Lãng quên – thật đã lãng quên rồi, hết thảy con người trên thế gian, lãng quên nguồn gốc nơi thượng giới, mê mệt nhân gian chốn bụi phàm, vừa hay Đại Pháp truyền nhân thế, mau tỉnh cơn mê kịp lối về.
LÃNG QUÊN
Lãng tử, lãng mạn, lãng đãng say
Lãng du ngày tháng, lãng quên đời
Quên cội quên nguồn, quên ước cũ
Luân hồi ba cõi, hận thiên thu.
Lãng tử phong trần, lãng tử ơi
Dừng chân, tôi nói một đôi lời
Nơi chốn trần gian này ta đã
Chờ gặp nhau chừng mấy vạn năm.
Mưa nắng giang hồ say bước chân
Lãng mạn si cuồng mộng tình nhân
Lãng du mê mải hồn nhiên mộng
Lãng đãng như mây theo gió ngàn.
Bạn – tôi một thuở nào phong nhã
Mấy kiếp anh hùng thiên sử ca
Cũng đã nhiều phen đời lận đận
Phong sương ấm lạnh thế nhân tình.
Chớ hoài say kịch, mê chẳng tỉnh
Kiếp này minh bạch chân tướng thôi
Nhắn bạn đôi lời: “Chân Thiện Nhẫn”
Pháp Luân Đại Pháp ở đây rồi”.
Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Đại Pháp hoặc Pháp Luân Công, là môn rèn luyện tinh thần và thể chất theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tìm về cội nguồn chân thực của sinh mệnh.
Pháp Luân Đại Pháp giúp nâng cao đạo đức, cải thiện sức khỏe và khai sáng tâm linh, kết hợp giữa “Tu dưỡng tâm tính & Luyện tập thân thể” nên còn gọi là pháp môn Tu Luyện.
Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia. (Xin lưu ý: Phật gia là một hệ thống lớn gồm rất nhiều trường phái tu luyện Phật Pháp, hầu hết đều bí mật và không theo hình thức tôn giáo, chỉ có rất ít đường lối trong đó chọn hình thức tôn giáo, ví dụ như Phật giáo).
Pháp Luân Đại Pháp tu luyện ngay giữa đời thường, không mang hình thức tôn giáo, thích hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp tối đa với mọi tầng lớp xã hội, việc theo học hoàn toàn là tình nguyện.
Pháp Luân Đại Pháp vốn dĩ xưa nay lưu truyền bí mật, chỉ mới được truyền ra tại Trung Quốc năm 1992 vì một lý do đặc biệt mà mọi người có thể tìm thấy khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, tài liệu căn bản nhất của Đại Pháp.
Pháp Luân Đại Pháp hiện có ở trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu người, nhưng lại bị đàn áp phi lý vô nhân đạo tại chính nơi xuất xứ Trung Quốc, trái với công ước quốc tế về quyền con người.
(Vô Cố Nhân)