Nguyên nhân gây ung thư thì rất nhiều, nhưng một trong các nguyên nhân hàng đầu nằm ở ngay trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta: Các loại rau ăn lá.


Ảnh minh họa: Internet

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm VN có gần 200.000 ca nhiễm ung thư mới, trong đó có tới 75.000 người tử vong vì ung thư.

Nguyên nhân thì có nhiều do các nhân tố tác động từ môi trường, thực phẩm, nguồn nước… nhưng dưới góc độ một người có nhiều năm tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, tôi nhận thấy các loại rau ăn lá như cái xanh, cải ngọt, rau cần, rau muống, xà lách… là tác nhân gây ung thư hàng đầu.

Tôi khẳng định như vậy là do một số lý do sau: Một là, dư lượng nitrat NO3 luôn vượt ngưỡng: từ lâu đời, tập quán canh tác các loại rau này là tưới phân đạm Urê, càng tưới càng tốt lá, mởn lá, đẹp lá, bóng lá, nặng ký, nặng suất tăng rất cao. Vì vậy, trong đất luôn tồn dư lượng đạm amon, và vi khuẩn chuyển hoá amon thành nitrat hoạt động mạnh. Cây lại rất thích hấp thụ đạm nitrat, nó hấp thụ đạm nitrat mạnh hơn đạm amon, và kể cả khi dư nitrat trong cây vẫn không gây ngộ độc cho cây.

Tôi đã thí nghiệm nhiều lần, nhiều loại cây, khi phun NH4 thì lá cây không sáng bóng lấp lánh, nhưng khi phun dạng nitrat thì lá lấm lánh và rất mởn, càng phun liều cao lá càng mơn mởn.

Nitrat trong cơ thể người chuyển hoá thành nitric, tác nhân gây ung thư.

Hai là, lượng Nitro benzen luôn có đầy trong rau. Những người đã học qua hóa học lớp 12 đều biết được rằng benzen và các hợp chất của nó là chất gây ung thư.

Là một người trồng rau, không ai không biết Atonik. Hai chất kể trên là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư cho người dùng.

Ba là thuốc viên hoocmon có tên GA3, là thuốc phun một lần giúp rau tăng trọng siêu nhanh và phải phun trước khi thu hoạch với liều rất cao để tăng trọng lượng rau. Buộc lòng, bất kỳ người trồng rau nào cũng phải phun thuốc kháng sinh định kỳ từ 3- 7 ngày một lần. Kháng sinh dùng trong nông nghiệp phổ biến là streptomycin và các biến thể của nó, dòng cao nhất hiện nay là ningzamycin.

Trong cơ thể thực vật luôn dư lượng NH4, và lạm dụng GA3 nên rất phù hợp đối với sự phát triển của vi khuẩn. Nguyên tắc của điều trị là vi khuẩn đang dùng kháng sinh cấp thấp thì không thể dùng kháng sinh cấp cao, và ngược lại, đã dùng loại cấp cao thì không thể dùng lại cấp thấp. Thế nhưng, người trồng rau đổi thuốc liên tục nên rất khó cho việc điều trị vi khuẩn về sau. Một khi, vi khuẩn đã lờn với streptomycin, khi ăn rau sống vào người thì nó lờn thuốc luôn cả với người. Bên cạnh đó, sức đề kháng và hệ miễn dịch người suy giảm, vi khuẩn trở nên nguy hiểm hơn được đưa vào cơ thể người khi ăn rau.

Thông qua phân tích này, tôi kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn loại bỏ chất streptomycin để trị bệnh cháy lá vi khuẩn trên thực vật ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật.

Nguyễn Lê Việt
Giám đốc Cty Rau Bio Việt Lê

Theo enternews.vn

>> 4 người trong làng cùng xạ trị ung thư, chỉ mình tôi còn sống khỏe