Một cô gái khoảng 27-28 tuổi, tai nghe lúc được lúc không. Đi bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói là không có bệnh, nhưng thính giác cô vẫn nghe không rõ,  cô phân vân chẳng biết tại sao?

tiep-den-cuoc-song-cua-ban

Một lần cơ duyên cô gái đã gặp được một đại Sư phụ trụ trì:
Sư phụ hỏi:
– Cô làm việc liên quan đến gì mà trong lỗ tai … đầy tiền lẻ như thế kia?
Cô nhất thời ngơ ngác hoang mang, không hồi đáp được.
Tôi thay sư phụ giải thích cho cô hiểu:
– Những đồng lẻ này vốn không thuộc của cô, nhưng do cô ham chút lợi đã lấy tiền này tiêu xài riêng. Lỗ tai cô vì vậy mà sinh bệnh, chứ chẳng phải trong lỗ tai có đầy tiền! Cô hãy kiểm xem, thực có chuyện này chăng?
Cô lập tức hồi đáp mình là viên thu ngân tại trạm bán xăng, mỗi ngày tính sổ thường có nhiều tiền lẻ, cũng chỉ độ một vài đồng, khi bán xăng và do đôi lúc cố ý không thối lại tiền lẽ cho khách. Cô hàng ngày tới công sở thường đi, về bằng xe buýt, thấy tiện nên đã lấy mấy đồng lẻ này trả tiền xe. Cô cho rằng đây không phải là tham ô.
Tôi nói:
– Đây không phải là tham ô, nhưng là tham tâm, đúng không?
Cô có vẻ ngượng, lúng túng gật gật đầu.
Sư phụ hỏi:
– Từ rày con còn tham những món tiền lẻ này nữa không?
Cô nói “Không” với vẻ dứt khoát.
– Thế thì tốt!
Sư phụ vừa dứt lời, cô lộ vẻ kinh ngạc kêu lên:
– Tai con giờ đã nghe rất rõ ạ!
Sư phụ mỉm cười bảo:
– Trong tai con bây giờ ta nhìn không thấy có tiền lẻ nữa, nhưng thấy vẫn còn “thịt dăm bông, trái cây, nước giải khát”… đây là thế nào vậy?
Cô tròn mắt kinh ngạc, hét lên:
– Ôi mẹ ơi, Ngài làm sao mà… cái gì cũng nhìn thấu hết vậy?! Thỉnh thoảng lúc tính tiền, khách hàng có đưa tiền nhưng dư lại mấy đồng lẻ không thối lại, chúng con thường lấy đó mua thịt dăm bông, trái cây, nước uống..v.v… cho bữa dùng trưa, đây cũng tính là tội ư?
– Con là thu ngân, vốn không thể tính sai mà. Tiền thuộc công quỹ thì không nên dùng riêng, con đâu có quyền tự tiện làm như thế?
Cô gật đầu lia lịa:
– Ngài nói đúng. Từ nay về sau con chẳng dám vậy nữa.
– Đã nói thì phải giữ lời đấy!
Cô hân hoan đứng dậy thưa:
– Sư phụ, tai con hoàn toàn thông suốt rồi, là ngài “Phát công lực” cho con đấy ư?
Tôi đáp thay sư phụ:
– Đó là các lỗi nhỏ nhặc thường ngày của cuộc sống nên đây là kết quả của uy lực sám hối, phát thệ vượt qua cám dỗ vật chất, quyết tâm không phạm lỗi nữa!
Cô rất mừng, chuyển sang thắc mắc khác:
– Đôi mắt con mấy năm nay hay có cảm giác xốn, mờ. Vạch ra xem, thấy không có gì, nhưng mí mắt luôn bị đỏ, có phải bị báo ứng do liên quan đến lỗi sai trái nào nữa chăng?
Sư phụ đáp không cần suy nghĩ:
– Con biết tự giác phản tỉnh như vậy là tốt! Nơi mí mắt con ta thấy có nhiều bột giặt!
Cô la lên:
– Ô! Con biết rồi! Chúng con làm ở tiệm xăng, phải dùng xà phòng để tẩy rửa các vết dơ, cho nên hằng ngày công tác, thường dùng bột giặt rửa tay. Do ở tiệm công việc không bận lắm nên bọn con gái chúng con lúc rảnh thường tranh thủ giặt y phục mình, sau đó còn đem quần áo, các vật dụng ở nhà đến tiệm, dùng xà bông này giặt giũ luôn, vừa tiết kiệm được thời gian làm việc nhà, vừa tiết kiệm bột giặt và nước .
– Các cô làm vậy là tham, vì đã trưng dụng lấn chiếm tài sản quốc gia lẫn thời gian công tác, như vậy là phạm lỗi, vì đã lấy những “ của công” không nên lấy, đúng không?
Cô gật đầu:
– Thuở giờ con chưa từng nghĩ làm vậy là phạm tội. Thế chẳng phải con đã thành người xấu rồi sao?
– Cô nói mà nước mắt lưng tròng.
Tôi không nhịn được chen vào:
– Hồi tôi chưa biết Phật Pháp thì cũng hành xử giống y như cô vậy. Trong “ Kinh Địa Tạng” có nói: “Chúng sinh ở cõi này khởi tâm động niệm không gì mà không tạo nghiệp, không gì mà không tạo tội”. Bởi kẻ sống trong cõi dục này dù nhiều hay ít đều có tập tính tham, sân, si. Như cô bị bệnh, nguyên nhân là do tâm tham, không hiểu pháp, không rõ lý. đây cũng là lỗi nhỏ chưa gây ra tác hại lớn, một khi cô biết ăn năn sám hối thì bệnh sẽ tiêu thôi.
Sư phụ từ bi bổ sung thêm:
– Từ này con phải nghiên cứu xem thêm sách về nhân quả báo ứng cho nhiều để tăng trưởng trí huệ và hiểu ra chân lý trời đất. Về công tác cần phải làm nhiều việc phụng hiến và việc thiện lành, hầu cứu chuộc lại lỗi tham chiếm tài vật của cơ quan.
Lúc ra về, cô cảm thấy đôi mắt đã tốt hơn rất nhiều nên trong lòng tràn đầy niềm tin và tôn kính đối với Phật Pháp.

(Trích từ quyển Báo ứng hiện đời)