Tg: Trí Minh (Hà Bắc)

Ông nội tôi tới chết cũng không hiểu: Tôi tự nuôi một con con dê nhỏ, tôi thịt để ăn, có gì sai ?” Sao đột nhiên lại thành phản đối “Đại Nhảy Vọt”? rồi còn lôi đến trước thôn dân phê phán. Cuối cùng vì đói, bệnh không khỏi, ông tôi hàm oan mà chết.

Cha tôi dưới lời cổ động của ĐCSTQ mà đưa ra ý kiến, cũng là ý kiến không giống ý kiến khác. Bí thư chi bộ nói: “Tôi là bí thư chi bộ, ông có ý kiến với tôi chính là có ý kiến với đảng! ” Vì đó mà bị quy là cánh hữu, cả nhà bị liên lụy, khốn khổ.
Tôi vì muốn khỏe mạnh tu luyện Pháp Luân Công, tín tưởng “Chân Thiện Nhẫn”, liền bị khai trừ quân tịch, đảng tịch, giáng tới tận chức thấp nhất là phục viên, phân xử cưỡng bức về quê. Pháp Luân Công đã cứu tôi, không cho tôi luyện chẳng phải muốn giết tôi sao?
Con tôi đủ điều kiện học trường quân đội, vì tôi mà liên lụy, bị hủy tư cách học trường quân đội, làm năm đó gần như không được học.

  1. Ông tôi cần cù tiết kiệm, trong nhà ăn của “Đại Nhảy Vọt” đói bệnh mà chết

Đó là những năm cổ xúy “Cờ đỏ ba mặt” (tức là chủ nghĩa xã hội kiến thiết lộ trình lớn, Đại Nhẩy Vọt, nhân dân công xã cờ đỏ ba mặt). Toàn thôn mấy trăm người tập hợp tại và ăn ở nhà ăn. Đồ dùng cá nhân, gia súc v..v những tài sản đó đều bị ĐCSTQ sung công. Không để gia đình làm ăn, phát hiện nhà ai có khói nấu ăn, liền lôi ra phê phán. Ăn ở nhà ăn không đủ, ông tôi tự nuôi một con dê con, không muốn sung công, rồi thịt để ăn. Cán bộ thôn quy ông tôi tội danh phản đối mọi người, phản đối “Đại Nhảy Vọt”, trong đại hội toàn thôn phê phán ông tôi. Ông tôi chịu khuất nhục quá lớn, sao dám gặp người dân trong thôn? Không còn thiên lý nữa, ông làm thế nào cũng không hiểu nổi: ” Tôi tự nuôi một con dê, tôi thịt ăn có gì sai?  Dẫn đến nhiều ngày đói rồi bệnh không dậy được.

Ông tôi chỉ ngực rồi nói với chị tôi:” cháu xem, chỗ này mọc nhọt lớn”. Đó là khí bệnh thoát ra ngoài thành như thế. Những năm người ta dùng xong chảo lớn nấu cho nhiều người ăn, ông tôi có bệnh không thể đến nhà ăn được, họ cũng không để cho mang đồ ăn về. Mẹ tôi đành lén vào nhà hoang trộm ít rau dại nấu cho ông ăn. Cán bộ thôn nếu phát hiện bếp nhà ai có khói liền đem nồi cùng rau quẳng cả ra đường.

Tới mùa đông năm 1959, hơi thở của ông tôi đã rất ngưng trệ. Vì kiếm cho ông một chút đồ ăn, mẹ tôi nghe nói có một quán ăn bán canh cay trên thị trấn cách nhà 3 dặm đường . Mẹ tôi lặng lẽ đem theo một bình thiếc nhỏ rồi đi ba dăm đường để mua một bát canh cay, đem canh về đến nhà thì canh đã đóng băng. Mẹ tôi đổ vào nồi rồi thêm chút nước, đun lên cho ông và em trai tôi uống.

Mùa đông năm 1959, ông tôi hàm oan mà chết, 73 tuổi. Mẹ tôi đem theo mấy đứa con, nhờ ông ngoại tôi làm quan tài cho ông. Trước sau mấy lần nhờ người tới huyện thành báo cha tôi biết, kêu cha tôi về xem ông nội thế nào. Vì cha tôi bị quy cánh hữu nên đi lại bị hạn chế, người ta không cho ông về. Ông tôi lúc sắp đi cũng không thấy được con mình, đã vậy họ càng không để cha tôi về chôn cất cho ông. Phong tục trong thôn mà con cái không về là không thể chôn mà chỉ có thể đợi cha tôi về mới làm. Lúc đợi cha tôi về, ông tôi đã liệm được mấy ngày. Nhìn lại ông rồi cha tôi hạ táng.

Ông tôi một đời cần cù tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng rồi mua được 24 mẫu đất, tuy không giàu có gì nhưng cũng có cái ăn cái uống. Vào lúc cải cách ruộng đất nhà tôi bị quy vào tầng lớp trung nông, 24 mẫu đất cùng một con bò toàn bộ bị cộng sản sung công hết. Phòng 3 gian lợp ngói cũng tính làm vật liệu cho thôn. Cũng trong năm 1958 bị ” thứ nhất bình xét thứ hai điều tra” của làn gió cộng sản vơ vét. Nếu như 24 mẫu đất của ông tôi cùng tài sản khác không bị cộng sản sung công, ông tôi có thể bị bênh, bị đói mà chết sao? 24 mẫu đất này nếu như vào ngày nay nó có giá trị bao nhiêu?

2, Cha tôi bị gán cho cánh hữu, cả nhà bị liên lụy bi thảm

Năm 1957 là một năm điên cuồng,  cả nước chống hữu khuynh, đánh cánh hữu. Cha tôi dạy ở trường trung học trên huyện. Trong trường chỉ thấy dán rất nhiều chữ lớn như thầy giáo đấu thầy giáo, học sinh đấu thầy giáo. Các cơ quan đơn vị đều có người bị đội một cái mũ cao có đeo tờ giấy đi lại trên đường. Trên giấy ghi” tôi là phần tử cánh hữu”.  Ở trường cứ thầy giáo nào xuất thân địa chủ, phú nông đều bị quy vào cánh hữu. Cha tôi xuất thân trung nông, sống thanh bạch, lúc đầu còn là đối tượng để dựa vào mà vận động trung nông. Nhưng viết khẩu hiệu lớn, đấu với người khác không tích cực.

Bí thư của trường nói: ” các ông đều cần đưa ý kiến. Các ông làm sao lại không đưa. Tôi cái gì cũng tốt, một chút sai sót cũng không có sao?” Mọi người vẫn không đưa ra ý kiến , ông ta liền châm chọc mọi người là phụ nữ chân nhỏ cưỡi lợn nái. Ông ta hướng đến cha tôi: ” Ông là đảng viên phát triển đối tượng, ông bắt đầu trước đi”. Cuối cùng cha tôi đưa ra một ý kiến: ” Ông có một lần nói hiệu trưởng lương cao nhưng không làm, người ta hiệu trưởng làm không ít đâu.” Vì câu nói này bí thư chi bộ đảng nói: ” Ông dám có ý kiến với tôi, tôi là bí thư chi bộ đảng, có ý kiến với tôi chính là có ý kiến với đảng.” Lại nói:” Ông không biết quá trình của ông thanh bạch”. Ý là quá trình thanh bạch của ông cũng là chỗ để chỉnh ông. Vì lẽ đó năm 1958 bị quy vào cánh hữu, quy chụp án oan. Bị xếp vào diện xử  lý, thu giữ vật chất, mỗi ngày chỉ phát 20 nguyên tiền phí sinh hoạt. Còn bị hạn chế hoạt động, không cho gặp mặt người thân.

Nếu chỉ thế này vẫn còn được lên lớp giảng dạy(Lúc đó đại bộ phận bị đánh thành cánh hữu thì không ai dạy). Cả nhà chúng tôi đều bị hệ lụy, tháng 6 năm 1959 bị cưỡng chế cả nhà từ huyện về nông thôn. Nhà tôi không còn đường để đi, ông ngoại tôi đánh xe bò đón gia đình con gái về nông thôn. Mẹ tôi trên đường đều khóc, chúng tôi cũng không biết cha tôi phạm phải tội gì. Sau khi về nông thôn, cán bộ thôn đối xử với chúng tôi là người cánh hữu, bị kỳ thị khắp nơi , cư xử hiểm ác với mẹ tôi.

Mẹ tôi một thân mang 4 đứa con, nhỏ nhất là em trai tôi mới hơn một tuổi, vì cũng cần phải làm việc. Trong nhà có mấy đứa trẻ mà không có người trông nênkhông tập trung làm việc được. Bà đành đem em tôi đưa đến đầu thôn phía tây, để bà cụ trông hộ. Một ngày chị tôi từ trường về nhà, nhìn trong nhà thấy không có người, liền đến nhà bà cụ  phía tây để xem. Còn xa mới tới nơi thì nhìn thấy chỗ lõm bên đường một đứa trẻ, đất cát khắp người. Trong lòng nghĩ đây là con cái nhà ai, không ai trông nom thế này? Nhìn kỹ lại một chút thì chính là em trai mình. Chị tôi tức tốc bế em về nhà.

Năm 1960 năm cuối của “Đại Nhảy Vọt”, lương thực thiếu thốn cực độ. Rau dại, lá hòe, lá du, lá hồng, vỏ cây hồng, đều ăn hết. Ông ngoại toàn thân phù thũng. Em trai em gái tôi đều đói khổ đến lòi xương. Tôi đói không đi được, tan học không về tới nhà, nằm ở bên đường cạnh sông ngủ. Mẹ tôi phải ra đem tôi về. Cha tôi mỗi tháng chỉ có 20 nguyên phí sinh hoạt,  ngày hè ông chỉ một cái áo dài, thẫm mồ hôi thì phơi nắng rồi mặc tiếp. Chỉ có một cái quần, trước sau đều vá. Mỗi tháng còn bớt lại mấy nguyên để nhà dùng. Mẹ tôi không tính được cách nào nửa đêm đi lấy lá khoai đỏ về nấu cho chúng tôi ăn. Đương thời mẹ tôi u sầu nói với chúng tôi: “Mỗi ngày như thế này mẹ chống đỡ không được 3 năm, muốn mẹ đói chết mà, chị em các con làm sao đây?” Cuộc sống như thế mà đi vào tuyệt cảnh.

Mẹ tôi nghe nói trên thôn có người tới phía nam đổi y phục lấy lương thực, liền cùng mấy người phụ nữ thương lượng đi đổi lương thực. Gom mấy cái quần áo trong nhà đi đổi, đi đến nửa đường, mẹ tôi đói đến hôn mê. Những người đi cùng giúp bà đưa đến một cổng nhà rồi cho uống chút nước. Khi mẹ tôi tỉnh lại họ lại đi tiếp. Qua mấy ngày mấy người phụ nữ đi đổi lương thực đã về mà không thấy mẹ tôi. Chúng tôi đều khẩn trương, việc gì đã xảy ra rồi? Chị tôi vừa khóc vừa men theo sông về phía nam tìm mẹ tôi, tìm cả ngày mà không thấy, đành về nhà. Lại qua 3,4 ngày nữa thì mẹ tôi vác hơn 2 cân lương thực cùng một ít củ mài đỏ về. Chúng tôi vui mừng: Có lương thực ăn rồi, không chết đói rồi. Theo mẹ tôi nói lại, bà tỉnh lại ở nhà người ta hết một ngày, người phụ nữ lớn tuổi nhà ấy còn cho uống một bát canh. Rồi sau đó bà đến vùng phụ cận đổi y phục lấy mấy cân gạo tẻ, tự mình đi tìm đá rồi giã được 2 cân gạo rồi mượn nồi nấu vài bát canh. Khi thể lực khôi phục liền đi về phía nam đổi lấy cao lương và củ mài đỏ rồi mang về nhà. Mẹ vì chúng tôi mà sống, mà trải qua nghìn vạn cay đắng.

3, Tôi vì chữa bệnh khỏe người nên tu luyện Pháp Luân Công, bị khai trừ hai lần, giáng chức giáng cấp

Vào năm 1988, bệnh viện khám tôi bị viêm gan B. Năm 1989 ở viện 302 Giải Phóng Quân Bắc Kinh nằm viện hơn nửa năm, vào tháng 2 năm 1990 bệnh viện chuẩn đoán bị xơ gan giai đoạn đầu, cuối cùng là viện 301 chuẩn đoán xơ gan và viêm gan.

Bị bệnh rồi không thể đi làm nữa, chỉ nghỉ chữa bệnh, lần nghỉ này cũng hơn 8 năm. Ngày ngày đều uống thuốc, thậm chí đến mức có thể không ăn uống nhưng thuốc không uống không được. Mỗi tháng đều đi viện xem bệnh lấy thuốc, gần như mỗi năm đều nằm viện, tiền tiêu càng lúc càng nhiều.

Bệnh lâu làm thân thể hư nhược, có lần nghĩ đến lên ban công hưởng khí trời, quay lại trong phòng phát hiện mũi không thông, nguyên do đến ban công không mang mũ. Viêm gan có tính truyền nhiễm nhất định nên với đồng nghiệp, hàng xóm càng không tiện. Không thể sang nhà hàng xóm, không động vào cái gì của nhà họ, cũng không ngồi đứng nói năng, hai tay thì cho vào trong túi. Trong nhà, vợ tôi lo lây nhiễm sang con, không để chạm vào cái gì , cũng không để tôi nấu nướng. Kết quả cách ly lâu ngày khiến tính cách của tôi biến thành phiền muộn lặng lẽ, có ngày cũng chỉ nói được mấy câu.

“Người ta bận vì thăng quan, tôi bận vì bệnh tật” đó là câu nói tôi tự trào với bạn bè. Sự nghiệp gì đây, tiền đồ gì đây. Cũng từng là tốt nghiệp đại học hàng đầu, có tài năng, nhưng giờ thân thể không ổn thì có thể làm gì đây? Đơn giản là một phế nhân! Lâu ngày bệnh tật đối với gia đình là gánh nặng, đối với đơn vị là gói quần áo, đối với xã hội là một cái bướu, sống còn có ý vị gì? Tinh thần của tôi sụp đổ, ý nghĩ việc sinh sống đều không có.

Điều kiện chữa trị cũng rất tốt: thuốc thang đều trả trực tiếp, nằm ở bệnh viện cũng lớn, khi khám thì tìm bác sỹ chuyên gia về bệnh gan. Tiền tiêu đến vạn nguyên tiền nhưng sao mà càng chữa càng nặng? Việc này khiến tôi không cam tâm, thời kỳ hoàng kim của đời người không thể trôi qua như thế này. Tôi phải chiến đấu với bệnh tật! bản năng cầu sinh đã thúc đẩy tôi đi 4 phương tìm lương y và còn nghiên cứu rất nhiều sách vở y học, để rồi tôi thành “chuyên gia bệnh gan” nghiệp dư, vì trị bệnh còn đi luyện khí công, trước sau tôi đã luyện qua 4 loại công pháp.

Ngày 4 tháng 10 năm 1996 là ngày tôi vĩnh viễn khó quên, đây là ngày tôi bắt đầu luyện Pháp Luân Công. Luyện Pháp Luân Công không lâu, toàn thân nhẹ nhàng, ăn uống rất tốt, ngủ tốt, sức lực dồi dào. Hồi trước leo bậc thang nhà lầu là thở hổn hển còn hiện tại lên lầu mặt không đổi sắc thở cũng bình thường. Trước kia ra ban công hít thở bị tịt mũi, bây giờ đi tầu điện ra ngoài trời đông phơi dưới trăng cũng không cần đội mũ. Đây thực là chữa bệnh rồi, ngoài ra không mất một đồng tiền học.

Từ năm 1997 tới bây giờ tôi không uống qua một viên thuốc, không đi khám bệnh tới một lần, giảm hẳn một con số lớn cho chi phí thuốc thang. Trên thế giới có mấy người có thể làm liên tục 17 năm không uống một viên thuốc, không khám bệnh một lần? Không chỉ bệnh gan khỏi mà những bệnh khác như suy nhược thần kinh, viêm đầu gối, tiêu hóa không tốt, viêm cổ họng mà không biết lúc nào đã biến mất. Tôi trước có đeo kính lão, bây giờ không đeo cũng có thể nhìn rõ chữ nhỏ. Trên thế giới có y thuật hiện đại nào không tiêu một đồng tiền mà có thể trị bệnh lão hóa mắt? Đồng nghiệp nhìn thấy nói:” Chà! sắc mặt sáng hồng, tinh thần khá lắm!” Vợ tôi cảm khái nói: ” Em đã nghĩ mình góa phụ, không ngờ anh sống tới bây giờ!”

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, tập đoàn họ Giang phát động bức hại tàn khốc người tu luyện Pháp Luân Công. Một chính đảng mà lợi dụng toàn bộ sức mạnh quốc gia, chỉ để cưỡng bách nhóm dân chúng lương thiện từ bỏ niềm tin vào ” Chân Thiện Nhẫn” thì đúng là cực kỳ hoang đường. Pháp Luân Công đã cứu sinh mạng tôi, bây giờ không cho tôi luyện, không phải là muốn giết tôi sao? Tôi không buông bỏ niềm tin vào ” Chân Thiện Nhẫn” thì tịch thu nhà, bắt trói. Trong phòng giam tuyên bố quyết định phân xử với tôi: Khai trừ đảng tịch, quân tịch; giáng chức xuống cấp thấp nhất; phục viên, khiến phải bỏ quê hương.

4, Con tôi phù hợp điều kiện học trường quân sự, vì liên lụy, bị hủy bỏ tư cách học trường quân sự

Tôi làm ở trường quân sự, trong nội bộ trường có một quy định: cứ là con của cán bộ công chức trong trường, chỉ cần phù hợp điều kiện của trường, thì không bị hạn chế bởi chiêu sinh, và đều có thể đi học. Nhiều năm qua đều làm như vậy. Con tôi điểm thi tuyển, thể lực đều phù hợp với điều kiện của trường. Người chủ quản phụ trách chính sách chiêu sinh lấy cớ tôi luyện Pháp Luân Công mà không thừa nhận, nhiều lần tôi nói rõ tình huống với họ mà không được. Sau khi tuyển chọn kết thúc, con tôi còn không được trường nào nhận. Cuối cùng một trường địa phương nhận bổ sung, làm năm đó suýt chút nữa mà không được học.

Nguồn: xinsheng.net