Buổi tối ngày 17/11, trường Đại học Bách khoa Hồng Kông bị phong tỏa hoàn toàn, cảnh sát dùng đạn choáng, súng trường tấn công, đại pháo sóng thanh đối phó với sinh viên. Ngoài phóng viên ra, bất cứ ai chỉ cần bước ra khỏi cổng trường đều sẽ bị bắt giữ. Cả trường đại học giống như một tòa vây thành, các sinh viên ở trong hiểm cảnh thề chết kháng cự, từng bức từng bức di thư từ trong vây thành phát tán ra, hệt như đại thảm sát Lục Tứ tái diễn lại. 

Đêm ngày 17 tháng 11, tất cả các tuyến đường của trường đại học Bách khoa Hồng Kông (The Hong Kong Polytechnic University ) đều bị cảnh sát Hồng Kông lấp chết, tất cả các con đường chạy thoát thân cũng đều bị phong kin, các phóng viên truyền thông gần đó đều bị cự tuyệt không cho bước vào phạm vi bị cảnh sát khống chế. Bên phía cảnh sát đã dùng các loại vũ khí tiến hành tấn công nhóm người kháng nghị, bất cứ ai nếu muốn rời khỏi trường đều sẽ bị cảnh sát bắt giữ. 

Trong cuộc xung đột, cảnh sát không những dùng xe vòi rồng phun nước xanh và trắng vào nhóm người biểu tình bên ngoài trường học, còn phát loa nói với người kháng nghị trong trường “các người chỉ có một con đường, chính là đầu hàng”, còn có cảnh sát che mặt với khẩu súng trên vai lạnh lùng nói “tôi chính là muốn lặp lại sự kiện Lục Tứ“.

Có nguồn tin cho hay, cảnh sát đã mấy lần kêu gọi người dân có thể rời khỏi trường theo cổng của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y, tuy nhiên khi người dân đi qua cổng này đã bị cảnh sát phục kích và ném lựu đạn được nghi là lựu đạn choáng, người dân buộc phải quay lại trường.

Đoạn video trực tiếp ở hiện trường cho thấy, buổi tối hôm đó, bên phía cảnh sát đã ném rất nhiều lựu đạn phát nổ vào những người biểu tình tập trung tại khuôn viên trường Đại học Bách khoa, tiếng nổ rất lớn.

Các sinh viên và những người kháng nghị, thân nằm trong cảnh hoặc bị bao vây hoặc bị dồn đến chỗ chết dường như đã hạ quyết tâm liều chết kháng cự, từng bức từng bức di thư từ trong trường phát tán ra.  

Theo nguồn tin từ trang Apple Daily của Hồng Kông, đã có nhiều cuộc tấn công bằng hơi cay và bom xăng vào bên trong và bên ngoài trường đại học Bách khoa Hồng Kông. Tuy nhiên, vây thành trước sau cũng chỉ là vây thành, không cách nào tiếp tế viện trợ. Một khi những người biểu tình “đạn hết lương cạn”, cảnh sát liệu có nhân đó mà tấn công vào trong trường? Điều khiến người ta lo ngại hơn chính là liệu vụ thảm sát Lục Tứ có lặp lại ở Hồng Kông.

Cùng trong lúc này, nhiều khu ở Hồng Kông đã bắt đầu chung tay triển khai các hoạt động ứng cứu, “vây Ngụy cứu Triệu” như hoa nở khắp nơi.

Tuy nhiên, thái độ của cảnh sát rất cứng rắn. Trong quá trình trấn áp, cảnh sát Hồng Kông không chỉ bắn đạn thật, mà còn sử dụng thiết bị âm thanh chống bạo loạn – thiết bị phát âm thanh tầm xa (LRAD) và từ chối tiếp nhận cảnh báo của người biểu tình: vũ khí gây tranh cãi này có thể gây hại cho cơ thể người.

Cho đến 11 giờ tối có thông tin, một nhóm các nghị viên của đảng dân chủ Demosistō sẽ yêu cầu chính phủ cho vào trường đại học Bách khoa Hồng Kông để kết nối với mọi người trong đó. Sau khi nhận được tin, phóng viên từ các nơi đã đổ xô đến trường đại học Bách khoa. Tuy nhiên, các chuyến taxi lần nữa bị chặn bên ngoài “thế trận xe vây Ngụy cứu Triệu” ở Jin Dong (East Tsim), cần phải đi bộ vài km. May thay, nhóm người nhiệt tình của thế trận xe đã chở mọi người đi.

Tuy nhiên, chuyến xe dẫu có nhanh hơn cũng không giúp được gì. Sau khi đến bên ngoài trường đại học Bách khoa chỉ thấy các thành viên đảng dân chủ Demosistō lưỡng lự và bất lực, quyền chủ động vẫn là ​​nằm trong tay chính phủ, rất lâu không thấy có hồi đáp, chỉ thấy sự chờ đợi mòn mỏi.

Sau đó, ông Hạ Chí Thành – giám mục phụ tá của giáo phận Công giáo cũng đến trường đại học. Nhưng dù là giám mục hay các nghị viên, đều bị quan chỉ huy cảnh sát từ chối hòa giải. Sau khi giám mục bị từ chối, một nhóm người đã dẫn ông đi qua một con đường khác của trường đại học, nói chuyện với một quan chỉ huy khác, nhưng các cảnh sát lại rọi đèn pin cường độ ánh sáng cao vào giám mục, vu khống giám mục “trợ giúp những kẻ bạo động”.

Dưới sự ép buộc của cảnh sát, giám mục và các nghị viên không còn cách nào khác là phải rời đi. Khi họ rời khỏi, không những vấp phải sự khiêu khích của cảnh sát, càng bị cái mùi dày đặc của đạn hơi cay làm cho sặc mũi, khiến cho một nhóm các nghị viên và giám mục thất lạc nhau. Sau khi cuộc cứu viện thất bại, mọi người chỉ có thể bất lực thở dài, bó tay hết cách.

Điều này rất giống với đêm trước của vụ thảm sát đẫm máu Lục Tứ 1989. Sau khi tin tức đàn áp được truyền ra, nhân sĩ ở các nơi đã cố gắng vào quảng trường để thuyết phục các sinh viên, nhưng cuối cùng đã thất bại trong việc ngăn chặn thảm kịch diễn ra.

Đại thảm sát Lục Tứ, ngoài thành Bắc Kinh mưa máu gió tanh

Theo cuốn sách “Đại sự ký sự kiện Thiên An Môn năm 1989” được viết bởi nhà dân chủ Ngô Nhân Hoa, từ tối ngày 3 tháng 6 năm 1989 đến sáng sớm ngày 4 tháng 6, lực lượng thiết quân luật của ĐCSTQ mở cuộc tổng tấn công các mục tiêu bị thiết quân luật. Trạm radio của sinh viên ở trường đại học Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn đã đưa ra một lời kêu gọi khẩn cấp: Tình hình đã vô cùng khẩn cấp, các thầy trò và người dân quảng trường cần hành động khẩn cấp, mau mau đến các ngả đường đặt vật chướng ngại để ngăn chặn quân đội.

Hàng chục nghìn sinh viên và người dân từng nhóm từng nhóm đã đến mấy chục giao lộ Kiến Quốc Môn, Hạ Hưng Môn, Triều Dương Môn, Vĩnh Định Môn, Tuyên Võ Môn, Mộc Tê Địa, Tào Các Tang, Xa Đạo Câu, Công Chu Phần, Tây Đan, Vương Phủ Tỉnh, Hà Nam Duyên, Lúc Bộ Khẩu, ….. ngăn chặn quân đội tiến vào quảng trường Thiên An Môn.

Gần 10 giờ tối ngày 3/6, Quân đoàn 38 đã nổ phát súng đầu tiên giết người. Giết người nhiều nhất, tàn nhẫn nhất là quân đoàn 38, địa điểm ở Phục Hưng Môn phố Tây Trường An, khu Mộc Tê, quân đội đã bắn và giết chết các công dân và sinh viên Bắc Kinh không vũ trang, tay không tấc sắt. Chính quyền sợ để lại bằng chứng, nhiều người chụp ảnh ở hiện trường cũng bị bắn chết tại chỗ.

Vào lúc 1 giờ 30 phút sáng ngày 4 tháng 6, quân đoàn 38 đã biến phố Tây Trường An thành đường máu, đến phía bắc Quảng trường Thiên An Môn. Từ Công Chủ Phần đến quảng trường khoảng 7 km, quân đoàn 38 phải mất 4 giờ mới đến nơi, điều này cho thấy người dân Bắc Kinh đã dũng cảm quên mình ra sức ngăn cản như thế nào.

Quân đoàn 38 đã đi vòng quanh quảng trường mấy vòng, hàng chục nghìn người dân đã cố gắng dùng “bức tường người” để ngăn chặn, nhưng những chiếc xe bọc thép không hề giảm tốc độ. Vào lúc 4 giờ sáng, những ngọn đèn ở quảng trường Thiên An Môn tắt, hàng ngàn sinh viên và công dân tập trung tại quảng trường đều cùng chung cảm nhận là thời khắc cuối cùng đã đến.

Vào lúc 4:30, đèn ở quảng trường Thiên An Môn sáng trở lại, hàng nghìn binh lính từ ba phía đông, tây và bắc ùa đến dưới bệ bia tưởng niệm như thủy triều. Quân đội đã dùng  bạo lực đánh đuổi các sinh viên cuối cùng tập trung ở bia tưởng niệm. Các sinh viên đã ôn hòa rời đi, nhưng bộ phận kiên trì không chịu rút lui đã bị trấn áp dã man, cũng có những sinh viên rời đi bị xe tăng đuổi cán.

Quân đội ĐCSTQ tắm máu phố Trường An, chiếm giữ quảng trường Thiên An Môn, cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên và công dân không vũ trang tạo thành sự kiện thảm sát Thiên An Môn chấn động toàn thế giới.

Số người chết và bị thương ở quảng trường Thiên An Môn mãi cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Theo ước tính của người dân thì số người chết có thể lên đến cả chục nghìn. 

Theo ĐKN