Có những ân oán từ trong tiền kiếp với những nguyên nhân rất sâu xa, trong trong một đời người ta không thể trả hết được, vậy thì lại chuyển sinh, kết duyên thêm lần nữa.

ngoại tình, luân hồi, Bài chọn lọc,
“Ngoại tình” đã trở thành vấn nạn của xã hội ngày nay, hậu quả mà nó gây ra nhiều không kể xiết. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện luân hồi: Nguyên do người ta trầm luân trong “ngoại tình”

Chuyện “ngoại tình” trong thời đại ham muốn hưởng thụ vật chất ngày nay, có thể nói là không phải chuyện gì mới lạ. Nhưng, con người ở trong mê, nên không biết rằng nguyên nhân sâu xa của nó là vì nhân quả luân hồi. Lại cũng không biết rằng, vẫn còn có lối thoát cho mối nhân duyên nhằng nhịt này!

Dưới đây là một câu chuyện được tác giả kể lại, hy vọng sẽ phần nào giúp con người hiện đại ngày nay tỉnh ngộ:

Tôi có một anh bạn thân, đúng là trầm luân trong cảnh “ngoại tình” đã gần 20 năm nay, con gái riêng của anh nay cũng đã đến tuổi thành niên rồi. Trong gần 20 năm nay, anh đã trải qua rất nhiều đau khổ và dằn vặt, cũng đã khiến cho cô con gái riêng phải chịu nhiều tủi thân thiệt thòi so với chúng bạn cùng trang lứa. Tuy về sau anh lại hòa thuận với người vợ chính thức, nhưng đối với “người tình bên ngoài” thì vẫn là dạng tâm thái “bỏ thì thương, vương thì tội”. Như vậy, khiến cho tình trạng kinh tế của anh ngày càng sa sút, mấy người họ vẫn luôn phải sống trong cảnh đau khổ như trước.

Nhiều lúc, người bạn này đau khổ tâm sự cùng tôi. Tôi khuyên anh: “Đừng cứ mãi tự trách mình và đau khổ nữa. Chuyện đã qua thì hãy cứ để cho nó qua đi, sai lầm trong quá khứ, bây giờ anh hãy cố gắng quy chính lại. Nếu như anh đã lựa chọn chung sống với chị dâu, vậy thì tình cảm không nên có bất cứ vương vấn gì với cô nhân tình kia nữa. Con cái thì mỗi tháng anh hãy chu cấp phí nuôi dưỡng là được rồi. Tuyệt đối đừng dây dưa gì vơi cô ấy nữa. Nếu không tương lai của anh sẽ rất trắc trở đấy!

Xưa có câu chuyện ‘Địch Nhân Kiệt không ham sắc thi đậu trạng nguyên’. Anh nếu như muốn kiếm được nhiều tiền, vậy thì cần phải bước đi ngay chính trên vấn đề về ‘sắc’, có như vậy anh mới có thể kiếm được số tiền mà anh đáng được có. Những ví dụ không sửa chữa sai lầm về ‘sắc’ mà bị tán gia bại sản thật sự là rất nhiều rồi. Những tham quan đó bị nhân tình tố cáo, là những ví dụ rõ ràng nhất”.

Sau đó tôi nói thẳng rằng: “Xưa nay, vợ chồng đều là nhân duyên tiền định, đều là giữa hai bên có ân oán to lớn gì đó cần phải được giải quyết, vậy nên đời này mới có thể được ở bên nhau. Tại sao một số ‘nhân tình’ đều là gặp nhau sau khi người đàn ông đã kết hôn chứ? Tuy trên bề mặt từ dung nhan, học vấn cho đến hoàn cảnh gia đình, v.v… nhìn vào thì đều tốt hơn rất nhiều so với người vợ hiện có. Nhưng chúng ta liệu có từng nghĩ qua rằng: Tại sao lại không quen nhau trước lúc kết hôn? Điều này đã nói rõ rằng người này là thuộc về loại ‘có duyên không có phận’”.

Vậy là rất tự nhiên tôi liền kể cho anh ấy nghe về trải nghiệm duyên phận đời trước giữa anh, vợ anh và cô nhân tình này mà tôi thấy được thông qua công năng túc mệnh thông:

Câu chuyện xảy ra vào thời nhà Đường, người anh này đời ấy là một văn nhân cũng có thể nói là có chút danh tiếng. Một ngày nọ, trong một gặp gỡ với một vị Tiết độ sứ tuổi gần lục tuần, hai người trò chuyện vô cùng ăn ý. Vị Tiết độ sứ rất tán thưởng tài hoa của chàng văn nhân này.

Mấy ngày sau vị Tiết độ sứ mời chàng đến nhà mình làm khách, thuận tiện cũng giới thiệu chàng với người nhà của mình.

Trong bữa tiệc, vị Tiết độ sứ bảo cô con gái lớn của mình ra mời rượu. Lúc đó lại đúng vào lúc giữa thu, trăng sáng vằng vặc treo nơi chân trời, một hồ hoa sen đang nở rộ, phong cảnh quả thực hữu tình. Khi cô con gái lớn của Tiết độ sứ đến bên cạnh chàng văn nhân mời rượu, nhìn thấy ánh sáng bên ngoài chiếu rọi xuống mặt đất, chàng thuận miệng ngâm rằng:

Nguyệt ảnh thanh huy phàm gian lạc

Mỹ tửu giai nhân phiêu hương qua

Liên khai mãn trì hiển a na

Bộ lý nhân gian tiêu sái quá!

Tạm dịch:

Ánh trắng trong veo xuống phàm trần

Mỹ tửu giai nhân hương thoảng qua

Sen nở đầy hồ vẻ thướt tha

Tự nhiên đi lại chốn nhân gian!

Ngâm xong, mọi người dự yến đều nghe tựa như mê như say, một hồi lâu vẫn chưa tỉnh thần lại. Mọi người đều lặng lẽ làm bạn với ánh trăng sáng kia, với hoa sen thướt tha, còn có rượu ngon và giai nhân, đắm chìm trong đó, không muốn tỉnh lại.

Một lát sau, bầu không khí trầm tĩnh này đã bị người tiểu thiếp của Tiết độ sứ phá tan. Vốn dĩ người tiểu thiếp này có việc bận nên đã đến buổi yến tiệc muộn. Khi nàng ta đến, nhìn thấy mọi người đều không nói năng gì, đều đang ngẩn người nhìn ra bên ngoài, không biết là chuyện gì, thế là lớn tiếng nói rằng: “Mọi người có phải đã trúng tà hết cả rồi không, sao lại không nói năng gì cả vậy?”. Tuy là câu nói nửa đùa nửa thật, nhưng trong hoàn cảnh này, nói lời như vậy quả thật không thích hợp chút nào.

Những người có mặt trong yến tiệc ngoài mặt tuy không nói gì, nhưng trong lòng lại rất không vui. Sau buổi đó, Tiết độ sứ hỏi con gái lớn của mình ấn tượng đối với vị văn nhân này như thế nào? Cô gái mặt đỏ ửng lên dường như rất hạnh phúc, ấp úng trở về phòng của mình. Thấy vậy, Tiết độ sứ lòng đã hiểu ý của con gái mình.

Vậy là Tiết độ sứ cử người đi tìm chàng văn nhân này thương lượng. Lúc đó, người thiếp của Tiết độ sứ cũng đã biết được buổi tối hôm đó vì một câu nói thất lễ của mình mà khiến cho mọi người mất vui, nên đã đích thân đến nhà chàng văn nhân kia xin lỗi. Lần này khi nàng ta tiếp xúc với vị văn nhân này, cũng đã dấy động tâm tư. Nàng cảm thấy làm thiếp của Tiết độ sứ không hạnh phúc bằng cùng với chàng văn nhân này bỏ trốn. Khi nàng bày tỏ ý nghĩ này, chàng văn nhân này cảm thấy vô cùng khó xử.

ngoại tình, luân hồi, Bài chọn lọc,
Trong câu chuyện tiền kiếp, người thiếp của Tiết độ sứ không ngừng dụ dỗ chàng văn nhân bỏ trốn. (Ảnh minh họa)

Một mặt, chuyện hôn sự với con gái Tiết độ sứ không dễ từ chối, mặt khác người thiếp của Tiết độ sứ này trông cũng rất mực xinh đẹp. Chàng trai nghĩ, dù là cự tuyệt lời đề nghị kết thông gia của Tiết độ sứ hay là gian thông cùng người thiếp của ông ấy, đều là bất lợi đối với mình, Tiết độ sứ đều sẽ không cam tâm bỏ qua. Nhưng nếu như cưới con gái của Tiết độ sứ, thế thì người thiếp của ông ta cũng sẽ không chừa lại thể diện cho mình. Huống hồ chàng lại biết người thiếp này vốn nổi tiếng đanh đá chua ngoa. Trong tâm của chàng rối bời, khó xử trong một thời gian dài, không thể tự vực lên được.

Về sau vừa khéo, một văn nhân khác đã mời chàng cùng đi du sơn ngoạn thủy. Chàng nói với Tiết độ sứ rằng mình muốn du ngoạn ba năm ở bên ngoài. Tiết độ sứ cảm thấy như vậy đối với chàng cũng là một trải nghiệm học hỏi, vậy là đã đồng ý.

Kết quả ba năm ở bên ngoài này, con gái của Tiết độ sứ vì vô cùng nhớ nhung chàng mà mắc bệnh nặng. Chàng văn nhân sau khi biết được tin này thì rất cảm động. Vậy là chàng quyết định trở về hỏi cưới cô con gái lớn của Tiết độ sứ.

Ngày hôn sự, trước khi lên kiệu hoa, người thiếp của Tiết độ sứ đã ngấm ngầm sai người bắt cóc cô con gái lớn của Tiết độ sứ, rồi bỏ mặc cô trong rừng sâu. Còn nàng ta khoác lên y phục của tân nương, bước lên kiệu hoa về nhà của văn nhân. Bởi vì chàng văn nhân hôm đó đã uống đến say bí tỉ, không hề biết chuyện tân nương đã bị đánh tráo. Tỉnh lại sau đêm động phòng hoa chúc, chàng mới phát hiện tân nương đã bị đánh tráo nên vô cùng tức giận.

Người thiếp của Tiết độ sứ khéo ăn khéo nói, nước mắt nước mũi lưng tròng nói rằng, bản thân nàng ta ngưỡng mộ chàng như thế nào, tình nguyện từ bỏ cuộc sống vinh hoa, mong rằng chàng có thể hiểu được một tấm chân tình của nàng. Ngoài ra còn nói rằng: “Con gái lớn của Tiết độ sứ bây giờ ở trong rừng sâu không biết sống chết thế nào, người hiểu sự tình thì biết là thiếp chủ động đi theo chàng, còn người không hiểu sẽ cảm thấy là chàng đã dụ dỗ thiếp… Chúng ta cần phải mau chóng rời khỏi nơi này, nếu không cả hai đều sẽ chết không có đất chôn”.

Chàng văn nhân lúc đầu vô cùng tức giận, về sau nghĩ lại thấy cũng có lý, thế là dẫn theo nàng ta chạy trốn đến một nơi thật xa.

Lại nói về vị Tiết độ sứ, vốn dĩ vô cùng cao hứng đưa tiễn con gái xuất giá, về sau hay tin con gái đã chết trong rừng sâu, người thiếp lại bỏ trốn cùng chàng văn nhân, ông vô cùng tức giận và đau lòng. Bởi vì người mà ông thương yêu nhất chính là cô con gái lớn và người thiếp này. “Tất cả đều là họa do tài văn chương gây nên!”, ông đau đớn hét lên. Thế là dán cáo thị khắp nơi, treo thưởng cho ai bắt được văn nhân và người thiếp của ông.

Còn chàng văn nhân kia, lúc đó bất đắc dĩ đành phải dẫn theo người thiếp của Tiết độ sứ bỏ trốn, chuyện này đã khiến chàng rất đau khổ, cảm thấy bản thân mình có lỗi với Tiết độ sứ và con gái lớn của ông. Lại bởi người thiếp của Tiết độ sứ là một người đàn bà vô cùng điêu ngoa và hoang phí, mà chàng thì vốn dĩ bần hàn, cho nên chỉ sau một thời gian, người thiếp không thể chịu đựng thêm được nữa.

Hơn nữa khắp nơi đều đang truy bắt họ, không có cách nào khác đành phải trốn trong sơn thôn và những nơi ít người lui đến. Như vậy khiến cho tài hoa của chàng cũng dần dần bị mai một đến mức gần như không còn, mấy năm sau chàng mắc phải bệnh phong hàn mà chết. Sau khi chàng chết không lâu, người thiếp của Tiết độ sứ cũng chết theo.

Khi hồn phách của hai người họ đến âm phủ, phát hiện hồn phách con gái lớn của Tiết độ sứ vẫn còn ở đó, vẫn chưa luân hồi chuyển sinh, thì họ cảm thấy có chút hổ thẹn.

Một ngày kia, Diêm Vương ngồi trên đại điện, gọi phán quan đến, chuẩn bị đưa hồn phách của ba người họ đi đầu thai chuyển thế. Diêm Vương hỏi: “Các ngươi còn có nguyện vọng gì chưa hoàn thành?”.

Hồn phách con gái lớn của Tiết độ sứ nói: “Bởi vì đời trước chưa được làm vợ của chàng, mong sao đời sau có thể hoàn thành tâm nguyện này”.

Hồn phách của văn nhân cũng cảm thấy bản thân đã mắc nợ nàng ấy, nên đã đồng ý.

Ngờ đâu người thiếp của Tiết độ sứ tuy trong tâm có chút day dứt, nhưng vẫn nói: “Tuy tôi lúc còn sống đã làm chuyện có lỗi với Tiết độ sứ và cô con gái lớn của ông ấy, nhưng tình cảm tôi đối với chàng ấy là thật lòng!”

Diêm Vương nghe xong, cảm thấy tương lai giữa mấy người này vẫn là có dây dưa về mặt tình cảm, bèn nói: “Năm đó, Tiết độ sứ đã từng nói, ‘tất cả đều là họa do tài văn chương gây nên’. Vậy tương lai nhà ngươi đừng có làm văn nhân nữa, mà hãy làm thương nhân. Làm một thương nhân căn cứ vào lòng chung thủy trong tình cảm của ngươi mà quyết định nhà ngươi có tiền hay không, và một đời sống có bình thản hay không”.

Văn nhân khấu đầu, nói rằng: “Vậy ý của Ngài chính là tương lai nếu như khi tôi gặp được hai người họ, sẽ có vương vấn về mặt tình cảm, nhưng yêu cầu tôi nhất định phải chuyên nhất, nếu không sự nghiệp và nhân sinh đều sẽ có nhiều chỗ không thuận lợi, phải không?”.

Diêm Vương mỉm cười, vẫy tay một cái liền tiễn họ lần lượt đi chuyển sinh.

Lúc này, phán quan có vài chỗ không hiểu, hỏi rằng: “Cớ sao ngài vẫn còn để họ sau này gặp nhau, lại còn phải xuất hiện vướng mắc trong chuyện tình cảm? Như vậy không phải là tăng thêm độ khó cho nhân sinh của họ hay sao?”.

Diêm Vương mỉm cười: “Nhà ngươi có chỗ không hiểu, mấy người họ vốn đều có nguồn gốc rất sâu xa, ân oán mà họ đã kết hạ nơi thế gian con người, nguyên một đời vốn không thể nào hóa giải hết được, vậy nên đời sau vẫn cần phải tiếp tục, đây chính phép tắc của nhân quả luân hồi! Họ lựa chọn thế nào là chuyện của bản thân họ, lựa chọn đúng rồi, vậy thì sẽ có quả báo tốt, lựa chọn sai rồi, vậy thì sẽ có ác báo. Đây cũng là một lối thoát cho người ta!”.

Phán quan nghe xong những lời này, gật gật đầu như đã hiểu ra điều gì đó.

Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua khe cửa, đến đời nay, cũng chính đã xuất hiện chuyện dây dưa tình cảm mà người anh trai đó đã vướng mắc gần 20 năm nay.

Từ câu chuyện trên đây có thể khiến chúng ta hiểu được rằng: Tuy nhân duyên là điều đã được định trước, nhưng đời này chúng ta vẫn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Chẳng qua chỉ là “nhân” lúc này sẽ gieo trồng “quả” của tương lai, “quả” này là tốt hay là xấu, đó chính là xem “nhân” chúng ta trồng như thế nào.

Vị văn nhân trong bài viết này chính là người anh trai đó; cô con gái lớn của Tiết độ sứ chính là vợ của anh ấy, còn người thiếp của Tiết độ sứ đó chính là cô nhân tình kia.

Tiểu Thiện, dịch từ qi-gong.me
Theo tinhhoa.net

>> Bên đời lưu lạc