Nhà chức trách Indonesia cho biết số nạn nhân vẫn có thể tăng thêm, do chưa có thống kê đầy đủ từ những nơi bị sóng thần tàn phá.

1545614561-202-anh-soc-lanh-nguoi-ve-tham-hoa-song-than-chet-choc-o-indonesia-i10-1545582071-width680height408

Khung cảnh đổ nát tại một khu dân cư sau khi sóng thần ập đến.

Thi thể nạn nhân được tập hợp ở tỉnh Banten, Indonesia vào chiều 23/12. Ảnh: AFP.

Thi thể nạn nhân được tập hợp ở tỉnh Banten, Indonesia chiều 23/12. Ảnh: AFP.

“222 người đã chết, 843 người bị thương và 28 người đang mất tích. Con số này sẽ còn tăng cao do nhiều nạn nhân không được sơ tán, các trung tâm y tế chưa báo cáo về số người đang điều trị và nhiều khu vực chưa có thống kê đầy đủ”, AFP dẫn lời Sutopo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia, hôm nay cho biết.

Liên đoàn các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC) nhận định số nạn nhân sẽ tăng cao khi tình hình tại các vùng thảm họa trở nên rõ ràng hơn. “Số người chết có thể tiếp tục thay đổi trong vài ngày, thậm chí nhiều tuần tới”, Kathy Mueller, quan chức IFRC, cho biết.

Lực lượng cứu hộ đang  sơ tán nạn nhân bị thương, cung cấp nước sạch, lều bạt và nơi ở tạm thời cho những người sống sót. IFRC cũng chuẩn bị đối phó khả năng bệnh dịch bùng phát tại những vùng bị sóng thần quét qua.

Sóng thần tràn vào một số khu vực của eo biển Sunda, gồm các bãi biển ở Pandeglang, Serang và Nam Lampung vào tối 22/12. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hoạt động của núi lửa Anak Krakatau, khi nó phun trào chỉ 24 phút trước khi sóng thần diễn ra.

Chính quyền Indonesia sau đó thừa nhận lúng túng trong việc thông báo về sóng thần, vì thảm họa này không do động đất gây ra như thông thường. Các cư dân ven biển cho biết họ không nhìn thấy hoặc cảm nhận được dấu hiệu nào như nước rút hoặc động đất trước khi những con sóng lớn ập vào bờ.

Anak Krakatau (Con của Krakatao) là một trong 127 núi lửa hoạt động ở Indonesia, xuất hiện từ tàn tích của núi lửa Krakatoa và nổi lên khỏi mặt biển từ năm 1928. Núi cao khoảng 305 m, nằm ở ngoài khơi cách bờ biển phía tây đảo Java 80 km và bắt đầu hoạt động từ hồi tháng 6. Nhà chức trách Indonesia thiết lập khu vực cấm tiếp cận rộng hai km xung quanh núi lửa này từ tháng 7.

Khi núi lửa Krakatoa phun trào trong thế kỷ 19, nó tạo ra cột tro bụi, đá và khói cao hơn 20 km, gây sóng thần khổng lồ khiến 36.000 người thiệt mạng.

Theo VNN