Nguyên nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Người ta thường nói tới nguyên nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công như:
– Một là chính quyền ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng các cuộc đàn áp dân chúng Trung Quốc. Đó là một phần trong phương thức duy trì quyền lực, thông qua việc tạo ra bầu không khí khủng bố và sợ hãi của công chúng đối với ĐCSTQ. Do vậy Pháp Luân Công cũng chỉ là một trong rất nhiều nhóm người tại Trung Quốc bị ĐCSTQ bức hại.
– Hai là yếu tố cá nhân Giang Trạch Dân, với quyền lực tuyệt đối dẫn đến tâm lý tật đố nặng nề. Người sáng lập Pháp Luân Công với tư cách là một người dân bình thường, nhưng lại có hàng trăm triệu học viên kính trọng, trong đó có nhiều đảng viên, lãnh đạo… Thực ra lúc đó không có vị lãnh đạo nào trong thường trực bộ chính trị ĐCSTQ ủng hộ đàn áp Pháp Luân Công, nhưng tâm lý tật đố và hoang tưởng về quyền lực tuyệt đối, Giang Trạch Dân cuối cùng đã cưỡng chế ra lệnh đàn áp.
Còn một nguyên nhân có tính quyết định của cuộc đàn áp, xuất phát từ thói quen của ĐCSTQ và đặc điểm tu luyện của Pháp Luân Công.
ĐCSTQ chi phối và băng hoại tất cả các nhóm tín ngưỡng tại Trung Quốc
Tất cả các nhóm người tại Trung Quốc đều bị kiểm soát bởi ĐCSTQ. Từ doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội, nghề nghiệp… đặc biệt là các nhóm người có tín ngưỡng.
Ngay từ khi cướp được chính quyền, ĐCSTQ đã đặc biệt chú tâm tới các nhóm tín ngưỡng. Tất cả các tổ chức tôn giáo đã bị đàn áp, phá huỷ để thành lập các tổ chức tôn giáo dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ.
Với Phật giáo Trung Quốc, ĐCSTQ sau khi phá huỷ phần lớn chùa chiền và đàn áp tăng ni, giờ đây hàng loạt các chùa được xây dựng mới. Nhưng thay vì là nơi tu hành thoát tục, chùa tại Trung Quốc ngày nay đã trở thành nơi cầu cúng và du lịch. Hệ thống chức sắc và các hoạt động của Giáo hội Phật giáo, đều phải dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ để phục vụ mục tiêu chính trị. ĐCSTQ chi phối các chức sắc lấy danh nghĩa tôn giáo để tung hô các đường lối, quan điểm chính trị. Khi cần sẽ dùng để tấn công bất cứ cá nhân hay nhóm người nào mà ĐCSTQ muốn.
Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng vẫn đang bị bức hại nghiêm trọng vì không chịu chi phối bởi ĐCSTQ
Sau Đại hội 19 của ĐCSTQ, Phó hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc – Hòa thượng Ấn Thuận tuyên bố “báo cáo Đại hội 19 là Phật kinh đương đại, tôi đã chép tay 3 lần, và còn đang chuẩn bị tiếp tục chép thêm 10 lần”. Ban Thiền Lạt Ma do ĐCSTQ tự phong, khi được “bầu” làm phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, hứa sẽ “thiết kế phát triển Phật giáo Tây Tạng tương thích với chủ nghĩa xã hội”
Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhiều chức sắc tôn giáo cũng thường đưa ra các tuyên bố phỉ báng và giải thích cho chính sách đàn áp của ĐCSTQ.
Tất nhiên với sự kiểm soát như vậy, tôn giáo Trung Quốc dễ dàng bị tha hoá. Các sự vụ biến dị trong tôn giáo phổ biến đến mức người ta không còn thấy là điều bất thường.
Năm 2018, đương kim hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc Thích Học Thành bị tố cáo xâm hại tình dục và bị bãi chức. Những hoà thượng như Thích Vĩnh Tín – trụ trì chùa Thiếu Lâm được công chúng gọi là CEO – Tổng giám đốc vì đã biến hoạt động của ngôi chùa nổi tiếng này các hoạt động kinh doanh đầy tai tiếng…Những hoà thượng này cũng thường lấy danh nghĩa Phật giáo, để đưa ra các phỉ báng Pháp Luân Công, nhằm biện hộ cho việc đàn áp dã man của ĐCSTQ.
Phương pháp tu luyện Phật Thích Ca để lại là rất nghiêm ngặt, những người tu luyện dưới sự chi phối của ĐCSTQ đã phá hoại phương pháp của Phật từ bên trong.
Tu luyện Pháp Luân Công không nên bị chính trị chi phối
Pháp Luân Công là môn tu luyện không đi theo con đường tôn giáo. Mỗi cá nhân tự học nguyên lý và tu luyện bản thân mà không cần bất cứ hình thức tổ chức bắt buộc nào.
Tuy nhiên, tâm lý bất an của ĐCSTQ về quyền lực, thói quen muốn kiểm soát tuyệt đối dân chúng, đã là nguyên nhân ĐCSTQ vẫn quyết định đàn áp Pháp Luân Công.
Tu luyện vốn mang theo tính siêu thường. Tất cả các môn tu luyện trong lịch sử đều bị bức hại bởi các lực lượng chính trị. Nhưng để giữ được sự chân chính của pháp môn tu luyện, những người tu luyện trong lịch sử đều không vì bị bức hại mà từ bỏ nguyên tắc. Những người tu luyện Pháp Luân Công cũng vậy. Trong hơn 20 năm đã qua, mặc dù bị bức hại vô cùng nghiêm trọng, nhưng họ vẫn đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc không tham dự chính trị và không để chính trị chi phối.
Học viên Pháp Luân Công tu luyện trong cuộc sống đời thường, họ được yêu cầu phải tuân thủ pháp luật của quốc gia. Thực ra, khi càng có nhiều người tu luyện thì xã hội sẽ càng ổn định, bởi vì nhân tâm hướng thiện, điều đó chẳng phải đối với bất cứ lực lượng chính trị nào cũng có lợi sao! Nhưng với ĐCSTQ như thế là chưa đủ. ĐCSTQ vẫn muốn tất cả học viên Pháp Luân Công phải thành lập tổ chức, trong đó có sự tham gia chỉ đạo của ĐCSTQ như tất cả các nhóm người khác.
Tu luyện Pháp Luân Công không có tổ chức. Tại nhiều quốc gia, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp được thành lập theo pháp luật sở tại, và cũng không có chính quyền nào can thiệp vào việc tu luyện hay tổ chức của các Hiệp hội. Người đại diện Hiệp hội không có bất cứ quyền lực gì với bất cứ học viên nào, cũng không có bất cứ quyền lợi gì, chỉ có trách nhiệm trợ giúp người tu luyện và trong một số trường hợp đại diện danh nghĩa của Pháp Luân Đại Pháp.
Với một cá nhân tu luyện Pháp Luân Công, họ hoàn toàn có thể tu luyện mà không cần có bất cứ sự liên hệ đặc định nào với Hiệp hội hay học viên khác. Bởi vì tu luyện là việc tự bản thân tu sửa tâm tính trong cuộc sống, công việc hàng ngày. Chỉ cần học theo nguyên lý, tự bản thân hiểu đến đâu thì thực hành đến đó.
Bất cứ sự can thiệp bắt buộc nào từ bên ngoài nào đến việc tu luyện của người ta đều không có tác dụng tốt, thậm chí phá hoại việc tu luyện. Tu luyện chân chính sẽ mãi mãi tồn tại, nhưng bất cứ môn tu luyện nào bị chi phối bởi lực lượng chính trị thì thực chất của việc tu luyện đã không còn, cho dù bề mặt hình thức có hào nhoáng đến mấy.
Có thể ĐCSTQ sẽ không bao giờ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Nhưng quá trình bức hại này cũng làm cho ĐCSTQ ngày càng hủ bại. Pháp Luân Công ngày càng được đón nhận khắp thế giới, và ngay tại Trung Quốc cũng vẫn liên tục có nhiều người bước vào tu luyện.
Trong quá trình vận động của lịch sử, bất cứ lực lượng nào lựa chọn bức hại con người, đặc biệt là bức hại tín ngưỡng đều có kết cục diệt vong. Người tu luyện thực chất không quan tâm tới sự tồn hay vong của một lực lượng nào, nhưng họ hiểu được sự vận động của các quy luật.
Học viên Pháp Luân Công do vậy song song với việc tu luyện bản thân, cũng thường chia sẻ về cuộc bức hại và bản chất tà ác của ĐCSTQ. Mục đích là để nhiều người biết sự thật, từ đó sẽ có lựa chọn phân biệt thiện ác. Bởi vì người tu luyện hiểu rằng tương lai của mỗi người phụ thuộc vào việc làm hôm nay. Nếu mỗi người từ trong tâm phản đối cái ác, ủng hộ cái thiện, thì họ đã lựa chọn tương lai tốt đẹp cho bản thân.
ĐCSTQ tuyên truyền rằng Pháp Luân Công làm chính trị.
Học viên Pháp Luân Công không phải làm chính trị, bởi vì họ không nhằm đạt tới bất cứ mục tiêu chính trị nào, lại càng không có bất cứ cương lĩnh chấp chính gì. Đã 27 năm, thời gian hơn một phần tư thế kỉ từ khi Pháp Luân Công được truyền ra công chúng, có mặt ở trên 100 quốc gia. Nếu Pháp Luân Công có mục tiêu chính trị gì thì cũng đã thể hiện rõ. Thực ra, học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ phản đối chính phủ Trung Quốc, cũng chưa bao giờ phản đối những lãnh đạo không tham gia vào việc bức hại. Khi bị bức hại, việc nói lên sự thật là quyền tối thiểu của con người, đồng thời nói rõ sự thật của kẻ bức hại để mọi người có thông tin lựa chọn phân biệt thiện – ác.
Đứng trước đúng – sai, thiện – ác chưa từng có trong lịch sử nhân loại, hy vọng các bạn sẽ độc lập tự mình tìm hiểu để có sự lựa chọn từ trong tâm, đó là lựa chọn cho tương lai. Chúc tất cả các bạn có sự lựa chọn đúng đắn và tương lai tốt đẹp.
Quý vị có thể tìm hiểu nhanh về Pháp Luân Công qua bài viết sau: https://tansinh.net/van-co-co-duyen/tim-hieu-nhanh-phap-luan-cong-qua-10-cau-hoi/
Hoa Liên