Thời cổ đại, đa số người dân đều có tín tâm đối với Thần Phật, tin vào thiện ác hữu báo, vậy nên thiên thượng cũng thường xuất hiện những thần tích để khích lệ thế nhân, mặt khác cũng là để cảnh tỉnh những người u mê đang hành ác.

p8821351a267329600-ssPhật Pháp vô biên, là điều con người không cách nào dùng khoa học mà đo lường đến được. (Ảnh: Pinterest)

Dùng 30 con trâu cũng không lật đổ được tượng Phật

Vào thời Bắc Tề, có một hòa thượng tên Tăng Hộ, ông một lòng tu luyện, giữ nghiêm giới luật. Có một ngày, hòa thượng Tăng Hộ đột nhiên phát thệ rằng, sẽ tạc một bức tượng Phật bằng đá cao một trượng tám thước (khoảng 6m). Chúng tăng đối với lời thệ của ông đều cảm thấy kỳ quái, không thể lý giải được.

Về sau, hòa thượng Tăng Hộ phát hiện trong một sơn cốc ở phía Bắc của ngôi chùa có một tảng đá lớn, trùng hợp là tảng đá này cao đúng một trượng tám thước. Ông vô cùng mừng rỡ, lập tức đi mời các thợ tạc tượng đến, bắt đầu tỉ mỉ điêu khắc.

Trải qua 7 ngày 7 đêm cố gắng, mặt chính diện của tượng Phật đã lộ diện, phần ngực, bụng và các bộ phận khác cơ bản đã thành hình. Nhưng mà, mặt sau của bức tượng lại sát với vách núi, cần lật trở lại mới có thể điêu khắc.

Mọi người nghiên cứu suốt cả đêm, dùng các loại phương pháp cũng không cách nào xoay bức tượng trở lại được. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không có kế sách khả thi.

Ngày hôm sau, khi trời tờ mờ sáng, mọi người đều vì mệt mỏi mà thiếp đi. Đến lúc tỉnh dậy, ai nấy cũng ngạc nhiên khi phát hiện bức tượng đá đã tự xuay trở lại. Mọi người đều cảm thấy đặc biệt thần kỳ, liền bắt đầu tỉ mỉ điêu khắc mặt sau của bức tượng Phật.

Sau khi tảng đá lớn được điêu khắc thành bức tượng, phải nhờ đến sự giúp sức của rất nhiều người mới có thể chuyển bức tượng Phật vào nội đường. Những tín đồ đến đây thăm viếng cầu nguyện nối liền không dứt. Mọi người đều nói rằng bức tượng Phật này đặc biệt linh nghiệm.

Về sau, đất nước xảy ra chiến loạn, vào ngày Tấn Chân bị quân địch công hãm, bức tượng đá đã chảy rất nhiều mồ hôi, ướt đẫm trên nền đất. Không lâu sau, Bắc Chu thay thế Bắc Tề, Chu Vũ Đế phát lệnh diệt Phật, các binh sĩ đã phóng hỏa đốt rất nhiều chùa miếu.

Hết thảy những bức tượng lớn nhỏ trong vùng đều bị tiêu hủy, duy chỉ có bức tượng Phật bằng đá này là sừng sững đứng vững, không bị tổn hại chút nào, sắc diện vẫn như cũ. Đám binh lính thấy thế, liền tìm mọi cách để kéo đổ bức tượng. Kết quả đã dùng đến 30 con trâu cũng không kéo bức tượng xuống được.

Lúc này, bỗng nhiên xuất hiện một hòa thượng kỳ quái từ nơi khác đến, dùng gạch ngói, bùn đất và gỗ để bao quanh bức tượng Phật lại. Sau khi làm xong hết thảy mọi việc, đảo mắt một cái đã không thấy tăm hơi vị hòa thượng đó đâu.

Bức tượng Phật bằng đá dù cho trải qua bão táp mưa sa, vẫn đứng sừng sững bất động. Dân chúng trong vùng tuy vẫn e sợ sự bạo ngược của chính quyền và quân sĩ, nhưng trong tâm vẫn giữ sự kính ngưỡng đối với bức tượng đại Phật này.

Rất nhiều người đều cảm thấy kỳ lạ, dù đám người xấu dám trắng trợn phá hủy bức tượng, nhưng trước sau tượng Phật vẫn sừng sững nguy nga. Điều này nói lên đạo lý gì? Phải chăng đó chính là sức mạnh vô biên của Phật Pháp, là điều mà con người dù dùng hết kiến thức khoa học cũng không thể nào giải thích nổi?

Người xưa có câu: “Thà rằng khuấy động nghìn sông còn hơn quấy nhiễu tâm người tu đạo”, hay là “Đả tăng mạ đạo, tất có ác báo”. Bởi vậy, cổ nhân đối với người tu hành hay các bức tượng Phật đều rất cung kính.

Tuy nhiên, ngày nay nếu nói với một người nào đó về Thần Phật, về tu luyện,… thì có lẽ bạn sẽ bị chê cười, cho rằng mê tín. Thậm chí rất nhiều người không tin vào nhân quả báo ứng, “thiện ác có báo”. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác mà bị quả báo ngay lập tức khiến nhiều người tỉnh ngộ.

Câu chuyện tượng Phật Di Lặc tại cung điện Ung Hòa Cung

tượng Phật, tâm linh, nhân qủa,

Bức tượng Phật Di Lặc tại cung điện Ung Hòa Cung ở Bắc Kinh. (Ảnh: ĐKN)

Tại cung điện Ung Hòa Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc có một bức tượng Phật Di Lặc vô cùng tráng lệ. Bức tượng Phật này có chiều cao 18m, oai hùng uy vũ, trang nghiêm và thần thánh. Bức tượng Phật Di Lặc này là vào triều đại nhà Thanh, niên hiệu vua Càn Long, triều đình đã chuyển đến một cây cổ thụ quý hiếm lấy từ Tây Tạng, sau đó mời thợ thủ công có tay nghề cao siêu về chế tác ra. 

Để bức tượng Phật đứng thẳng, tại hai bên và phía sau của bức tượng, người chế tác đã xây dựng hành lang cao hai tầng để giữ. Hành lang này chỉ rộng đủ để cho phép một người đi qua. Giữa hành lang và bức tượng Phật người ta dùng dây cáp để giằng lại, đỡ lấy bức tượng.

Theo thông tin báo cáo từ mạng văn hóa và lịch sử: Trải qua sự tàn phá thảm trọng của “Cách mạng Văn hóa” nhưng bức tượng Phật Di Lặc và Ung Hòa Cung vẫn không bị phá hủy thậm chí còn hoàn toàn nguyên vẹn. Nguyên nhân bức tượng Phật và cung điện này không bị Hồng vệ binh phá hủy khiến người đời không khỏi “sợ hãi.”

Một lần có một vị thanh niên tới cung điện thăm quan đã được vị Lạt Ma hơn 70 tuổi, ở tại cung điện kể rằng: Vào thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” đã có 3 người là Hồng vệ binh đến đây để phá hủy bức tượng. Người thứ nhất trèo lên hành lang, giơ rìu lên để chém đứt dây cáp nhưng chiếc rìu rơi xuống không đụng vào dây cáp mà lại chém đúng vào đùi anh ta.

Người thứ hai lại cầm rìu chém, cũng chém không được mà ngã lăn xuống chết tại chỗ. Người thứ ba chứng kiến thấy quá sợ hãi và không dám làm gì. Từ đó về sau, không còn ai dám động đến tương Phật nữa. Bức tượng Phật Di Lặc và cung Ung Hòa cứ như vậy, bình yên vô sự mà được bảo tồn đến về sau.

Tuệ Tâm (dịch và t/h)