“Tha thứ” có nghĩa là chịu đựng những sai trái của người khác, mà chỉ có những người có tâm trí sâu rộng mới làm được. Một người có tâm trí sâu rộng có thể hiểu những khó khăn của người khác và tha thứ những lỗi lầm của họ. Ví dụ như, nếu chúng ta làm điều gì sai trái, chắc chắn là chúng ta sẽ ân hận và hy vọng rằng người khác sẽ tha thứ cho chúng ta, để chúng ta có cơ hội sửa chữa lại và không bao giờ lầm lỗi như thế nữa. Nếu đặt chúng ta trong vị trí của những người khác, thì có ai không muốn được điều đó không? Nếu chúng ta có thể hiểu cảm nghĩ của người khác muốn được tha thứ, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa và giá trị của “tha thứ”. Một người có tâm trí sâu rộng không những hiểu được tâm ý người khác, mà còn cho họ cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của họ.
Một lần, một bé gái đến nhà bạn cô ta để chơi. Cô ta lỡ làm bể cái bình mà mẹ của bạn cô ta rất quý. Cô ta sợ hãi và ân hận rất nhiều, vì cô ta biết rằng cái bình này là vật hồi môn của bà ngoại bạn cô ta để lại cho mẹ bạn. Cô ta vừa nói vừa khóc với mẹ của bạn cô ta “Cháu xin lỗi!”
Mẹ của bạn cô ta nói “Không sao đâu, không sao đâu. Đừng buồn, đừng buồn nữa”. Bé gái hỏi “Nhưng, đây là của hồi môn mà mẹ Bác để lại cho Bác phải không?” Mẹ của bạn cô ta trả lời “Cái bình đã bị vỡ, mặc dầu bác quý nó vô cùng, mẹ của Bác vẫn còn trong tâm Bác mãi mãi. Cái bình chỉ là vật kỷ niệm và nó có bị bể cũng không ảnh hưởng gì đến những kỷ niệm với mẹ của bác”.
Bé gái đó rất biết ơn về sự tha thứ mà bé có được. Từ câu chuyện này, bé gái học được, khi có việc xảy ra, một người không thể chỉ hiểu sự việc trên bề mặt, nhưng luôn luôn nhìn sự việc với tấm lòng và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó. Từ đó, bé gái học được cái tính đối xử với người khác bằng sự nhẫn nhục, chịu đựng.
Một triết gia người Pháp nói “Sự khích lệ đóng góp từ 80 đến 90 phần trăm trong giáo dục. Giáo dục không phải chỉ là cho ăn, ngược lại nó nên được xem là sự kích thích, nuôi dưỡng trí huệ”.
Câu chuyện dạy cho chúng ta rằng tha thứ đến từ những thiện ý. Những thiện ý sẽ mang lại một thế giới của Chân, Thiện, Nhẫn.