Năm đầu của Hoàng long (năm 229), Tôn Quyền tại Vũ Xương chính thức xưng đế, hiệu là Vi Ngô cùng với Tào Tháo, Lưu Bị lập nên thế ba nước. Vì nước ngô ở phía Đông nên tên gọi là “Đông Ngô”.
Tôn Quyền từng tại Ô Lâm đại phá Tào Tháo, tại Tây Lăng đánh bại Lưu Bị, cầm trụ Quan Vũ ở Kinh Châu, nếu không phải là thần võ anh hào, làm sao có thể được tôn xưng là ” hùng lược chi chủ”? Tuy nửa đời trên lưng ngựa, nhưng tâm nhân hậu, kính hiền đãi sỹ, vì thế anh hào Giang Biểu đều quy phục.
Đương thời Tôn Quyền nắm quyền ở Đông Ngô, đa số bách tính đều nghe qua Phật Pháp, nhưng không hiểu rõ. Năm 247 các tăng nhân ở ngoại vực tới Đông Ngô (nay là Nam Kinh). Khang tăng tới doanh trại dựng am cỏ, đặt tượng Phật, lấy Phật Pháp giáo hóa chúng sinh nơi đó.
Khang tăng tướng mạo kỳ lạ cùng với quần áo khác thời. Ông tiến vào Đông Ngô xưng là sa môn, dân chúng cho là giả nên cùng báo với Tôn Quyền. Tôn Quyền nghe vậy nói: ” Ngày xưa Hán Minh Đế từng mơ thấy vị thần màu vàng to lớn, tên là Phật Đà. Người này phải chăng là đệ tử của Phật Đà?”
Tôn Quyền là người hùng lược, kiến thức rộng rãi. Ông chưa gặp khang tăng, nhưng suy đoán người này trong giáo phái Phật Đà đi giáo hóa. Tôn Quyền thiên tính thông minh sáng suốt. Sách sử nói rằng mẹ Tôn Quyền Ngô Phu nhân lúc mang thai Tôn Sách từng mơ thấy ánh trăng chiếu vào bụng, mà lúc mang thai Tôn Quyền lại mơ thấy mặt trời rơi vào bụng. Tôn Kiên nghe phu nhân kể lại, nghe mà vui mừng nói rằng: Nhật nguyệt là tinh hoa của Âm Dương, tượng trưng phú quí vô cùng.” Lúc Tôn Quyền sinh ra, mắt đã trong sáng, lớn lên tướng mạo kỳ vĩ,
Thời kỳ đầu của Tam Quốc, kinh điển Phật gia còn chưa truyền vào Đông Ngô, nhưng Tôn Quyền với việc chưa biết vẫn đều giữ thái độ cẩn trọng.
Năm 237, Tôn Quyền nhìn thấy “Xích Ô tụ tập trước điện”, nghĩ tới thời cổ có Xích Ô[quạ đỏ] gậm sách đỏ, Chu Văn Vương theo đó mà sinh, vì đó mà Xích Ô được xem là tượng trưng của may mắn là chim quý.
Ở huyện Lâm Hải La Dương có dị nhân tên là Vương Biểu, rất thần kỳ dị thuật. Rất nhiều năm sau (251), Tôn Quyền sai phụ quốc tướng quân La Dương Vương Lý Sùng đi thỉnh Vương Biểu. Sau khi thỉnh, Tôn Quyền liền xây đệ xá bên ngoài Thương Long Môn, rồi phái cận thần ban rượu tôt, thức ăn ngon.
Khi nghe có tăng nhân nhập cảnh, Tôn Quyền nghĩ ngay rằng người này không tầm thường, liền triệu kiến khang tăng. Hỏi ông ta truyền Pháp có linh nghiệm không? Khang tăng nói: ” Từ lúc Phật Tổ niết bàn tới nay đã qua ngìn năm. Đương thời di cốt của Phật tổ hóa thành xá lợi, ánh sáng chói lòa, A Dục Vương thu giữ xá lợi rồi xây 8 vạn 4 ngìn Phật tháp để hoằng dương, hậu thế sau này cũng xây Phật tháp”.
Tôn Quyền nói: ” Nếu ông có thể có xá lợi thì sẽ xây Phật tháp. Nếu như là lời hư ảo làm loạn dân, loạn quốc thì chiếu theo quốc pháp mà trừng phạt.” Khang tăng xin hẹn 7 ngày, rồi ông cùng đệ tử sửa soạn tắm gội, phục y rồi vào tĩnh thất thành tâm trai giới. Đặt bình đồng lên án, đốt hương bái lễ, thỉnh xá lợi. Nhưng 7 ngày trôi qua bình đồng tuyệt nhiên không động tĩnh. Khang tăng lại xin thêm 7 ngày, nhưng bình đồng vẫn y như cũ. Khang tăng lại hướng Tôn Quyền xin thêm 7 ngày, Tôn Quyền rất giận: ” Việc này mà lừa dối sẽ trừng trị thật nặng.” nhưng Tôn quyền vẫn đáp ứng cho thêm 7 ngày.
Cuối cùng, xá lợi không dễ dàng như nhặt củi gánh nước. Hoặc đệ tử khang tăng vì sợ hãi vương uy của Tôn Quyền nên không giữ được tâm thanh tịnh, cúng bái mà không đạt được nhất tâm bất loạn. Khang tăng nói với đệ tử: ” Phật Đà từ bi linh nghiêm, có lẽ chúng ta không đủ để cảm động thần phật, lẽ nào cần luật pháp đế vương trừng phạt? lần này thề chết nếu không ứng nghiệm thì xin tội chết”. Lúc sắp kết thúc 7 ngày lần thứ 3, các đệ tử vẫn không thấy xá lợi đều vô cùng sợ hãi. Đến lúc canh năm mọi người nghe thấy trong bình có âm thanh trong sáng, mở bình nhìn vào quả là Phật đã ban xá lợi.
Khang tăng liền mang xá lợi tới điện đường, xá lợi đột nhiên phóng ra tia sáng rực rỡ, người dân Đông Ngô chưa từng thấy cảnh tượng lạ thế này, sợ hãi hoảng loạn lùi cả lại. Tôn Quyền tay cầm bình đồng, đem xá lợi đặt trên mâm đồng, không ngờ xá lợi làm vỡ mâm đồng. Tôn Quyền rất sợ hãi, khởi lòng tôn kính: ” Thực là viên ngọc hy hữu”. Mà viên xá lợi này lửa đốt không xong, kim cương cũng không làm được gì. Tôn Quyền kinh hãi vô cùng, rồi lập tức sai xây phật tháp, từ đó Đông Ngô có phật tự tên là ” Kiến Sơ Tự”.
Sách tham chiếu ( Sách Ngô. Ngô chủ truyện. Tam quốc chí), ( Cao tăng truyện), (Thái bình quảng ký),(sưu thần ký).
TG: Hoàng Phủ Dung