Tuân theo ý chỉ của Phật Thích Ca, đồ đệ của ngài là Đại Ca Diếp đã đến Kê Túc Sơn, bước chân xuyên qua một tảng đá ở trên đỉnh núi, an tọa tại đó suốt hai ngàn sáu trăm năm qua để chờ Phật Di Lặc hạ thế Chuyển Pháp Luân.
Bản đồ phong cảnh Kê Túc Sơn
Tại sao Đại Ca Diếp đến Kê Túc sơn chờ Phật Di Lặc?
Kê Túc sơn không những là một trong những danh sơn nổi tiếng của Trung Quốc, mà còn được mệnh danh là thắng địa “núi thiêng đất Phật”, bởi vì nơi đây gắn liền với rất nhiều những sự kiện Phật giáo hết sức linh thiêng và huyền bí.
Kê Túc sơn cách thị trấn Ngưu Tỉnh khoảng 40 km, thuộc huyện Tân Xuyên, Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Núi sừng sững đứng tại nơi giao nhau của các huyện Tân Xuyên, Đặng Xuyên, Vĩnh Thắng, Hạc Khánh, Nhị Nguyên. Kê Túc sơn có tổng chiều dài khoảng 6 km, diện tích khoảng 2.822 hec-ta, với Thiên Trụ là đỉnh chính giữa, và cũng là đỉnh cao nhất cách mặt nước biển khoảng 3.248 mét.
Thế núi nhìn từ phía trước tựa như 3 quả núi có đỉnh chụm vào nhau và chân chĩa ra 3 hướng, nhìn từ phía sau thì trông giống một dãy núi kéo dài, tạo thành thế hình chân gà, nên nó có tên là núi Chân Gà, đọc theo Hán Việt thì là Kê Túc sơn.
Kê Túc sơn là nơi hội tụ đầy đủ vẻ đẹp hùng vĩ của núi Thái Sơn, hiểm trở của núi Hoa Sơn, kỳ thú của núi Hoàng Sơn, thanh tú của núi Nga Mi. Kê Túc sơn cùng với Ngũ Đài, Phổ Đà, Cửu Hoa, Nga Mi tạo thành “Ngũ đại danh sơn” của Trung Quốc. Không những vậy nơi đây còn được mệnh danh “Núi thiêng đất Phật”, gắn liền sự kiện Phật giáo huyền bí. Trong đó nổi bật là câu chuyện “Đại Ca Diếp (đệ tử của Phật Ca Mâu Ni) đến Kê Túc sơn chờ Phật Di Lặc”.
Kinh Phật có ghi rằng, hai nghìn sáu trăm năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, tức là thời điểm hiện nay, đệ tử của Phật Thích Ca, Đại Ca Diếp vẫn còn tại thế, chưa nhập niết bàn.
Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, Đại Ca Diếp đã đến Kê Túc sơn phát nguyện: “Nguyện thân ta không bị hư hỏng, sau khi đức Di Lặc hạ thế, thân cốt này sẽ vẫn tồn tại, từ nhân duyên đó độ hóa chúng sinh”. Nói xong, ông cầm y bát của Phật Thích Ca Mâu Ni, bước vào trong tảng đá trên đỉnh Kê Túc, như thể bước vào bùn mềm. Sau khi ông đã vào bên trong, tảng đá trở lại như lúc đầu.
Cách đây vài chục năm, nghe nói rằng, có vị tiến sĩ người Pháp là ông Bockson từng trông thấy khuôn mặt của tôn giả Đại Ca Diếp hiện trên một vách núi tại Kê Túc sơn.
Vận thế 3000 năm
Vào thời nhà Chu ở Trung Quốc (1046 TCN- 771 TCN) có cuốn sách một tên là “Chu thư dị ký”, trong đó có viết: Vào những năm Chu Chiêu Vương (1027 TCN – 977 TCN), Tây Phương đản sinh một vị đại thánh, hiển hiện ngũ sắc thập quang, bay thẳng đến chòm sao Thái Vi (các tín đồ Phật giáo gọi nơi phát tích của đạo Phật là Tây Phương). Lúc đó Thái Sử đã dự ngôn rằng, 1000 năm pháp của vị thánh nhân này sẽ truyền đến Đông Thổ.
Nghe vậy Chu Chiêu Vương liền phái người khắc chuyện này lên trên một tảng đá, rồi chôn ở Thành Nam (thành phố Đài Bắc ngày nay), để cho hậu thế kiểm nghiệm sự việc này. Và sau đó khoảng một ngàn năm, hoàng đế Đông Hán là Hán Minh Đế (28 CN – 75 CN) vì mơ thấy Phật Đà, nên đã phái người đi đến Ấn Độ để cầu Phật pháp. Từ đó Phật pháp của Thích Ca Mâu Ni được truyền vào Đông Thổ.
Dự Ngôn nổi tiếng của Hàn Quốc “Cách am di lục” nói rằng, sau khi pháp của Thích Ca Mâu Ni được lưu truyền 3000 năm, thế gian sẽ bước vào thời kỳ mạt pháp, vào thời điểm này Phật Di Lặc sẽ hạ thế khai truyền chính Pháp, độ thế nhân. Thích Ca Mâu Ni từng nói, vào thời mạt Pháp, khi ma tử ma tôn sẽ mạc áo cà sa đi vào trong chùa phá hoại pháp, thì Phật Di Lặc sẽ hạ thế khai truyền chính Pháp.
Trong kinh Phật, Thích Ca Mâu Ni đã báo trước cho tín đồ của mình, rằng 3000 năm sau Pháp của ông sẽ không thể độ nhân được nữa. Vì thế Đại Ca Diếp đã làm theo đúng như căn dặn trong di ngôn của Thích Ca Mâu Ni, chọn đến Kê Túc sơn cung kính chờ Phật Di Lặc hạ thế, để trao phật y cho ngài. Một khi đã đưa phật y thì hoàn toàn buông tay, không quản tín ngưỡng Phật giáo ở nhân gian nữa, mà sẽ thuận theo Phật Di Lặc.
Trong Phật giáo có những khái niệm Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai. Bởi vì các phật khác nhau sẽ dùng phật pháp mà mình chứng ngộ được để cứu độ chúng sinh. Vì thế Phật Di Lặc sẽ không tái diễn lại lời của Thích Ca Mâu Ni, Phật Thích Ca cũng sẽ không có bất kỳ can thiệp nào.
Phật Di Lặc trong dự ngôn
Kinh Phật cổ Ấn Độ “Phệ đà bản tập” có dự ngôn rằng: “Hai vị thánh giả vĩ đại Chuyển Luân Thánh Vương và Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ giáng sinh xuống nhân gian”. Khi Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, thầy tướng nói: “Thái tử nếu không xuất gia thì chính là Chuyển Luân Thánh Vương (còn được gọi là Pháp Luân Thánh Vương) chuyển thế; còn nếu xuất gia, chính là Phật vạn thế”. Thích Ca Mâu Ni xuất gia rồi tu thành Phật, điều này cho thấy ông không phải là Chuyển Luân Thánh Vương. Thích Ca Mâu Ni cũng dự ngôn rằng, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ chuyển sinh thành một người bình thường, tu luyện tại thế thành Phật Di Lặc, mà không cần xuất gia.
Trong “Di lặc thượng sinh kinh” có nói đến: “Ngã quốc thổ thổ, nhữ quốc thổ kim; ngã quốc thổ khổ, nhữ quốc thổ nhạc”. Ý nghĩa là, nếu Thích Ca Mâu Ni độ là chúng sinh, thì quốc thổ của ông chính là đất; mà Phật Di Lặc độ chính là các vương của phật giới, quốc thổ của ngài chính là vàng. Thích Ca Mâu Ni lấy vàng và đất để tỷ dụ cho sự quảng đại của Phật pháp mà Phật Di Lặc truyền trong tương lai.
Trong “Thiêu bính ca” của Lưu Bá Ôn có nói, vào thời mạt pháp Phật Di Lặc sẽ không ở trong chùa miếu, không ở trong đạo quán (nơi tu luyện của đạo sĩ), cũng không giáng sinh vào hoàng cung, quan phủ mà là chuyển sinh vào một gia đình bần hàn. Pháp mà Phật Di Lặc truyền là quảng đại to lớn phi thường, đến cả phật đạo thần ở trên trời cũng muốn đến thế gian để tu luyện theo Pháp này, nhưng nếu đến thì phải bị tước bỏ quả vị, chuyển sinh thành người thường, như vậy thì mới có thể tu luyện.
Trong dự ngôn “Thôi bi đồ” của mình, Lưu Bá Ôn có nói đến việc Phật Di Lặc từ biệt thiên đế hạ thế truyền chính Pháp, các chư thần cũng theo ngài xuống trần để trợ giúp ngài truyền Pháp này. Lúc Phật Di Lặc từ biệt thiên đế có nói: “Sau khi ta đi chỉ truyền tam tự tam pháp (pháp ba chữ) của mình, vạn pháp ắt quy nhất, pháp chính càn khôn, không lập nhân luân, không hồi thiên”. Và còn nói đến phàm thân của ngài lấy mộc tử làm họ (lấy tên của một loài cây làm họ).
Dự ngôn “Cách am di lục” của Hàn Quốc có nói: Thánh nhân là họ mộc tử, tuổi thỏ, sinh vào tháng tư tại tam thần sơn hạ (dãy núi công chúa Trường Sơn Bạch), phía bắc Bát Cấp (phía bắc đường ranh giới giữa bắc Hàn và nam Hàn)… Vị thánh nhân này là Vương của các vương trên thiên thượng, là Pháp Luân Thánh Vương, lần này hạ phàm tại dân gian gọi là Phật Di Lặc.
Giải khai phần “đại thẩm phán cuối cùng” trong kinh Thánh
Phần “Đại thẩm phán” trong kinh thánh có nói đến thời kỳ mạt kiếp, sẽ có Chúa Cứu Thế đến thế gian cứu vớt chúng sinh. Được nhà quốc học đại sư nổi tiếng Quý Tiện Lâm và học trò là giáo sư Tiễn Văn Trung đã nghiên cứu và phiên dịch, họ phát hiện rằng Phật Di Lặc và Chúa Cứu Thế trong kinh thánh chính là cùng một người.
Trong kinh thánh có miêu tả Chúa cứu thế là “Vương của vạn vương, Chủ của vạn chủ”. Điều này hoàn toàn trùng khớp với những dự ngôn của Lưu Bá Ôn và Phật Thích Mâu về Phật Di Lặc.
Lời kết
Hiện tại, hoa Bà La Ưu Đàm loài hoa báo hiệu có chân Phật giáng hạ cứu độ thế nhân, đã khai nở khắp nơi trên thế giới, phải chăng điều này nói lên rằng Pháp Luân Thánh đang tại thế truyền Pháp độ nhân. Nếu như vậy thì Đại Ca Diếp chắc hẳn đã trao pháp y lại cho Phật Di Lặc, hoàn thành sự giao phó của phật Thích Ca trợ giúp Phật Di Lặc truyền Pháp cứu độ chúng sinh.
Nguồn Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Theo tinhhoa.net