Nghiên cứu thiên văn học mới nhất cho thấy, hệ Ngân hà của chúng ta đang nằm tại khoảng trống cự đại của vũ trụ. Thậm chí, nó sẽ ngày càng đơn độc hơn. Và tới một lúc nào đó, bầu trời sẽ không còn các ngôi sao sáng lấp lánh mà chỉ bao trùm toàn bóng tối…

Hệ Ngân hà đang nằm trong khoảng trống vũ trụ và sẽ ngày càng đơn độc

Bản đồ bầu trời đầu tiên của vệ tinh Gaia. (Ảnh: ESA)

Gần đây, trường Đại học Wisconsin-Madison đã công bố nghiên cứu nói rằng, hệ Ngân hà của chúng ta đang nằm trong khoảng trống lớn của vũ trụ tên là KBC. Bán kính của khoảng trống này là 1 tỷ năm ánh sáng, gấp 7 lần bán kính bình quân của các khoảng trống vũ trụ, ngoài ra phạm vi của khoảng trống KBC so với lần quan sát trước đây là lớn hơn rất nhiều.

Trước đây các nhà khoa học cho rằng các thiên hà trong vũ trụ phân bố rời rạc giống như cát, là rất đều trong không gian rỗng. Tuy nhiên, quan sát thực tế những năm gần đây của họ lại hoàn toàn trái lại.

Chính là sự phân bố của các thiên hà trong vũ trụ ở chừng mực nào đó rất giống với cấu trúc của bọt biển, hoặc pho-mát Thụy Sĩ. Các thiên hà đa số là túm tụm lại với nhau, rất ít hoặc hầu như không có thiên hà nào đơn độc giữa không gian trống, có thể nói kết cấu của vũ trụ là sự tổ hợp của 2 dạng sợi và khoảng trống, trong đó sợi là các quần thể thiên hà.

Năm 2013, nhà Thiên văn học Amy Barger cùng các nhà khoa học khác của trường đại học này từng phát hiện vị trí của hệ Ngân hà là ở trong một khoảng trống, các thiên hà xung quanh rất ít.

Họ đã sử dụng 2 phương pháp hằng số Hubble (Hubble’ s Constant) và bức xạ nền vi sóng (CMB) để đo không gian xung quanh hệ Ngân hà để nghiên cứu hiện tượng giãn nở của vũ trụ. Năm 1998, họ phát hiện rằng, vũ không chỉ đang giãn ra, mà còn đang gia tăng tốc độ giãn, hoàn toàn không giống phán đoán giảm tốc độ giãn của giả thuyết Big Bang.

Các nhà khoa học nói: “Hiện tượng vũ trụ đang tăng tốc độ giãn khiến chúng ta phải lo lắng, nếu vẫn tiếp tục gia tăng, thì cuối cùng vũ trụ sẽ coi như bị đóng băng”.

Giáo sư Brian P. Schmidt, một nhà thiên văn học trong nhóm nghiên cứu cảm thán: “Tới lúc đó hệ Ngân hà của chúng ta vẫn tồn tại, có thể xác nhập với các thiên hà lân cận, nhưng những thiên thể vũ trụ mà hiện giờ chúng ta đang nhìn thấy thì sẽ đều di chuyển đến vị trí cách chúng ta rất xa, không thể nào quan sát được. Cũng chính là nói lúc đó chỉ có duy nhất thiên hà mà chúng ta đang ở tồn tại, các thiên hà khác sẽ đều tiêu mất”.

Vì thế, các nhà khoa học đã phán đoán, hệ Ngân hà sẽ ngày càng rời xa các thiên hà khác, và tới một lúc nào đó bầu trời sẽ không còn các ngôi sao sáng lấp lánh nữa, dùng kính viễn vọng quan sát cũng sẽ chỉ thấy xung quanh là một khoảng tối khổng lồ bao trùm.

Theo Tinhhoa biên dịch