Câu chuyện này không chỉ là một câu chuyện tình yêu cảm động, mà nó còn phản ánh đức tính của tổ tiên chúng ta, sẵn sàng giúp đỡ người khác thực hiện ước mơ của họ.

6f0ba405-dff4-4f4f-8b92-246188140cc2

Hứa Đắc Ngôn là một thư ký cho một hoàng tử thời nhà Trần. Vợ của  Hứa, công chúa Lạc Mao Thị, là em gái của vị hoàng đế cuối cùng triều đại nhà Trần, cô có tài năng và vẻ đẹp lộng lẫy. Vào thời điểm đó nhà Trần đã suy nhược, và tình hình chính trị hỗn loạn. Không còn an ninh cho đất nước hay cho mỗi cá nhân.

Hứa Đắc Ngôn nói với vợ, “Với tài năng và vẻ đẹp của nàng,  trong tương lai, nàng rất có thể sẽ trở thành vợ của một người đàn ông giàu có và quyền lực khi nước mất nhà tan. Có lẽ ta và nàng sẽ mãi mãi chia ly. Nếu mối nhân duyên tiền định này chưa chấm dứt thì ta sẽ gặp lại nàng, ta và nàng nên có một vật làm tin cho lời hứa hẹn của đôi ta”.  Hứa Đắc Ngôn lấy một tấm gương đồng bẻ làm hai, mỗi người giữ một nửa. Chàng đã thực hiện một cam kết với vợ, “Trong tương lai, nàng phải bán chiếc gương trên đường phố vào ngày 15 tháng 1, và nếu ta nhìn thấy nó, ta sẽ đến tìm nàng”.

Sau khi triều đại nhà Trần kết thúc, công chúa Lạc Mao Thị đã trở thành người vợ mà Dương Túc rất yêu quý. Hứa Đắc Ngôn trở thành một kẻ lang bạt với rất nhiều khó khăn, cố gắng để đến được thủ đô. Chàng đến một chợ nọ vào ngày 15 tháng 1 và thấy một người đầy tớ lớn tuổi bán một nửa chiếc gương. Người đàn ông lớn tuổi đó đã rao một cái giá rất cao cho nửa chiếc gương đồng khiến cho mọi người đều cười nhạo ông ta. Hứa Đắc Ngôn đưa người đầy tớ về chỗ của mình và nói với anh ta những gì đã xảy ra. Sau đó Hứa lấy ra nửa chiếc gương của chàng và nó khớp vừa khít với nửa chiếc gương kia.

Chàng đã viết một bài thơ trên gương:

“Nàng ra đi để lại nửa chiếc gương vỡ.
Giờ đây hai nửa gương đã hợp, nhưng người vẫn phân ly
Ta không còn có thể nhìn thấy hình bóng nàng trong gương,
Chỉ có ánh trăng sáng nhưng không phải nàng”

Công chúa Lạc Mao Thị đọc bài thơ thì liền khóc và nàng không thể ăn uống được gì. Dương Túc đã rất xúc động khi nghe câu chuyện của họ. Ông quyết định để nàng đoàn tụ với Hứa. Dương Túc tổ chức buổi tiệc đoàn tụ cho đôi vợ chồng và cho họ thật nhiều tiền để chia tay công chúa.

Công chúa sau đó đã viết một bài thơ:

“Ngày này thấy một thay đổi nơi ăn ở trên cuộc hành trình của ta.
Người chồng hiện tại gặp người chồng trước của ta.
Ta không biết nên khóc hay cười.
Thật khó để là một con người.”

Hứa Đắc Ngôn và công chúa Lạc Mao Thị trở lại miền nam sông Dương Tử và sống đến già trong hạnh phúc vợ chồng.

Sau đó thành ngữ “Gương vỡ lại lành” được dùng để chỉ sự đoàn tụ của một cặp vợ chồng sau khi họ bị mất liên lạc hay chia tay.

Tác giả: Thái Bình – Theo kanzhongguo, Tinhhoa