Nhân quả báo ứng là chân lý bất biến trong vũ trụ, vô luận con người tin hay không tin thì đều phải chịu nhận sự chế ước này. Có người khi nghe nói đến nhân quả báo ứng liền lập tức tin tưởng, từ đó tự giác tuân thủ đạo đức. Nhưng cũng có người không tin và cũng không muốn nghe, cho rằng người khác không nhìn thấy những việc mình làm, không có ước thúc của tâm linh, tùy tiện gây ra nhiều tội nghiệp, vì làm trái với thiên lý và lương tri nên phải gặp ác báo. Nhiều thí dụ cụ thể đã được ghi chép lại trong các cuốn cổ thư để cảnh báo hậu nhân, dưới đây là một số câu chuyện.
Gian dối và ngụy tạo nên không có người thừa tự
Thời vua Minh Vũ Tông, năm Chính Đức thứ 14, Trần Giản Đường đi thuyền lên phương Bắc nhậm chức. Trong lúc thuyền đang cập bến tại bến đò của Vương gia, bỗng nhiên ông thấy có hai người đang ẩu đả ở trên thuyền. Ông quay lại nhìn, hóa ra là gia đồng của ông đang đánh nhau với một người địa phương. Qua điều tra, ông biết rằng gia đồng của ông không có đạo lý, nên đã cho phép người địa phương kia rời đi.
Trên thuyền có một người đồng hành mà Trần Giản Đường mới quen biết trong chuyến đi. Đột nhiên ông ta xắn tay áo lên để lộ bắp tay ra, rồi lớn tiếng la mắng người địa phương kia: “Này, ngươi là ai mà dám lên thuyền quan của chúng ta để cướp bóc? Lại còn vu khống cho người đã đánh nhà ngươi trên thuyền của chúng ta?” Sau đó ông ta ra lệnh trói người địa phương kia lại để đánh đòn, rồi triệu tập những người giữ gìn trật tự ở địa phương tới để trừng phạt anh ta về tội vu oan cho người khác, anh ta đã khấu đầu van xin đầy bi thương, nhưng càng bị chửi mắng thậm tệ.
Những người chứng kiến hôm đó đều khen ngợi ông ta tài giỏi. Tên gia đồng bị Trần Giản Đường quở trách cũng thầm oán trách chủ nhân, và cho rằng người kia mới đúng là đối tốt với mình. Người đó cũng dương dương tự đắc nói với Trần Giản Đường: “Lão huynh đã quá cổ hủ rồi! Quan lại bây giờ, tất cả đều dùng mưu lược thủ đoạn mà thôi. Câu nói ‘Nhân tâm thuận theo thiên lý’ đã không còn hữu dụng nữa rồi.” Trần Giản Đường nhìn ông ta mà không nói lại một lời nào.
Sau khi vào kinh, người đó được bổ nhiệm chức quan Tư lý ở Thiệu Hưng, ông ta đã không từ một thủ đoạn nào để thăng tiến, thậm chí còn dựng chuyện để hãm hại người khác, cuối cùng được điều đến Bộ Hình nhậm chức. Ở đó ông ta càng khắc nghiệt và tàn sát một cách bừa bãi. Không lâu sau ông ta bị giáng chức xuống làm Huyện thừa ở Miến Dương. Sau đó ông ta bị hoại tử ở lưng và chết mà không có người thừa tự.
Có những người lợi dụng quyền lực và chức vụ trong tay để đàn áp người hiền lương, kết bè kết đảng, trung gian kiếm lời, đúng sai điên đảo, vô tội cũng định là có tội, xem mạng người như cỏ rác, như thế khẳng định là sẽ bị ác báo. Lại có những người làm trái với lương tâm mà hùa theo quyền uy thế lực. Dù chủ động hay bị động hùa theo quyền uy mà hành ác, thì cũng khó trốn thoát khỏi báo ứng. Là người làm quan, cần có tấm lòng thương dân, công chính thanh liêm, thì mới tạo phúc cho muôn dân, cũng tích được phúc đức cho chính mình. Nếu tham lam phạm pháp, một mực cầu thăng tiến cho bản thân, gây tổn hại cho bách tính, thậm chí dựng chuyện áp đặt tội trạng cho người khác, tạo thành án oan, cuối cùng sẽ không thoát khỏi báo ứng.
Thiên lý quyết định hết thảy mọi thứ, mỗi cá nhân đều cần có trách nhiệm với ngôn hành của chính mình. Bất cứ lúc nào cũng cần giữ vững đạo đức và lương tri, không nên vì lợi dục mà đánh mất bản tính của mình. Trung Cộng hiện nay không cho người ta tin vào thiện ác hữu báo, khiến con người không còn có sự ước thúc của đạo đức, mà chỉ biết đến lợi ích vật chất trước mắt. Bức hại những người có chính tín, bức hại những người tu Pháp Luân Công quảng đại thiện lương chắc chắn sẽ bị Trời phạt. Hiện tại càng ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc Đại lục lựa chọn tam thoái (thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó), tin vào nhân quả, tuân theo thiên lý và thiện lương, nhất định họ sẽ đắc được sự bảo hộ của thiên thượng và có tiền đồ tươi sáng.
Nguồn: Minhhue.net