn tu, đặt tên là “Trích Tinh am”.
Ông tự rạch lưỡi lấy máu hòa với bột đồng, viết thành cuốn “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Cách hai mươi ngày rạch một lần, phải mất đến ba mươi tám năm thì chép xong quyển “Huyết Kinh” có 81 chương này. Quả thực là một nghị lực vô biên, đức tin vô bờ! Năm Thiên Khởi thứ ba (tức năm 1623), pháp sư Vô Hà 110 tuổi viên tịch. Chúng đồ đệ đưa nhục thân của Vô Hà pháp sư vào trong chum, ba năm sau mở ra, nhục thân vẫn còn nguyên vẹn, dung mạo như lúc sinh thời.
Hòa thượng Vô Hà ở Bách Tuế Cung đời nhà Minh. (Ảnh từ liaotuo)
Tượng nhục thân hiện còn sót lại là của Đại Hưng hòa thượng đời nhà Thanh, người được mệnh danh là “hóa thân đời thứ ba” của Địa Tạng Bồ Tát, cùng với tượng nhục thân của Từ Minh hòa thượng trong chùa Địa Tạng mới xây dựng, ngoài ra còn có chân thân của Thông tuệ thiền lâm tỳ khưu ni Thích Nhân Nghĩa sư thái, và pháp sư Minh Tịnh thời hiện đại cùng với tạo hóa của thiền sư Ngô Vân Thanh thờ phụng tại Linh Tuyền tự thị trấn Thiện Ứng, huyện An Dương.
Tượng nhục thân hiện còn sót lại là của Đại Hưng hòa thượng đời nhà Thanh. (Ảnh: baike.baidu)
Sự tồn tại của những bức tượng nhục thân bất hoại này đã thể hiện sự kì diệu của cơ thể con người. Mọi người đều cho rằng cuộc đời chỉ ngắn gọn trong vài chục năm, sau khi chết là hết, cả cơ thể lẫn tinh thần đều tan biến thành mây khói. Mọi người cũng nghĩ tinh thần cũng sẽ có kết cục giống như thể xác trở về với cát bụi. Thật ra sau khi các cao tăng viên tịch mà nhục thân vẫn được bảo toàn nguyên vẹn đã nói lên rằng viên tịch hay cái chết chỉ là một quá trình tinh thần rời bỏ thể xác; hay nói cách khác là đã bộc lộ được bản chất của cái chết.
Đồng thời, những bức tượng nhục thân bất hoại này không hề có sự trao đổi chất, cũng như không hề tan biến mà lại trường tồn, điều này có nghĩa là sự tồn tại của nhục thân không dựa vào những năng lượng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất, điều được cho là vô cùng cần thiết đối với sự sinh tồn. Hơn nữa những nhân tố ngoại cảnh cũng không có tác động đến nhục thân. Điều này chứng tỏ rằng trong vũ trụ còn có những quy tắc và nguồn năng lượng siêu nhiên khiến nhục thân không thể bị phân hủy, cũng chứng tỏ rằng, tu luyện có thể siêu xuất người thường, hoàn toàn không phải là hư ảo.
Tuệ Tâm, theo Secret China