Chính phủ Hồng Kông sửa đổi Luật đào phạm đã dẫn đến phong trào phản đối kéo dài hơn nửa năm, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga từng tuyên bố rằng việc sửa đổi này là do chính phủ Hồng Kông chủ động và tự phát. Tuy nhiên, thông tin mới nhất của Reuters cho biết, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới chính là kẻ đứng sau thúc đẩy dự luật này, và có liên quan trực tiếp đến vụ án Tiêu Kiến Hoa. Về sau, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga muốn rút lại dự luật nhưng đã từng bị cao tầng Bắc Kinh từ chối.
Reuters: Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương mới thực sự là người thúc đẩy Dự luật Dẫn độ
Theo tờ Nhật báo Apple tại Hồng Kông đưa tin có trích dẫn báo cáo điều tra của Reuters cho biết, quan chức nắm tình hình tại Bắc Kinh trả lời phỏng vấn đã chỉ ra, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nắm kiểm soát các quan chức tham nhũng mới là tổ chức đứng sau thúc đẩy sửa đổi Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông. Được biết, mục tiêu ban đầu của Ủy ban này chính là Tiêu Kiến Hoa – “người môi giới” trong giới quyền quý của ĐCSTQ và cũng là người sáng lập Tomorrow Group.
Hai quan chức Bắc Kinh nắm rõ tình hình này chỉ ra, ngày 27/1/2017, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã động đến Hồng Kông, bởi vì mục tiêu điều tra (tỉ phú Tiêu Kiến Hoa) của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra đang ở Hồng Kông.
Buổi sáng cùng ngày, tại Khách sạn Bốn mùa Hồng Kông, Tiêu Kiến Hoa bị người khác bịt mặt và dùng xe lăn đưa đi, không ít người Hồng Kông đều cho rằng vụ bắt cóc này chính là hành vi của mật vụ của ĐCSTQ, họ muốn đưa Tiêu Kiến Hoa về Đại Lục để thẩm tra.
Hai vị quan chức ĐCSTQ này cho biết, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương trong cùng năm (2017) đã bắt đầu đề xuất nhu cầu bức thiết đối với quan chức ĐCSTQ phụ trách sự vụ Hồng Kông về việc bố trí dẫn độ.
Nghe nói, Ủy ban này hy vọng có một loại phương pháp không có lực phá hoại chính trị giống như việc trực tiếp bắt cóc đào phạm tại Hồng Kông.
Bản tin này còn đề cập đến, sau khi xảy ra sự kiện năm 2013, vợ chồng doanh nhân Hồng Kông Phan Duy Hy do liên quan đến hành vi hối lộ lên đã bị cưỡng chế bắt đến Quảng Châu giam giữ và phạt tù; và sự kiện người sáng lập nhà sách Vịnh Đồng La Lâm Vinh Cơ, cổ đông nhà sách cùng 5 nhân viên khác “bị mất tích”, tháng 5/2016, quan chức chính phủ Hồng Kông từng thảo luận với Bắc Kinh về trình tự dẫn độ chính thức.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn dùng phương diện nhân quyền và pháp luật để làm đảm bảo, nên hai bên chưa đạt được bất cứ thỏa thuận dẫn độ nào.
Trong đó có một quan chức ĐCSTQ chỉ ra, luật Dẫn độ sẽ có lợi cho Bắc Kinh, chủ yếu là để loại bỏ các dị nghị về việc bắt cóc và các tranh luận về hành vi nằm ngoài pháp luật tại Hồng Kông. Còn sự kiện Trần Đồng Giai trở thành thời cơ mới để cho ĐCSTQ và chính quyền Hồng Kông đưa ra Dự luật Dẫn độ, quan chức phụ sách sự vụ Hồng Kông cũng biểu đạt nhu cầu bố trí dẫn độ đối với chính phủ Hồng Kông.
Bản tin nói, về sau tiếng nói phản đối bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga quá lớn, đề xuất mong muốn thu hồi dự luật cũng từng bị cao tầng ĐCSTQ từ chối.
Bản tin của Reuters cho cũng nói, thực ra từ 20 năm trước, Bắc Kinh đã muốn thúc đẩy thực hiện “Luật Dẫn độ”, điều này rõ ràng cho thấy từ lâu Bắc Kinh đã muốn đem luật của mình vươn đến hệ thống luật pháp độc lập tại Hồng Kông.
Dựa vào hồ sơ xấu về thể chế độc tài của ĐCSTQ, người phản đối tại Hồng Kông lo lắng phía Bắc Kinh có khả năng sẽ lạm dụng luật này, để đưa những người bất đồng chính kiến và những người không được ĐCSTQ hoan nghênh dẫn độ họ từ Hồng Kông tới Đại Lục để thẩm tra xét xử. Ở Đại Lục họ có thể bị ngược đãi hoặc bị cầm tù oan. Đoàn thể doanh nghiệp cảnh báo rằng, luật liên quan đến dẫn độ này có thể sẽ làm suy yếu tự trị pháp luật của Hồng Kông, làm lay động niềm tin vào trung tâm tài chính Hồng Kông trong cộng đồng quốc tế. Vì thế, khi vừa mới bắt đầu đưa ra dự luật này, nó đã bị người kháng nghị gọi là “luật tà ác giao người cho Trung Quốc”, người Hồng Kông lo lắng rằng ai cũng có thể bị “giao cho Trung Quốc” một cách không rõ minh bạch, do đó mới dẫn đến phong trào phản kháng quy mô lớn.
Thực tế, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga luôn bị cho là con rối của chính quyền Bắc Kinh. Từ lúc phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ kéo dài liên tiếp hơn 2 tháng, ngày 30/8, Reuters từng dẫn lời của 3 nhẫn sĩ nắm tình hình cho biết, từ mùa hè năm nay, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã từng đề trình một bản báo cáo đánh giá về 5 yêu cầu lớn của người kháng nghị Hồng Kông, và chỉ ra rằng thu hồi lại dự luật sẽ có lợi cho cho việc hòa hoãn khủng hoảng chính trị ngày càng nghiêm trọng tại Hồng Kông. Tuy nhiên ĐCSTQ từ chối kiến nghị thu hồi lại dự luật của bà Lâm, đồng thời ra lệnh cho bà không được khuất phục trước bất cứ yêu cầu nào liên quan của người biểu tình.
Đến ngày 4/9, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rút lại dự luật, và sang ngày 5/9, trong cuộc họp báo bà Lâm nhấn mạnh lập trường hiểu, tôn trọng và ủng hộ của chính phủ Trung ương đối với bà. Tuy nhiên, một ngày trước khi bà Lâm tuyên bố rút lại dự luật, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao còn nói rõ về lập trường không thỏa hiệp đối với hoạt động kháng nghị.
Sau khi bà Lâm tuyên bố rút lại dự luật, phía Bắc Kinh cũng đã hạ giọng.
Vụ án Tiêu Kiến Hoa liên quan đến đấu đá quyền lực Trung Nam Hải
Bản tin nói trên của Reuters chỉ ra Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương muốn thúc đẩy dự luật, mục tiêu ban đầu là người sáng lập lập Tomorrow Group – Tiêu Kiến Hoa.
Tiêu Kiến Hoa được ngoại giới cho là “người môi giới” (trung gian) cùng lúc đại diện cho lợi ích cho nhiều gia tộc quyền quý trong ĐCSTQ. Ví dụ, năm 2006, vụ án mua lại và sáp nhập Tập đoàn Shandong Luneng liên quan đến con trai Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ; vụ án mua lại và sáp nhập công ty Beijing Zhaode liên quan đến con rể của Giả Khánh Lâm là Lý Bách Đàm hồi năm 2009; vụ án mua lại và sáp nhập công ty Bảo hiểm Nan Shan Đài Loan năm 2009 (đã bị Bộ Tài chính Đài Loan phủ quyết) liên quan đến con trai Lý Cương Phong là Lý Tấn Lôi; vụ án mua lại công ty lĩnh vực công nghệ số Hồng Kông năm 2012 liên quan đến con rể của Đới Tương Long là Xa Phong.
Tháng 1/2017, sau khi Tiêu Kiến Hoa mất tích, tháng 2 lập tức có tin đồn nói vụ án Tiêu Kiến Hoa được Trung Nam Hải liệt vào vụ án trọng điểm. Nguồn tin cho biết, Tiêu Kiến Hoa liên quan đến giúp đỡ người phe Giang Trạch Dân rửa tiền, chuyển tài sản ra nước ngoài, rút rỗng ngân khố quốc gia, v.v, vụ án còn liên quan đến những nhân vật như Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn.
Theo Nam Hoa Tảo báo (SCMP) đưa tin hồi tháng 9/2018, vụ án Tiêu Kiến Hoa sẽ được xét xử tại Thượng Hải, Tiêu Kiến Hoa có thể bị cáo buộc tội “thao túng cổ phiếu và thị trường giao giao hàng theo kỳ hạn”, “đại diện cho tổ chức đưa hối lộ”. Tuy nhiên cũng có truyền thông Hồng Kông đưa tin, vấn đề của Tiêu Kiến Hoa còn nghiêm trọng hơn cả 2 tội nêu trên, bởi vì ông ta là “quản gia” lớn nhất của tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân, là người trung gian của Tăng Vĩ – con trai Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, ít nhất cũng là 3 tội chính trị như đóng vai trò “trung gian của các nhân vật chính trị quan trọng”, “tài phiệt can dự chính trị” và “chính biến tài chính”. Sau khi Tiêu Kiến Hoa bị đưa đến Đại Lục, đã tích cực nhận tội để được xử phạt nhẹ.
Về sau không có thông tin gì về việc xét xử Tiêu Kiến Hoa nữa. Tuy nhiên, Nam Hoa Tảo báo hôm 7/9 có dẫn 3 nguồn tin cho biết, người bên cạnh Tiêu Kiến Hoa, Thư ký Hội đồng quản trị của Tomorrow Group là Ôn Kiệt đã bị điều tra 3 năm, và được thả vào hồi tháng 6.
Còn về nội tình vụ việc Tiêu Kiến Hoa bị đưa từ Hồng Kông về Đại Lục hồi tháng 1/2017, tháng 5 năm nay (2019) từng có quan chức trú tại Hồng Kông gián tiếp thừa nhận, Tiêu Kiến Hoa được đưa từ Hồng Kông đến Đại Lục bởi cơ quan chấp pháp xuyên biên giới.
Theo tờ Hong Kong Citizen News đưa tin, ngày 21/5, Văn phòng Đặc phái viên trú tại Hồng Kông thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có cuộc họp báo với truyền thông nước ngoài trú tại Hồng Kông về vấn đề sửa đổi Luật Đào phạm (hay Dự luật Dẫn độ). Phó Đặc phái viên trú tại Hồng Kông thuộc Bộ Ngoại Trung Quốc là Tống Như An đã được hỏi về vụ án nhà sách Vịnh Đồng La và vụ án Tiêu Kiến Hoa, nếu Trung ương muốn nhân sĩ nào đó tại Hồng Kông trở về Đại Lục, dù không có bố trí bàn giao người, Trung Quốc sẽ dùng bất cứ phương pháp nào bao gồm biện pháp nằm ngoài tư pháp để đưa họ về Đại Lục.
Từ Như An trả lời: “Những sự việc này đã xảy ra vài năm trước, và đã gây tra một số tranh luận, tôi tin rằng nếu như việc hiệu đính [Luật Đào phạm] được thông qua, chúng ta có thể thông qua luật sửa đổi này để xử lý những vấn đề này.”
Ngoại giới cho rằng, điều này dường như gián tiếp chứng thực việc Lý Ba và Tiêu Kiến Hoa là bị chính quyền ĐCSTQ phái người đưa họ từ Hồng Kông về Đại Lục. Trước đó, chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh vẫn luôn né tránh vấn đề nhân viên thực thi pháp luật tại Đại Lục bắt người xuyên biên giới.
Thông tin mới này của Reuters hiện vẫn chưa được phía Bắc Kinh lên tiếng hồi đáp, nếu là thực, sẽ tiến thêm một bước trong việc chứng minh cho việc đưa ra cái gọi là sửa đổi Luật Đào phạm có nguyên nhân sâu xa nằm ở đấu đá quyền lực trong các phe phái của ĐCSTQ.
Trong cơ cấu sự vụ Hồng Kông và Ma Cao vốn có của ĐCSTQ, phe phái của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng vẫn luôn nắm giữ thực quyền trong thời gian dài tại hai khu vực này; các nhân vật như Trưởng Tiểu ban Trung ương Điều phối công tác Hồng Kông & Ma Cao kiêm Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính, Phó Tiểu ban kiêm Chủ nhiệm Văn phòng ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông Vương Chí Dân, đều được coi là các nhân vật thuộc phe Giang Trạch Dân. Gần đây ông Tập Cận Bình còn để thân tín của mình là Bộ trưởng Bộ Công an Triệu Khắc Chí làm Phó Trưởng Tiểu ban trung ương Điều phối công tác Hồng Kông & Macao.
Nhà bình luận chính trị kỳ cựu Lâm Bảo Hòa trước đó có bài viết đăng trên Thời báo Tự do Đài Loan cho rằng, Hồng Kông lâu nay là nơi trung gian trong tranh đấu quyền lực của nội bộ ĐCSTQ