Mỹ thuật đối với nhân loại không chỉ là một loại hình văn hóa, nó còn lưu giữ những giá trị lịch sử, đạo đức và thẩm mỹ chân chính cho con người. Tuy nhiên, mỹ thuật hiện đại đang làm đảo lộn tiêu chuẩn về cái xấu cái đẹp…

Tất cả chúng ta đều công nhận rằng, những bậc thầy về nghệ thuật thời kỳ phục hưng như: Leonardo Da Vinci, Raphael hay Michelangelo đã để lại cho nhân loại một kho tàng nghệ thuật đỉnh cao. Những tác phẩm của họ hội tụ đầy đủ sự sáng tạo, cảm hứng và sự thăng hoa nhưng luôn dựa trên những tiêu chuẩn cao nhất của sự hoàn hảo.

Cenacolo (1495-1498)Cenacolo – Bữa ăn cuối cùng được vẽ bởi Leonardo da Vinci (1495-1498)

bi-mat-tai-ve-tranh-tuyet-dinh-cua-leonardo-da-vinci

Bức họa Monalisa nổi tiếng là kiệt tác vĩ đại mà Leonardo da Vinci để lại.

Mona Lisa (1503-1517)Mona Lisa (1503-1517)

Madonna of the yarnwinder (1499-1507)Madonna of the yarnwinder (1499-1507)

nghệ thuật, biến dị,

Leonardo da vinci đã lưu lại cho nhân loại những tiêu chuẩn đỉnh cao của mỹ thuật. 

Tuy nhiên, từ thế kỷ 20 đến nay, những giá trị uyên thâm của nghệ thuật, những tác phẩm hoàn mỹ về chất lượng được thay thế bằng cái gọi là nghệ thuật hiện đại, mới lạ và sáng tạo. Những cái được gọi là tác phẩm hiện đại này tự cho phép mình xóa bỏ các tiêu chuẩn, tự do sáng tạo, họ đề cao cái cảm thụ cá nhân khiến người xem không thể hiểu nổi và cũng không phân biệt được đâu là nghệ thuật chân chính còn đâu là sự nhạo báng.

Những trường phái rũ bỏ tiêu chuẩn xuất hiện ngày càng nhiều hơn khi con người hiện đại hơn, và thậm chí một người không cần am hiểu quá nhiều về nghệ thuật cũng có thể tự mình lập ra một trường phái mới. Một tờ giấy với những nét vẽ nguệch ngoạc của một đứa trẻ, hay những vết bẩn trên tạp dề và thậm chí là một tờ giấy trắng cũng được xem là những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Điều này cho thấy những giá trị văn hóa và tinh thần của con người ngày càng tha hóa và biến chất.

Nói đến mỹ thuật, mọi người thường cho rằng đó là chỉ các sự việc trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc… Nhưng trên thực tế, mỹ thuật là một khái niệm rất lớn, nó liên quan đến các phương diện mà con người tiếp xúc được.

Trong các phương diện ăn mặc, đi lại, chỗ ở, công việc và cuộc sống… đều thấy có sự xuất hiện của mỹ thuật. Nói ví dụ, mọi người trước khi ra khỏi nhà phải ăn vận trau chuốt, mua quần áo phải chọn đồ thời trang, nhà cửa phải trang trí thật đẹp, sản phẩm thương gia bán ra cũng phải chú trọng ngoại hình, bao bì… Để những điều này đạt được hiệu quả lý tưởng thì chắc hẳn có liên quan trực tiếp đến tác dụng của mỹ thuật.

Nhiều người đều biết cái gọi là “Nghệ thuật trang trí” đem rác thải lên sân khấu, và cái gọi là “Nghệ thuật hành vi” ăn mặc quần áo quái dị lăn lộn trên sàn, đều là biến dị, biến thái. Người bình thường về cơ bản đều cho rằng, chỉ có “nhân sỹ chuyên nghiệp” trong giới nghệ thuật mới thích những cái này, do đó người không làm nghệ thuật thì không tồn tại vấn đề yêu thích “Mỹ thuật biến dị”.

Nhưng thực tế, những người làm công tác nghệ thuật thiết kế sản phẩm, thiết kế thời trang, trang trí, trang điểm, quảng cáo đa phương tiện cho các công ty, thương gia, đoàn thể, chính quyền… tuyệt đại bộ phần đều là làm mỹ thuật chuyên nghiệp. Do đó, khi họ làm công tác nghệ thuật cụ thể, cũng sẽ đưa “Mỹ thuật biến dị” này vào quy trình sáng tạo thiết kế các loại bao bì hay sản phẩm, dần dần vô hình chung thay đổi quan điểm thẩm mỹ của mọi người hiện nay, mà gần như không ai phát giác được.

Lấy một ví dụ có tính đại diện: Người sống ở thành phố khá hiện đại, ngày ngày đi trên đường sẽ không có cảm giác đặc biệt, nhưng giả sử có người sống một thời gian dài trong các kiến trúc cổ truyền thống đến thành phố hiện đại này, thì sẽ cảm thấy rất khó thích ứng. Vì thành phố hiện đại về cơ bản là sự chồng chất các kiến trúc hình khối chữ nhật, tất cả đều là hình khối đơn giản hóa, làm người ta phảng phất thấy như sống trong thế giới người ngoài hành tinh.

Mà thế giới nhân loại thực sự, bất kể kiến trúc truyền thống phương Đông hay phương Tây đều không thể là mấy khối hình chữ nhật kiến trúc đơn giản, gần như là trơ trụi phơi ra ở đó. Nhưng một người từ khi mới ra đời đã sinh sống ở đó thì có lẽ sẽ hỏi: “Thành phố chẳng phải nên là như thế sao?”

nghệ thuật, biến dị,

Cái gọi là nghệ thuật hiện đại ngày nay không còn theo một tiêu chuẩn nào cả mà chỉ dựa vào cảm tính biến dị. (Ảnh: ĐKN)

“Phong cách” quốc tế do các kiến trúc hiện đại hình hộp chữ nhật phẳng, bóng, đơn giản, trơ trụi này, trong thế kỷ 20 đã nhanh chóng thay đổi kiến trúc truyền thống vốn có của phần lớn các quốc gia, kết hợp với quan niệm mỹ thuật hiện đại truy cầu giản ước “ít tức là nhiều”, đã làm cho rất nhiều môi trường kiến trúc dân tộc mất đi nét độc đáo vốn có, tất cả biến thành kiến trúc ngoài hành tinh đúc trong một khuôn ra, tàn phá văn minh truyền thống lâu đời của các dân tộc nhân loại.

Nhưng, trong rất nhiều tranh ảnh và tạp chí truyền bá du lịch, nhiếp ảnh gia đã thay đổi góc nhìn, chụp được cảnh có chiều sâu hiếm thấy, lại dùng phần mềm sửa ảnh, tô màu rực rỡ cho các thành phố hình hộp chữ nhật này, với ý đồ thuyết phục mọi người đến du ngoạn chi tiêu: Xem các thành phố hiện đại của chúng tôi đẹp biết bao!

Tuyên truyền tẩy não này lặp đi lặp lại vô số lần thì sẽ làm cho nhân loại tiếp nhận loại mỹ học biến dị này, khác hẳn với quan niệm thẩm mỹ truyền thống đã tồn tại kéo dài hàng nghìn hàng vạn năm của nhân loại.

Để phối hợp với kiến trúc thành phố phong cách hình khối này, ở một số quảng trường cũng có thể nhìn thấy rất nhiều các tượng điêu khắc hiện đại, rất nhiều cái thể hiện hình dạng hình học biến dạng, hoặc thể hiện các đặc trưng hình thể trừu tượng kỳ quái. Nếu không giải thích lý luận mỹ học đương đại khiên cưỡng phụ họa, mọi người căn bản không nhìn ra điêu khắc cái gì, cũng như tác giả muốn biểu đạt cái gì.

Đặc điểm này cũng được thể hiện trên các tranh tường bên ngoài được vẽ khá tỉ mỉ. Đương nhiên, tranh tường thành phố phần nhiều là thể hiện các chữ, các câu từ biến dạng đầy hơi thở tà ác, biểu hiện phản kháng tâm lý với một mặt hiện thực tính ác của con người.

Đối với người từ nhỏ đã lớn lên trong môi trường này, họ sẽ cảm thấy tất cả là bình thường. Đặc biệt là ở nhiều quốc gia, trong sách giáo khoa trong trường học, rất nhiều các hình vẽ minh họa đủ loại trường phái hiện đại đã đi sâu vào trong các bộ não non trẻ vốn thuần khiết của trẻ em, làm cho các em hình thành quan niệm “Mỹ thuật phải như thế này”.

Sức thống trị chế ngự của ý thức tập thể và uy tín đối với tư tưởng cá nhân là vô cùng lớn, đối với thanh thiếu niên và trẻ em đang ở tuổi học tập thì nó càng chinh phục triệt để. Khi những người có uy tín cùng thống nhất tôn sùng “nghệ thuật” người không ra người quỷ không ra quỷ của Picasso, tâm lý bầy đàn mù quáng trở thành chủ đạo thẩm mỹ của đại chúng. Nào có biết các nhà sưu tầm, đấu giá, bình luận nghệ thuật rất hiểu phối hợp ăn ý như thế nào, đã dẫn dắt xu hướng dư luận xã hội, từ đó kiếm được lợi ích kinh tế càng nhiều hơn.

Thời kỳ học sinh là thời kỳ quan trọng hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, thầy cô phụ huynh hết sức giáo dục người trẻ tuổi cố gắng học tập, đừng ham chơi v.v.. Nhưng, những dẫn hướng không đúng đắn của xã hội có lẽ có sức mạnh lớn hơn. Nếu chú ý những học sinh trên 10 tuổi sẽ phát hiện ra, rất nhiều em mặc áo có in hình đầu lâu, những chiếc quần bò tuy là mới mua nhưng màu sắc còn bẩn hơn giẻ lau, chỗ nào cũng lỗ thủng to nhỏ, còn có những em cả kiểu tóc cũng chạy theo “cá tính” kỳ quái.

Đồ dùng học tập, trên túi sách, hộp bút, nắp bút có in xác ướp, đầu lâu hoặc ác quỷ, lấy sách giáo khoa ra thì lại học trào lưu văn hóa cận đại, hình ảnh trên sách toàn là tranh biến dị và trang trí biến thái… Phụ huynh và giáo viên ngâm trong môi trường này đều đã xem những cái quái dị quen thành bình thường, trẻ em không có khả năng phân biệt, từ nhỏ đã bị nhồi nhét thị hiếu thẩm mỹ biến dị này.

Nếu nói những cái học tập chính quy đều là biến dị hóa, vậy vui chơi giải trí sinh hoạt ngoài giờ học của các em lại càng có vấn đề. Các siêu anh hùng trong các tác phẩm phim ảnh được mọi người ngưỡng mộ đều là lấy những loài có độc hoặc bất hảo như nhện, dơi, người ngoài hành tinh làm tiêu chí sức mạnh chính nghĩa.

Các đồ chơi hình tượng tà ác ở các cửa hàng đều là thứ đắt như tôm tươi. Các trang bị cho các nhân vật game trong các trò chơi càng lên cấp ngoại hình càng hoang dã, biến dị… Ngay cả tranh truyện hoặc hoạt hình xem ra có vẻ vẽ rất đẹp, kỹ xảo cầu kỳ, được gọi là “không hại gì cho người và vật”, cũng là thủ pháp xử lý tạo hình được xây dựng từ quan niệm thẩm mỹ biến dị.

Ví dụ làm mũi người co nhỏ lại, làm mắt biến hình và phóng đại đến kích thước 1/3 đến 1/2 khuôn mặt, làm bộ mặt và cặp mắt giống người ngoài hành tinh, mọi người xem còn cảm thấy là đáng yêu. Những người từ khi vừa sinh ra đến khi lớn lên trong các tranh ảnh biến dị này có lẽ đã mất đi năng lực thẩm mỹ bình thường của nhân loại. Nói vui, nếu một ngày, một người giống như người ngoài hành tinh như các tranh hoạt hình mũi nhỏ, mắt to, da trắng, trên đầu có mớ tóc đẹp đi trên phố, nhiều người chắc sẽ chọn cô ta làm hoa hậu.

Thẩm mỹ biến dị của đại chúng và người làm công tác mỹ thuật chuyên nghiệp có liên quan chặt chẽ đến tác dụng dẫn dắt ngành nghề. Trên thực tế, ngày nay mặc dù ở các trường nghệ thuật chuyên nghiệp cũng rất hiếm nhìn thấy những cái thật sự đẹp.

Tại học viện mỹ thuật, những tác phẩm được ca ngợi đều là những thứ kỳ quái. Trong các giáo sư mỹ thuật phương Tây, có bộ phận rất lớn thậm chí dường như không hiểu hội họa, vì đề tài nghiên cứu của họ đều tập trung vào lĩnh vực nghệ thuật trang trí, nghệ thuật sắp đặt. Một số ít người có liên quan đến hội họa theo nghề thì cũng là vẽ nhăng cuội không cần nghệ thuật, loại như trường phái trừu tượng.

Những thứ này sở dĩ có chỗ đứng, thậm chí trở thành chủ lưu trên thế giới, là có rất nhiều nguyên nhân lịch sử, mà về biểu hiện thì có logic “bịt tai trộm chuông”, nhưng lại được đại đa số mọi người tiếp nhận. Tức là chỉ cần có hệ thống lý luận mỹ học có thể tự trả lời được lý thuyết của nó, chẳng sợ là thứ rác rưởi cũng trở thành nghệ thuật, vì phạm vi mà mỹ học liên quan đến bao gồm tất cả khái niệm đẹp và không đẹp.
nghệ thuật, biến dị,

Sự biến dị của mỹ thuật có thể làm biến dị tư tưởng con người. (Ảnh: Pinterest)

Vấn đề mà logic này bỏ qua chính là, bất kỳ người nào làm bất kỳ điều gì đều không phải vô duyên vô cớ, đằng sau đó đều có lý do, mở rộng ra thì hình thành một hệ thống lý luận. Nếu bất kỳ lý luận nào chỉ cần giải thích được chính nó đều được xã hội công nhận, thế thì trên thế giới chẳng tồn tại bất cứ việc gì mà không được công nhận.

Ví dụ mấy năm lại đây, các sự kiện khủng bố không ngừng xảy ra ở các nước phương Tây, đằng sau những kẻ khủng bố đó đều có một hệ thống lý luận tôn giáo hoàn chỉnh chỉ đạo chúng giết người đốt nhà đánh bom. Nhưng không thể vì có lý luận mà cho phép làm, lý luận cũng phải phân biệt tốt xấu thiện ác.

Bức tranh trừu tượng chỉ cần mấy phút là hoàn thành, giá thành rất thấp, nhưng trong nghề bán đấu giá thì rất nhiều bức được bán ra với giá trên trời. Tác phẩm Số 5 năm 1948 tranh trừu tượng mà Jackson Pollock (1912-1956) dùng màu rắc lộn xộn, 10 năm trước được bán giá trên trời 140 triệu USD, người thường rất khó lý giải được thứ mà đứa bé mấy tuổi quậy chơi mà cũng làm được này, dựa vào đâu mà nhiều tiền như vậy.

Thực ra trong lòng các nhà kinh tế học rất rõ nguyên lý kinh tế bong bóng xào xáo ra này. Cái mà vẽ ra chẳng mấy người hiểu này là tác phẩm hiện đại gì, thực sự có bao nhiêu người thưởng thức? Thực ra chỉ cần quần thể kinh tế nhà phê bình nghệ thuật, nhà sưu tập, người buôn tranh và hãng đấu giá cùng liên kết lại, trên sân khấu, dưới sân khấu, thông qua vận hành thị trường ghê sợ mà giành được con đường và hiệu quả kinh tế khổng lồ. Người tỉnh táo đều có thể nhìn ra, trong lý luận mỹ học hiện đại, có tỷ lệ rất lớn là xây dựng thuật lừa đảo phát triển trên cơ sở tư tưởng nổi danh kiếm tiền.

Do quan niệm nghệ thuật hiện đại đang ở vị trí thống trị trong giới mỹ thuật, rất nhiều học giả phản cảm với nghệ thuật hiện đại, do áp lực dư luận nên khi biểu đạt quan điểm đã không thể không cẩn thận dè dặt, không dám bước qua giới hạn nửa bước, sợ bị những đồng nghiệp đã bị mỹ thuật hiện đại đồng hóa đồng loạt chỉ trích, sau này sẽ không thể ở trong giới nghệ thuật được nữa.

Thực ra nghệ thuật hiện đại đường hoàng bước vào cung điện đại nhã, đã phát triển đến mức không thể lọt mắt được từ lâu rồi. Piero Manzoni (1933-1963) vào năm 1961 đã lấy thứ ông đại tiện ra bỏ vào 90 cái hộp nhỏ làm tác phẩm nghệ thuật để bán, đặt tên là “Phân nghệ sỹ” (Merda d’Artista). Năm 2015, một trong các hộp đó được bán ở Luân Đôn với giá 182.500 bảng Anh, tương đương với 203.000 Euro, gấp mấy trăm lần giá vàng trọng lượng tương đương vào thời điểm đó. Cũng may người này năm 1963 bệnh tim phát tác nên đã chết sớm, nếu không thì không biết cái gã được gọi là “nghệ sỹ” này còn chà đạp nhân loại như thế nào.

Đừng cho rằng đây chỉ là cá biệt, ngày nay còn có nữ giáo sư cởi hết ra, lấy phân chó bôi khắp người rồi đi triển lãm, có họa sỹ dùng phân động vật vẽ nhăng cuội, vậy mà lại giành được giải thưởng lớn nổi tiếng… Thực ra, những thứ còn bẩn thỉu hơn, thấp kém hơn đâu đâu cũng thấy, do ghê tởm, biến thái quá nên không liệt kê ra đây.

Một số cái gọi là “Nghệ thuật hiện đại” bẩn thỉu ghê tởm, hạ lưu vô sỉ, thực ra đã vượt quá giới hạn chịu đựng tâm lý của nhân loại từ lâu rồi. Một số “nghệ thuật sắp đặt” cực đoan, khán giả xem xong đã phải lập tức đến khám bác sỹ tâm lý, nếu không sẽ bị tâm bệnh. Nhưng ngày nay, không ít trường đại học, học viên phương Tây lấy những thứ này làm môn học chính dạy cho sinh viên, học không đạt thì không được tốt nghiệp, đã rót vào người học vốn đã bị xã hội làm cho ô nhiễm thêm những tư tưởng càng biến dị, để họ sau khi tốt nghiệp, lại đem trở lại xã hội những tư tưởng biến dị này.

Mà loại dị hóa trong giới nghệ thuật hiện đại đã vượt qua tưởng tượng của người thường từ lâu rồi, nói họ đã chà đạp, làm nhục sự tôn nghiêm của nhân loại, thật không ngoa chút nào, nhưng mọi người đã bị ô nhiễm, sau khi hiểu những điều này, cùng lắm thì cũng lấy họ ra làm chuyện cười lúc trà dư tửu hậu mà thôi.

(Còn tiếp)

Theo MinhhueNet