“Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri –Isaac Newton

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một chuỗi mân côi và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:

“Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”

Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”

Người thanh niên xấc xược trả lời:

“Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên:

“Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?”

Người sinh viên nhanh nhảu trả lời:

“Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”

Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi:

Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.

3400-004-8337FE09Louis Pasteur

Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học này từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”

Isaac Newton (1643–1727), nhà sáng lập vật lý lý thuyết cổ điển đã từng nói:

“Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri”

11606.ngsversion.1475440206776.adapt.1900.1

Isaac Newton

Albert Einstein

Albert Einstein (1879–1955), người đặt nền cho vật lý hiện đại (Thuyết tương đối), giải Nobel 1921 đã từng nói:

“Những ai nghiêm túc nghiên cứu khoa học đều chắc một điều là trong tất cả những định luật của vũ trụ đều có bóng dáng của một thần linh siêu vượt lên trên con người và chúng ta phải cảm thấy mình thật thấp kém”

Einstein1921_by_F_Schmutzer_2Albert Einstein trong một buổi giảng dạy tại Viên, Áo vào năm 1921, khi đó ông được 42 tuổi. (Ảnh: Ferdinand Schmutzer)

“Tôi không phải là một người vô Thần. Tôi không nghĩ tôi có thể tự gọi bản thân mình là một người phiếm Thần [1]. Vấn đề có liên quan là quá rộng lớn đối với tâm trí hữu hạn của chúng ta.

“Chúng ta đang ở vị trí của một đứa trẻ nhỏ đi vào thư viện khổng lồ tràn ngập các cuốn sách bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đứa trẻ biết rằng ai đó chắc hẳn đã viết nên các cuốn sách đó. Nhưng nó không biết làm cách nào. Nó không hiểu các thứ ngôn ngữ viết trong những cuốn sách đó.

“Đứa trẻ nghi ngờ rằng hình như có một cái trật tự bí ẩn trong cách sắp xếp các cuốn sách, nhưng không biết nó là cái gì. Đối với tôi, đây thậm chí có lẽ là cách nhìn nhận về Chúa của con người thông minh nhất. Chúng ta nhìn thấy một vũ trụ được sắp xếp một cách kinh ngạc và tuân theo các định luật nhất định nhưng chỉ lờ mờ hiểu được chúng”.

—Albert Einstein, trong “Thuyết tương đối đại cương và đặc biệt (Relativity: The Special and General Theory)”

“Hãy thử thâm nhập vào các bí ẩn của tự nhiên với nguồn lực hạn chế của chúng ta và chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, đằng sau tất cả các sự móc nối mà chúng ta có thể nhận thức, thì có tồn tại thứ gì đó tinh vi, vô định hình, và không thể giải thích. Thái độ tôn trọng đối với cái thế lực hoàn toàn vượt ra khỏi khả năng giải thích của chúng ta – đây chính là tôn giáo của tôi. Xét trên phương diện này thì tôi là một người có tín ngưỡng.”

—Albert Einstein, được trích dẫn trong ‘Nhật ký của một người theo chủ nghĩa thế giới’ của tác giả H. G. Kessler

Khoa học chân chính không phủ nhận thuyết hữu thần

Theo từ điển Oxford, trong một số tín ngưỡng như Cơ Đốc, Thần là từ dùng để chỉ đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ, và nguồn gốc của tất cả quy phạm đạo đức, một sinh mệnh cao cấp. Trong một số tín ngưỡng khác, Thần còn là sinh mệnh siêu phàm hay một trí tuệ siêu thường, được con người thờ phụng. Như vậy, khái niệm “Thần” bao gồm cả Phật, Đạo, Thần bởi vì họ đều có trí huệ phi thường và năng lực vượt xa con người.

Nếu chỉ nói về bản thân sự phát triển khoa học, nó hoàn toàn không chứng minh Thuyết vô Thần.

Theo quan điểm tôn giáo chính thống, con người là do Thần tạo ra, con người phủ định sự tồn tại của Thần cũng giống như vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mưu đồ phủ nhận sự tồn tại của con người, là điều vô ích. Bởi vì từ phương pháp thực nghiệm của khoa học hiện đại, đối với việc chứng thực Thuyết vô Thần, cần phải yêu cầu phủ định sự tồn tại của Thần tại tất cả phạm vi thời gian và không gian trong toàn vũ trụ, điều này đương nhiên cũng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian mà con người vĩnh viễn còn chưa nhận thức được.

Vũ trụ cự đại, đa dạng, phức tạp như vậy, ai có thể bảo đảm được từ vĩ quan bao la tới vi quan vô hạn chỉ có con người là sinh mệnh cao cấp? Thậm chí ai có thể đảm bảo rằng hình thức tồn tại của sinh mệnh chỉ có thể dựa vào hình thức axit amin mà chúng ta biết?

Nói sâu thêm một bước nữa, vũ trụ học hiện đại cho rằng vật chất tối (dark matter) chiếm 2/3 vũ trụ mà con người không thể quan sát, đo lường; tức là cho dù dùng hết kỹ thuật đo lường của nhân loại thì vẫn còn 2/3 vũ trụ chúng ta không hề biết. Vật lý lý luận hiện đại đưa ra lý luận thế giới phẳng, cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ là không gian ba chiều như những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy thì ai có thể đảm bảo rằng không gian khác không có sinh mệnh cao cấp?

Nếu không gian khác tồn tại sinh mệnh cao cấp, nếu họ có sự từ bi vượt rất xa so với con người, có đại trí huệ, ngộ được những chân lý của vũ trụ và có năng lực siêu phàm, vậy thì với con người mà nói, họ chẳng phải là Phật, Đạo, Thần sao? Do đó, dù về logic, kỹ thuật, hay từ góc độ khoa học, thì đều chứng minh rằng Thuyết vô Thần không thể thao túng được.

Điều cần chỉ ra là chúng ta không phản đối bất kỳ một người nào tin thờ “Thuyết vô Thần”. Là một con người mà nói, tin Thần và không tin Thần lẽ ra nên là sự lựa chọn tự do không cần bàn cãi.

Trong xã hội thông thường sẽ có người tín ngưỡng hữu Thần và vô Thần hoàn toàn có thể cùng chung sống hòa bình. Nhưng khi chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Vô Thần luận trong toàn xã hội, đàn áp tín ngưỡng vào Thần khiến mất đi tín ngưỡng của cả một xã hội, tất nhiên sẽ khiến hệ thống giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục.

Giáo dục nhồi nhét, vô  thần luận làm méo mó khoa học, kìm kẹp tư tưởng

Lấy Trung Quốc làm ví dụ, khi ông Giang Trạch Dân viếng thăm nước Mỹ đã hỏi tổng thống Bill Clinton: Vì sao khoa học nước Mỹ lại phát triển như vậy mà vẫn có nhiều người tín ngưỡng tôn giáo? Đây chính là một trong những ví dụ điển hình cho kiểu tư duy “một ít khoa học.”

Kỳ thực, chính quyền Trung Quốc dốc toàn lực để nhồi nhét khoa học hiện đại, tuyên truyền cái gọi là “Thuyết vô Thần khoa học” trong mấy chục năm nay. Vì sao đường đường một nước lớn với 1,3 tỷ dân với  văn hóa văn minh hàng nghìn năm đều tín ngưỡng Thần Phật lại quay sang nền giáo dục vô thần luận với nền tảng Mác xít cổ xúy bạo lực đấu tranh và thực tế Trung Quốc hiện nay chẳng có lấy một người đạt giải Nobel? (trừ Tu You You, mãi đến năm 2015). Còn những người hoa tại hải ngoại đạt giải Nobel ngược lại đều chưa từng bị nền giáo dục nhồi nhét?

Chính quyền nhồi nhét khoa học hiện đại, hoàn toàn không phải là vì phát triển khoa học kỹ thuật, mà thực chất là để đàn áp tín ngưỡng, kìm kẹp tự do tư tưởng. Nhưng điều cần cho sáng tạo khoa học chính là một môi trường tư tưởng tự do. Giáo dục nhồi nhét là cực lực đối lập với khoa học và tín ngưỡng, hình thành một xu hướng tư duy cứng nhắc trong đầu óc nhân dân, cho rằng tín ngưỡng vào Thần nhất định sẽ dẫn đến sự ngu dốt, dẫn đến “phản khoa học”, miêu tả những tín đồ tôn giáo là một nhóm người bị lừa gạt văn hóa thấp và tìm kiếm sự an ủi tâm linh.

Tân sinh tổng hợp