Trái Đất chỉ là một hạt bụi hết sức nhỏ bé trong vũ trụ, mà đối với lịch sử Trái Đất được tính toán bằng triệu năm, sinh mệnh của con người quá ngắn ngủi, chỉ là mấy chục năm sinh mệnh của con người. Vậy nên, so với vũ trụ mênh mông này, con người thật vô cùng, vô cùng nhỏ bé…

Tiếp theo phần 1.

3. Vị trí của nhân loại mang đến suy nghĩ và suy luận cho chúng ta

1, Sự tồn tại của văn minh tiền sử

Tại sao nói văn minh tiền sử nhất định là có tồn tại? Nếu như sức mạnh của giới tự nhiên có thể khiến cho hết thảy sản vật được sáng tạo ra trong nền văn minh nhân loại lần này biến mất sạch sành sanh trong 1 vạn năm; ngoài những tích cổ văn minh cá biệt còn sót lại, vậy thì trước văn minh lần này của nhân loại chúng ta, liệu đã từng có những nền văn minh nhân loại khác tồn tại hay không? Thậm chí là những văn minh nhân loại cao cấp hơn đã từng tồn tại? Và những bằng chứng của những nền văn minh này cũng gần như đã bị thời gian xóa bỏ, chỉ lưu lại một chút vết tích còn sót lại trong bụi đất, lá cây, gạch ngói, bùn đất, đáy biển? Đáp án là nhất định có.

Chỉ cần nhìn lại lịch sử văn minh nhân loại lần này, cũng có thể nhìn thấy đã từng tồn tại rất nhiều rất nhiều nền văn minh, ví như: thành cổ Lâu Lan, văn minh Maya, thành cổ Pompeii, văn minh Atlantis, Hy Lạp cổ, Ấn Độ cổ, v.v… Văn minh càng về trước thì di tích để lại càng ít hơn, ẩn đố để lại cho giới khảo cổ càng nhiều hơn. Hơn nữa nhìn từ khảo cổ, biểu hiện hình thành văn minh của chúng đã khác nhau hoàn toàn. Có những nền văn minh thậm chí đã xây dựng nhà cửa dưới lòng đất, có những nền văn minh đã có lịch pháp vô cùng tiên tiến, có những văn minh đã học biết chế tạo bê tông … Nếu như lịch sử văn minh nhân loại lần này có tính nối liền giống như được nói đến trong thuyết  tiến hóa, nói rằng “sự phát triển của lịch sử luôn là từ cấp thấp đến cấp cao”,  vậy thì sự tồn tại của những văn minh này cớ sao biểu hiện ra mỗi quan hệ không có chút liên quan gì với nhau như vậy?

Nếu như đã có nhiều bằng chứng như vậy, chứng minh rằng trước văn minh công nghiệp ra còn có rất nhiều những nền văn minh cổ đại, còn có rất nhiều nền văn minh đã từng tồn tại trong lịch sử nhưng đã bị thất lạc; vậy thì dựa vào điều gì có thể khiến người ta phủ định rằng vào thời xa xưa hơn nữa đã từng có văn minh khác nhau tồn tại trước đó nữa?

Rất nhiều nguồn tin trên thế giới đều đã từng đưa tin có liên quan về sự tồn tại của “văn hóa tiền sử”, rất nhiều nhà khoa học cũng đã từng chứng minh, rất nhiều video được công bố càng là bằng chứng thép chứng minh cho thông tin này. Có một quyển kỳ thư “Chuyển Pháp Luân” cũng đã đưa ra một vài bằng chứng lịch sử, trình bày sự tồn tại của văn minh tiền sử, đã chứng minh trên Trái Đất vẫn luôn có lịch sử văn minh nhân loại hết lần này đến lần khác…

Trong vũ trụ mênh mông này, con người vô cùng nhỏ bé (P.2): Những gợi ý cho nhân loại - ảnh 2Thành cổ Atlantis. (Ảnh: Twitter)

2, Sự tồn tại của sinh mệnh ngoài hành tinh

Tại sao nói ngoài văn miinh của nhân loại ra, nhất định còn có sinh mệnh ngoài hành tinh hoặc nền văn minh trí tuệ cao cấp hơn tồn tại? Thật ra, điều này thật sự rất dễ lý giải, khi mọi người có thể nhìn thẳng vào sự rộng lớn bao la của vũ trụ, thời không, sinh mệnh, thì có thể tin chắc rằng có sự tồn tại của sinh mệnh trí huệ và nền văn minh cao cấp. Vô luận là nhìn từ thời không, hay là nhìn từ sự phong phú mà hệ thống sinh thái tự thân Trái Đất biểu hiện ra, chỉ cần là những ai biết tính toán hệ suất đơn giản đều có thể dễ dàng suy ra một điều tất nhiên, đó chính là sự tồn tại của sinh mệnh ngoài hành tinh hoặc nền văn minh trí huệ cao cấp. Các nhà khoa học đã từng dùng một phương trình để tính ra số lượng nền văn minh phát triển khác trong vũ trụ, kết quả tính toán khiến người ta không khỏi giật mình, chỉ riêng trong hệ Ngân Hà đã có hàng mấy triệu nền văn minh tồn tại.

Trong vũ trụ mênh mông này, con người vô cùng nhỏ bé (P.2): Những gợi ý cho nhân loại - ảnh 3Chỉ riêng trong hệ Ngân Hà đã có hàng mấy triệu nền văn minh tồn tại. (Ảnh: foxnews)

Các nhà khoa học đã phát hiện phạm vi phân bố của các sinh mệnh trên Trái Đất này rộng lớn vô cùng: Từ những thể sinh mệnh phát sáng ở mấy nghìn mét dưới đáy biển cho đến những con nhện lơ lửng trong không trung ở trên mấy nghìn mét so với mực nước biển; từ vi khuẩn có thể sinh tồn trong axit sulfuric (H2SO4) và các loại tảo sống trong lớp băng vĩnh cửu; từ những vi khuẩn có thể sinh tồn trong phóng xạ đến các hạt phấn hoa bay lơ lửng trên không trung mười nghìn mét…

Đồng thời, chúng ta cũng đã phát hiện nhiều nơi trong vũ trụ, thậm chí là những nơi khác trong hệ Mặt Trời cách chúng ta rất gần, cũng không phải không có sinh vật giống như trong truyền thuyết. Gần đây nhất đã phát hiện trên sao Hỏa đã từng có hồ nước tồn tại cách đây 300 triệu năm trước, phát hiện bằng chứng trên sao Hỏa đã từng xuất hiện đại hồng thủy, phát hiện một vệ tinh có tên Europa của sao Mộc dưới vỏ ngoài bị bao phủ bởi lớp băng có thể có sự tồn tại của biển cả, và “vũng bùn dưới băng” có thể chèo chống cả hệ thống sinh thái, Titan – vệ tinh của sao Thổ có tầng khí quyển cấu thành từ mê-tan và sông hồ biển cả, cho đến “núi lửa” phun ra thể lỏng giống như nước…

Ngoài hệ thống hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, những tinh cầu (loại hành tinh giống như Trái Đất) có môi trường tương tự như Trái Đất được mọi người phát hiện càng nhiều không thể tính đếm! Ví như “địa cầu siêu cấp” có thể tích gấp mười lần Trái Đất, ví như giọt nước khổng lồ cấp hành tinh (tinh cầu “thế giới nước” với hàng mấy nghìn cây số biển cả sâu thẳm), v.v…. hết thảy những sự thật khoa học được phát hiện vào thời cận đại này không cái nào là không chấn động tâm linh của mọi người.

Trong vũ trụ mênh mông này, con người vô cùng nhỏ bé (P.2): Những gợi ý cho nhân loại - ảnh 4Các thành phố và tàn tích của nó còn sót lại trên Mặt Trăng. (Ảnh: Editorial Streicher)

Nói tóm lại, thuận theo sự khám phá khoa học của nhân loại con người, số lượng “hành tinh kiểu như Trái Đất” hiển nhiên càng là rộng lớn vô cùng. Vậy nên khả năng xuất hiện sinh mệnh tất nhiên sẽ càng lớn, đồng thời, bởi sự tồn tại của sinh mệnh mà chúng ta phát hiện càng có “tính đàn hồi” hơn so với tưởng tượng của chúng ta, tỉ lệ xuất hiện sinh mệnh trong vũ trụ hiển nhiên cũng tăng thêm.

Vì vậy, không kể là tính phức tạp trong hệ thống sinh thái, hay là tính rộng lớn mà các nhà khoa học phát hiện được, đều đã chứng minh sự xuất hiện sinh mệnh trên các hành tinh khác. Dù cho bạn chưa từng nói chuyện với người ngoài hành tinh, thì sự tồn tại của văn minh ngoài hành tinh vẫn là điều tất nhiên.

3, Sự tồn tại của không gian khác

Tại sao nói không gian khác là nhất định tồn tại? Bởi vì sự phức tạp vô cùng của vũ trụ đã tạo thành những hình thức tồn tại vật chất vô cùng đa dạng, khoa học hiện đại đã chứng thực được sự tồn tại của rất nhiều sự vật trong thế giới vật chất. Nhưng có một số sự vật trong đó vốn không trực tiếp tồn tại trong không gian vật chất này của chúng ta; thêm vào đó là nhận thức sự vật của chúng ta có tính cuộc hạn, và nhìn từ sự huyền ảo của vũ trụ, tất nhiên là có tồn tại thời không khác.

Nhìn từ lịch sử, người Trung Quốc cổ đại chính là đã chứng minh được sự tồn tại của không gian khác. Ví như huyệt vị và kinh lạc trong cơ thể người, mọi người có thể dùng các phương thức như châm cứu, điểm huyệt để chứng thực sự tồn tại của huyệt vị và kinh lạc trong cơ thể người. Và sự tồn tại của kinh lạc đã được các nhà khoa học hiện đại chứng thực rồi! Nhưng mà, bản thân huyệt vị và kinh lạc rốt cuộc là do vật chất gì cấu thành? Nó hình thành và phát triển như thế nào? Tuần hoàn vật chất trong kinh lạc, năng lượng lưu động, truyền đạt tín tức trong kinh lạc biểu hiện ra sao? Vấn đề cơ bản muốn biểu đạt trong không gian vật chất này, vẫn là một mảng trống không. Vì vậy, huyệt vị và kinh lạc vốn không có trực tiếp tồn tại trong không gian vật chất này của chúng ta, mà là tồn tại trong không gian vật chất khác, sự tồn tại của huyệt vị và kinh lạc đã chứng minh sự tồn tại của không gian khác.

Cùng đạo lý này, ví như khí công cũng là “bằng chứng thép” có thể chứng minh được sự tồn tại của không gian khác. Rất nhiều trường đại học cảnh sát vũ trang của Trung Quốc chuyên môn dùng ngạnh khí công (khí công cương) huấn luyện học sinh, nhằm tăng cường năng lực kháng đỡ đòn. Ở đây tạm gạt bỏ công năng đặc dị sang một bên, rất nhiều công phu trong ngạnh khí công đã trực tiệp chứng minh được sự tồn tại của “khí”. Đồng dạng như vậy, “hỏa khí”, “hàn khí”, “nguyên khí” mà trung y đề cập đến cũng là được trực tiếp chứng minh tồn tại …… Nhưng mà, những sự vật này trong không gian này là dùng phương thức “vật chất” gì để biểu hiện? Những sự vật này vốn không trực tiếp tồn tại trong không gian vật chất này của chúng ta, mà là tồn tại trong không gian vật chất khác, sự tồn tại của chúng cũng đã chứng minh sự tồn tại của không gian khác.

Trong vũ trụ mênh mông này, con người vô cùng nhỏ bé (P.2): Những gợi ý cho nhân loại - ảnh 5Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã chụp được hình ảnh “thế giới thiên quốc” vào ngày 26/12/1993. (Ảnh: renminbao)

Nhìn từ phát hiện của các nhà khoa học hiện đại, kết quả nghiên cứu khoa học hôm nay cũng đủ để chứng minh sự tồn tại của không gian khác. Chúng ta đã thông qua nghiên cứu không gian hiện hữu này chứng thực được sự tồn tại của rất nhiều sự vật, nhưng những sự vật này vẫn không có biểu hiện “vật chất” trong không gian này.

Ví như: từ biểu hiện của vật chất và vận chuyển trong hệ Ngân Hà này của chúng ta đã chứng thực được sự tồn tại của “vật chất tối”. Nhưng mà, biểu hiện của vật chất tối là gì thì vẫn còn là một ẩn đố; chúng ta thông qua nghiên cứu thiên thể đã chứng thực được sự tồn tại của “hố đen”, nhưng mà, bên trong hố đen là gì vẫn là điều không một ai có thể biết được. Chúng ta thông qua nghiên cứu điện từ đã chứng thực được sự tồn tại của điện tử, nhưng mà, bản thân điện tử rốt cuộc lớn bao nhiêu, đến nay vẫn là một ẩn đố… Những sự vật này vốn không có tồn tại trực tiếp trong không gian vật chất này của chúng ta, mà là tồn tại trong không gian vật chất khác, sự tồn tại của chúng cũng đã chứng minh được sự tồn tại của không gian khác.

Nhìn từ lý luận, những không gian khác hiển nhiên là tồn tại. Ví như: căn cứ theo lý luận của Albert Einstein, vật chất trong không gian này sau khi chuyển động với “vận tốc siêu ánh sáng” thì đã tiến nhập vào một thời không khác. Ví như con mắt của côn trùng nhìn thấy được là thế giới không gian hai chiều, vật thể trong con mắt của động vật như con kiến, con ong chỉ là mặt phẳng đơn giản, thế là côn trùng không thể nhận thức được hình thức tồn tại của nhân loại; cũng như vậy, điều mà con mắt của con người nhìn thấy được chỉ là thế giới ba chiều, con người không thể nào nhận thức được hình thức tồn tại của không gian bốn chiều, v.v…

Nói tóm lại, nhận thức trước mắt đối với vũ trụ huyền bí và rộng lớn vô tỷ này, sự tồn tại của không gian khác đã là điều không thể phủ nhận được.

4. Gợi ý mà khoa học hiện đại mang đến cho chúng ta

Trong vũ trụ mênh mông này, con người vô cùng nhỏ bé (P.2): Những gợi ý cho nhân loại - ảnh 6Một hình ảnh khác được công bố bởi Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA. (Ảnh: dailymotion)

Nhận thức đối với vũ trụ của các dân tộc cổ xưa đều không giống nhau, hơn nữa hiện nay xem ra đều có sai lệch với thực tế. Ví như, đối với nhận thức về vật chất bản nguyên, dân tộc châu Âu cho rằng bản nguyên của vật chất là lửa, người châu Phi cho rằng đó là nước, người Trung Quốc cho rằng đó là khí, v.v… Có những dân tộc thời đó cho rằng thế giới là hình vuông, có dân tộc cho rằng là được cõng trên lưng của con rùa đen khổng lồ, v.v… Người Tây phương cho rằng nền văn minh của nhân loại chính là lịch sử mấy nghìn năm đến hơn một vạn năm, phương Đông thì không có kết luận rõ ràng. Có thể nhìn ra, đối chiếu với hình mẫu thế giới mà chúng ta thăm dò được hôm nay, thì quả thật là còn hoàn mỹ và phức tạp hơn nhiều do với nhận thức của người xưa.

Thời gian trôi đi, khoa học đang phát triển, bước chân khám phá thế giới của nhân loại cũng chưa từng dừng lại, tầm mắt của nó càng ngày càng rộng lớn. Một số công cụ trong khoa học hiện đại có thể giúp đỡ một tay trong việc thăm dò. Kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử có thể giúp chúng ta nhìn thấy được sự ưu việt trong thế giới vi quan; kính viễn vọng thiên văn và trạm không gian quốc tế đã mở rộng tầm mắt hướng đến không gian giữa các hành tinh.

Bên ngoài vũ trụ rộng lớn; phân tích nguyên tố thông qua chất đồng vị cacbon và tính phóng xạ có thể đánh giá được niên đại lịch sử dài đằng đẵng của vật chất.

Nhưng mà, khi thông qua thành quả nghiên cứu của khoa học kỹ thuật hiện đại, đã chứng minh được rằng nhân loại thật sự là nhỏ bé và tầm thường đến dường nào, trình độ phức tạp của vũ trụ lại vượt rất xa khả năng tưởng tượng của chúng ta. Lấy “quang phổ” làm ví dụ, “ánh sáng có thể thấy được” chỉ là một bộ phận rất rất rất nhỏ trong quang phổ, dùng tia hồng ngoại và tia tử ngoại để quan sát sự vật, sẽ phát hiện thế giới hoàn toàn khác.

Không kể là dùng công cụ cao siêu như thế nào để thăm dò thế giới vật chất này, thế giới nhìn thấy được cũng nhất định là “thế giới” bên trong công cụ. Công cụ có phát triển hơn cũng vẫn chỉ là “con mắt” thăm dò thế giới của nhân loại, “con mắt” dù có sắc bén hơn nữa cũng không nhất định là biểu hiện chân thật của thế giới. Khi những phát hiện của chúng ta càng lúc càng tiếp cận với điều chân thật, thì phát hiện một mặt “chân thật” của sự vật còn phức tạp và hoàn mỹ hơn so với nhận thức trước đó.

Vậy nên, năng lực nhận thức thế giới của chúng ta vẫn luôn mãi có tính cuộc hạn, và vĩnh viễn không thể nhận thức được chân tướng của sự vật một cách tuyệt đối, và chân tướng của sự vật luôn là càng phức tạp và huyền diệu hơn so với tưởng tượng của chúng ta.

Có người nói, trong phát hiện vĩ đại nhất của sinh vật học thế kỷ 18 đã phát hiện ra sự vô tri của nhân loại, kỳ thực mãi cho đến hôm nay, tình hình vẫn là như vậy. Sự thật chính là giống như ví von của một nhà khoa học: khoa học chính là giống như một cái vòng tròn, tri thức là chu vi của vòng tròn đó, những gì được bao vây ở bên trong vòng tròn là những vấn đề và những điều chúng ta chưa biết, tri thức của chúng ta càng nhiều, chu vi hình tròn chính là càng lớn, diện tích vây quanh càng lớn, vấn đề chưa biết của chúng ta chính là càng nhiều.

Vạn sự vạn vật trong giới tự nhiên với tính phức tạp, tràn trề sức sống, đa màu đa dạng, không thiếu cái lạ, chấn động lòng người, mà hết thảy mọi an bài đều là tinh tế, có trật tự, toàn diện vô cùng. Tại sao lại như vậy? Đây đã trở thành vấn đề mà chúng ta không thể tránh né. Giới tự nhiên thần kỳ đến vô cùng như vậy liệu một câu nói “tất cả quy luật, vận động trong giới tự nhiên đều là mù quáng cả” trong thuyết duy vật là có thể nói rõ được chăng?

Thế giới với sự phức tạp và hoàn mỹ cao độ này không thể là tùy cơ tự nhiên, từ không sinh có mà hình thành được, chỉ có thể là được Đấng Tạo Hóa có mục đích sáng tạo ra; Đấng Tạo Hóa này không phải là ngẫu nhiên, không phải là nhân loại, mà là sinh mệnh trí huệ cao cấp.

Trong vũ trụ mênh mông này, con người vô cùng nhỏ bé (P.2): Những gợi ý cho nhân loại - ảnh 7Đấng Tạo Hóa không phải là nhân loại, mà là sinh mệnh trí huệ cao cấp. (Ảnh: astrogems)

Khi chúng ta nhìn lại kinh điển trong tôn giáo, thì không khỏi cảm thán trước những bài giảng uyên thâm, huyền diệu và siêu thường của các bậc Giác Giả, Thần Phật trong lịch sử! Chúng ta phát hiện trong thời đại quá khứ của nhân loại, những người có thể có nhận thức chân thật và nói ra chân tướng của vũ trụ là các bậc Giác Giả, chứ không phải là tầng tầng lớp lớp con người, càng không phải là đạo văn, tránh né và giả thuyết vô trách nhiệm như duy vật luận, vô Thần luận.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây 2.500 năm trước đã từng nói với chúng đệ tử tu hành của Ngài rằng “trên trời có 10 vạn mặt trời”, “trong một giọt nước có 80 vạn con sâu”, “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”, v.v…… Miêu tả đối với vũ trụ rộng lớn và thế giới vi quan như vậy, không phải đã được giới khoa học hiện đại chứng thực rồi sao?

Nhận thức của con người chung quy vẫn là nhỏ bé và có hạn, từ xã hội nhân loại, cho đến hiện thực của vũ trụ tất nhiên là vĩ đại và vô hạn. Vậy nên, khi lý giải được sự hữu hạn và vô hạn của sự vật, chúng ta không thể bởi vì những điều hữu hạn nhìn thấy được mà phủ định những điều chưa biết vô hạn, chúng ta không thể bởi giới hạn của “chân lý tương đối” mà phủ định sự tồn tại của “chân lý tuyệt đối”. Vì vậy, chúng ta không thể một mực phủ nhận những gì mà khoa học còn chưa phát hiện và phát minh; càng không thể đi đố kỵ, bài xích, thù hận những tín ngưỡng kính sợ tự nhiên, tôn trọng lịch sử, trở về với bản tính thiện lương của nhân loại mà chúng ta vẫn còn chưa lý giải được đó.

Vậy nên, khoa học và chính tín vốn không có phát sinh mâu thuẫn, khoa học càng phát triển thì lại càng khiến con người càng lúc càng đến gần với chính tín. Ví như sự phát triển của “chân lý tương đối” càng tiếp cận với “chân lý tuyệt đối”; chính tín trong lịch sử của nhân loại, cũng chính là “giảng Pháp” của các Giác Giả, Thần Phật, tức là bờ bên kia của chân lý tuyệt đối.

Trong vũ trụ mênh mông này, con người vô cùng nhỏ bé (P.2): Những gợi ý cho nhân loại - ảnh 8Chỉ có tu luyện mới giúp con người khám phá vũ trụ bao la này. (Ảnh: Epoch Times)

Vậy nên, tu luyện chính tín, mới thật sự là bước trên con đường tiếp cận chân lý. Nhưng người tu luyện có tín ngưỡng, mới là một người có thăm dò khoa học tinh thần thật sự trên thế giới này. Họ chính là những nhà khoa học của thế giới tinh thần trong thế giới vật chất này.