Nghiên cứu sau trận dịch sởi bùng phát gần đây ở Mỹ cho ra một kết quả đáng kinh ngạc. Đó là những đứa trẻ được cha mẹ chọn lựa không tiêm chủng lại có tỷ lệ nhiễm sởi thấp hơn so với trẻ được tiêm chủng.

(ảnh qua topnews.net.nz)

Nghiên cứu thí điểm: Trẻ em không tiêm vắc-xin có thể khỏe mạnh hơn trẻ được tiêm. (ảnh qua topnews.net.nz)

Trận dịch sởi bùng phát gần đây ở California, Mỹ đã khiến giới y học nước này bắt đầu chú ý hơn tới chương trình tiêm chủng ngừa sởi. Vì sao dịch sởi vẫn bùng phát dù tiêm phòng đã được tiến hành đầy đủ? Kết quả thật đáng kinh ngạc khi những đứa trẻ được tiêm chủng lại có tỷ lệ nhiễm sởi cao hơn so với trẻ không được tiêm.

Sự mâu thuẫn này trong quá khứ đã bị giới y học lờ đi, và đó là lý do ngày nay người ta rất tin tưởng vào tiêm chủng. Nhưng đã đến lúc đặt câu hỏi, liệu chúng ta có đang quá tin tưởng và trông chờ hay thậm chí lạm dụng vào tiêm chủng? Và liệu nó có phải là một phương pháp an toàn?

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ

Năm 2017, một nghiên cứu đầu tiên so sánh tình trạng sức khỏe giữa 2 nhóm trẻ được tiêm chủng và không được tiêm chủng ở Mỹ đã mở ra nhiều chi tiết đáng lo ngại.

Dị ứng, tự kỷ, hen suyễn, rối loạn lo âu, bệnh tự miễn… trong đó chứng tự kỷ và giảm hiếu động xuất hiện khá phổ biến. Điều gì đang xảy ra? Có đến 32 triệu trẻ em ở Mỹ mắc 1 trong 20 bệnh mãn tính không rõ nguyên nhân, và đó là chưa kể đến chứng béo phì. Các rối loạn tâm lý hiếm gặp ở trẻ em trước kia là chứng tự kỷ và hội chứng giảm chú ý, nay lại tăng vọt.

So với thế hệ trước thì trẻ em ngày nay có khả năng mắc các bệnh mãn tính cao gấp 4 lần.

Hơn 1 triệu trẻ em Mỹ dưới 5 tuổi đang phải dùng thuốc an thần, và trong tháng đỉnh điểm, có đến 1/3 trẻ em được điều trị bằng thuốc cho nhiều chứng bệnh khác nhau.

Mặc dù các yếu tố về môi trường là nguyên chủ yếu dẫn đến sự gia tăng bệnh tật, từ những gì trẻ được ăn cho đến áp lực học hành ở nhà và trường học, tuy nhiên vẫn còn 1 mối quan tâm không nhỏ về vai trò gây bệnh đến từ những liều vắc-xin. Với 50 liều cùng 14 loại vắc-xin khác nhau được đưa vào cơ thể trẻ khi lên 6 tuổi, và 69 liều với 16 loại vắc-xin khi lên 18, trong nó có chứa rất nhiều thành phần dược phẩm có chức năng thay đổi miễn dịch rất mạnh mẽ.

Một nghiên cứu thí điểm được công bố vào ngày 27/4 vừa qua trong tờ Journal of Translational Sciences, tiến hành trên trẻ em từ 6 đến 12 tuổi ở 4 tiểu bang ở Hoa Kỳ, trong 261 trẻ chưa được tiêm chủng và 405 trẻ em được tiêm chủng đầy đủ hoặc một phần. Nghiên cứu đã cho thấy một số thông tin đáng báo động:

(ảnh: cmsri.org/ Việt hóa: TTVN)

(ảnh: cmsri.org/ Việt hóa: TTVN)

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu An toàn Y tế Trẻ em (CMSRI):

  • Số trẻ được tiêm chủng mắc tự kỷ cao gấp 3 lần so với trẻ không tiêm.
  • Trẻ em được tiêm chủng bị chẩn đoán viêm mũi dị ứng (bệnh cảm thường xuất hiện vào mùa hè) hơn 30 lần so với trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ em được tiêm chủng có nguy cơ bị dị ứng cao gấp 22 lần so với trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ được tiêm chủng có nguy cơ bị chẩn đoán mắc các chứng khuyết tật học tập (khó khăn về học tập) cao gấp 5,2 lần so với trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ em được tiêm phòng có khả năng mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cao hơn 3 lần trẻ không tiêm chủng.
  • Trẻ em được chích ngừa có 300% tỷ lệ chẩn đoán viêm tai giữa hơn so với trẻ không được tiêm.
  • Trẻ được chích ngừa có khả năng bị chẩn đoán viêm phổi cao gấp 3,4 lần so với trẻ không được tiêm chủng.
  • Trẻ em được tiêm phòng có khả năng phải đặt ống thông màng nhĩ cao gấp 7 lần trong bệnh viêm tai giữa so với trẻ không được tiêm chủng mắc cùng chứng bệnh.
  • Trẻ em được chích ngừa có khả năng mắc các bệnh mãn tính nói chung gấp 2,5 lần so với trẻ không được chích ngừa.

Nghiên cứu của New Zealand cho kết quả theo chiều hướng tương tự

Trước đó đã có một số khảo sát, so sánh tình trạng sức khỏe giữa các trẻ có tiêm chủng và không tiêm. Ví dụ, năm 1992, Hiệp hội Nhận thức về Tiêm chủng (IAS) tiến hành khảo sát để hiểu rõ hơn tình hình sức khoẻ của trẻ em ở New Zealand. Các nhà nghiên cứu nhận được 495 bảng trả lời câu hỏi, trong đó có 226 trẻ được tiêm chủng và 269 trẻ chưa được tiêm chủng.

Theo các nhà nghiên cứu:

Những cá nhân được khảo sát phải cung cấp thông tin về năm sinh, giới tính, loại vắc xin được tiêm, kể cả các chứng bệnh mạn tính như (hen, chàm, viêm mủ tai, viêm amidan,tăng động, đái tháo đường và động kinh), hoặc chậm phát triển các kỹ năng vận động cần thiết như đi bộ, bò, ngồi… Cha mẹ cũng cần cung cấp thông tin về việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài và thời điểm trẻ cai sữa nếu được bú mẹ.

Kết quả cho thấy trẻ em không được tiêm chủng ít bị bệnh mãn tính hơn so với trẻ được chủng ngừa. Kết quả nghiên cứu của TS. Mike Godfrey vào năm 1999 cũng khá tương đồng với IAS.

Trở lại với đợt bùng phát dịch sở gần đây xảy ra ở Disneyland (California, Mỹ), người ta không tìm thấy bằng chứng cho thấy trẻ được tiêm phòng sởi trước đó có khả năng được bảo vệ cao hơn. Cả hai nhóm trẻ được và không được tiêm chủng đều có tỷ lệ như nhau về nhiễm trùng, sởi, quai bị, viêm gan A, B, cúm, rotavirus, và viêm màng não (do cả virus và vi khuẩn).

Trang Naturalnews cho rằng: Theo số liệu y tế của bang California thì trong số trẻ bị sởi, có đến 86% đã được tiêm phòng, còn lại là 14% chưa tiêm. Đáng lý ra thì ít nhất những trẻ đã được tiêm rồi này phải được bảo hộ. Tuy nhiên người ta chỉ nhắm mũi dùi công kích vào cha mẹ của những trẻ chưa tiêm, và đổ hết lỗi cho họ.

Hiệu quả thực sự của tiêm chủng và độ an toàn của các vắc-xin vẫn còn là vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Người ta liên tục ghi nhận các tai nạn nghiêm trọng xảy ra sau khi tiêm chủng cho trẻ ở nơi này hoặc nơi khác, đồng thời các nghiên cứu độc lập cũng có thêm nhiều bằng chứng về nguy hại của vắc-xin, vắc-xin bẩn… là có thật.

Cuộc tranh luận thêm căng thẳng khi một số chính phủ thiết lập chính sách cứng rắn, bắt buộc các phụ huynh phải tiêm chủng cho con nếu không sẽ đối mặt với án tù, phạt tiền, không cho con đến trường học… Giới chức y tế lo ngại rằng trẻ không tiêm vắc-xin sẽ lây bệnh cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì điều này là không thực tế. Bởi lẽ nếu vắc-xin tốt, tiêm phòng mang lại sự bảo hộ thì bệnh tật không thể tấn công những người đã được chủng ngừa (đã được bảo vệ) và những người không tiêm mới là diện cần phải lo lắng hơn cả khi có dịch bệnh xảy ra.

Thành An tổng hợp

Tài liệu tham khảo:

  1. Mawson et al. Pilot comparative study on the health of vaccinated and unvaccinated 6- to 12-year-old U.S. children. J. Transl Sci, 2017, doi: 10.15761/JTS.1000186. Volume 3(3): 1-12.
  2. Vaccinated vs. Unvaccinated: Guess who is Sicker?

Theo trithucvn.net

>> Vắc-xin bẩn: Nguyên nhân gây nên các phản ứng sau tiêm chủng